Xuất một số giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính cho công ty cổ phần xây dựng số 6​ (Trang 75 - 85)

Bên cạnh các giải pháp đối với DN để tăng cƣờng hiệu lực quản trị rủi ro tài chính, cũng cần thấy rằng hiện tại, các nhà quản trị đang gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận thông tin tài chính của các đối tác, tiên lƣợng diễn biến chính sách cũng nhƣ việc trao đổi các phƣơng pháp, kỹ năng và kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính DN. Do vậy, để nâng cao hiệu lực quản trị rủi ro tài chính DN, cần có nhiều hoạt động hỗ trợ DN nhƣ: (i) Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính; (ii) Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông chính sách tài chính đối với các DN; (iii) Tiếp tục đẩy mạnh việc minh bạch hóa thông tin tài chính DN, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính DN; (iv) Tổ chức các hoạt động truyền thông về quản trị rủi ro tài chính DN; (v) Tài trợ cho các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tài chính DN với việc gia tăng giá trị DN.

Có thể thấy, tình hình tài chính nội tại của DN, diễn biến môi trƣờng ngành và môi trƣờng vĩ mô đều cho thấy, những dấu hiệu rõ rệt của rủi ro tài chính DN. Tại Việt Nam, đã có những công trình nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ thuận chiều giữa quản trị rủi ro và giá trị DN (Lan, 2015). Mặc dù các dịch vụ tài chính tại Việt Nam đã phát triển khá đa dạng nhƣng nhiều nhà quản trị DN còn xa lạ với các kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính. Không ít nhà quản trị vẫn coi rủi ro tài chính là do sự kém may mắn, hoặc cho rằng rủi ro tài chính không trực tiếp đe dọa DN của mình, cho đến khi DN thực sự có tổn thất do rủi ro tài chính.

Với sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, sự tham gia của giới nghiên cứu, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông và hơn hết là sự chủ động học hỏi không ngừng của các nhà quản trị DN, năng lực quản trị rủi ro tài chính của cộng đồng doanh nhân Việt Nam sẽ từng bƣớc đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu quản trị DN trong bối cảnh môi trƣờng kinh doanh không ngừng biến động.

Ngăn ngừa rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý là những sự kiện khách quan, xảy ra bất ngờ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, bị gây nên bởi yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và yếu tố khách quan từ bên ngoài xảy ra trong quá trình hoạt động.

Rủi ro pháp lý là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi và hệ thống pháp luật đang còn nhiều sự bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, phức tạp...

Để ngăn ngừa rủi ro này khi phân tích rủi ro tài chính của công ty thì bạn phải “nắm trong tay” hệ thống pháp luật tài chính, kế toán và có ý thức tuân thủ pháp luật. Nếu cảm thấy không thể nắm bắt đƣợc hết luật thì phải có một công ty tƣ vấn hỗ trợ. Chỉ cần doanh nghiệp sai phạm và thiếu tuân thủ pháp luật nhƣ chuẩn mực kế toán, quy định về tài chính… cũng có thể gây ra những hậu

quả không lƣờng. Không ít doanh nghiệp còn cố tình vi phạm pháp luật trong quá trình vay vốn, khai báo thuế, lập báo cáo tài chính thiếu chính xác...

Ngăn ngừa rủi ro hệ thống quản lý tài chính

Rủi ro hệ thống quản lý tài chính xảy ra khi các chính sách, quy định, quy trình liên quan trong hệ thống quản lý mâu thuẫn nhau. Do đó muốn ngăn ngừa rủi ro hệ thống quản lý tài chính cần xây dựng, rà soát, hiệu chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tiền, hàng, tài sản, vật tƣ..., bịt kín các lỗ hổng trong các giao dịch, thu, chi, xuất nhập hàng hóa... Những rủi ro liên quan đến con ngƣời có thể đƣợc ngăn ngừa từ khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, giáo dục ý thức kỷ luật, khơi gợi lòng chính trực... song song với các biện pháp kiểm soát quá trình, kiểm soát chéo, kiểm tra đột xuất, định kỳ...

Phát triển năng lực nguồn nhân lực

Nhân lực đƣợc xem là khoản đầu tƣ chiến lƣợc chứ không phải là chi phí, lên kế hoạch cụ thể cho cả tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngành xây dựng sử dụng lực lƣợng lao động từ thô sơ tới lao động cấp cao. Các doanh nghiệp xây dựng giống nhau nhƣng những doanh nghiệp có nhân lực làm việc thực chất, an toàn sẽ tạo dựng đƣợc uy tín trên thị trƣờng. Bởi vậy, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chính là phát triển tài sản con ngƣời. Đây là một giải pháp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp.

Tại CTCPXD Số 6 đang mới chỉ dừng lại ở một bộ phận quản lý hành chính và nhân sự, chƣa tập trung cao để có một Giám đốc chuyên phụ trách nhân sự để có thể chuyên biệt trong công tác phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị. Đây là một số việc cần tiến hành ngay:

- Quyết định tuyển dụng: Đƣợc xem là một trong những quyết định quan trọng nhất của nhà quản lý. Một nhân sự không đƣợc sắp xếp đúng ngƣời đúng việc, công ty hay phòng khối sẽ không thể có kết quả làm việc tốt. Quyết định tuyển dụng tốt sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện hiệu quả của nhân viên, của

nhóm và của toàn bộ công ty. Trái lại quyết định tuyển dụng tồi sẽ kéo năng lực làm việc xuống thấp và gây nhiều tốn kém để điều chỉnh.

- Giữ chân người tài: Khi công ty đã tuyển dụng đƣợc những ngƣời tài năng cho vị trí cần thì công ty đang có mối lợi đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh, vì rất ít công ty thực hiện đƣợc mục tiêu này.

- Duy trì nhân viên theo hướng thị trường: Những công ty lớn thƣờng có sự phân loại nhân viên. Việc đánh giá năng lực thực hiện có thể giúp công ty định đƣợc những nhân viên nào đem lại giá trị cao nhất, tuy nhiên các nỗ lực duy trì nhân viên lại hiếm khi nhắm vào những ngƣời có năng lực cao này. Trên thực tế nhân viên đƣợc khen thƣởng và thăng tiến nếu họ làm việc tốt, nhƣng cơ chế lƣơng thì không có sự khác biệt rõ ràng với những ngƣời cùng làm loại công việc đó cho dù năng suất làm việc của họ lại rất khác biệt. Điều chỉnh công việc theo nhu cầu, đặc biệt là cho những cá nhân và đối tƣợng nhân viên có giá trị trên thị trƣờng.

- Phát triển những nhân viên tài năng: Đào tạo kỹ năng là nền tảng của công việc này. Giúp nhân viên có đƣợc kỹ năng phù hợp với công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ ngày càng cao của lĩnh vực xây dựngcông ty và giúp nhân viên làm chủ đƣợc các kỹ năng cần thiết để phát triển nội bộ công ty.

PHẦN KẾT LUẬN

Trên thực tế, quản trị rủi ro tài chính đều không đƣợc doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức. Cho dù rủi ro trong môi trƣờng kinh doanh luôn rình rập khắp mọi nơi. Rủi ro có thể khách quan bên ngoài hay chủ quan bên trong phát sinh từ nội tại doanh nghiệp. Mọi rủi ro đều gắn liền với khả năng sinh lời.

Trong đó rủi ro tài chính đƣợc coi là trọng yếu, nếu không đƣợc quản trị tốt thì thiệt hại của rủi ro tài chính gây ra sẽ trở thành gánh nặng tài chính cho

doanh nghiệp. Nếu rủi ro quá lớn, không khắc phục đƣợc, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng suy thoái, mất khả năng thanh toán và có thể bị phá sản.

Quản trị rủi ro tài chính là việc vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động trọng yếu giúp doanh nghiệp tránh đƣợc những nguy cơ có thể xảy ra xung quanh. Nhƣ vậy, doanh nghiệp sẽ luôn trong tƣ thế chủ động và bất kỳ lúc nào cũng có thể sẵn sàng đối mặt với các rủi ro tài chính. Rủi ro tài chính tuy có đặc thù riêng, nhƣng có thể nói là bao trùm lên mọi loại rủi ro. Một khi đã biết “đồng tiền đi liền khúc ruột” hay “dòng tiền nhƣ dòng máu” thì rủi ro tài chính là loại rủi ro dễ làm “đứt ruột” và “chảy máu” nhiều nhất. Quản trị rủi ro tài chính là hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ cơ thể doanh nghiệp khỏi những “thƣơng tích” trầm trọng có thể gây “chết ngƣời” trong tích tắc, khác với những rủi ro khác nhƣ bệnh tật có thể kéo dài.

Quản trị rủi ro tài chính là một nội dung khó, có sự ảnh hƣởng nhiều tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng nhƣ ảnh hƣởng tới nhiều con ngƣời trong xã hội, do vậy cần có sự nhận thức là thực hiện một cách nghiêm túc, thƣờng xuyên và hiệu quả.

Luận văn đã đi sâu nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tài chính của CTCPXD Số 6 thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá một cách chi tiết về quản trị rủi ro tài chính. Luận văn đã đi sâu khải thác nội dung quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp xây dựng.

Thứ hai, trong luận văn, tác giả đã tiến hành phân tích báo cáo tài chính cũng nhƣ khảo sát thực tế, phân tích và lƣợng hóa các số liệu thu thập đƣợc từ đó nhận dạng đƣợc thực trạng mà CTCPXD Số 6 đang còn tồn tại về các nguy cơ rủi ro tài chính

Thứ ba, từ những mặt thuận lợi đã phân tích, luận văn đề xuất tiếp tục phát huy hay đƣa ra những giải pháp tối ƣu đối với thực trạng đang tồn tại.

Nhƣ vậy, những mục tiêu quan trọng đề ra đã đƣợc luận văn giải quyết một cách triệt để. Trên cơ sở lý thuyết, đƣa ra quy trình quản trị rủi ro tài chính, các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, hiện đại luận văn đã phân tích đƣợc một số thực trạng và đƣa ra giả pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro về tài chính tại CTCPXD Số 6. Tuy nhiên, việc nghiên cứu quản trị rủi ro tài chính ở CTCPXD Số 6 diễn ra trong thời gian chƣa thực sự dài cũng nhƣ đánh giá đƣợc hết những nhân tố tác động là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận đƣợc sự góp ý quý báu của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Đình Phi (2015), “Tập bài giảng: Quản trị Rủi ro và An ninh doanh nghiệp” – Chƣơng trình đạo tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh Phi truyền thống, Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Phạm Thị Thanh Hòa (2015), “Tập bài giảng: Quản trị rủi ro tài chính ” – Chƣơng trình đạo tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh Phi truyền thống, Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Hƣởng, Bùi Văn Nam, Hoàng Đình Phi, “Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống”, – Chƣơng trình đạo tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh Phi truyền thống, Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014-2016.

4. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2009), Quản trị rủi ro tài chính” NXB Thống kê.

5. Nguyễn Minh Kiều (2009), Quản trị rủi ro tài chính – lý thuyết và bài tập” NXB Thống kê.

6. Nguyễn Văn Tiến, Phạm Hữu Hồng (2014), Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.

7. Vũ Văn Ninh, Phạm Văn Biên (2011) Xây dựng các tiêu chí để kiểm soát rủi ro tài chính đối với các tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam, đề tài cấp bộ.

8. Nguyễn Trọng cơ, Nghiêm Thị Thà (2011) Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp, đề tài cấp bộ

9. Vũ Văn Ninh, Phạm Thị Thanh Hòa (2017) Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp, NXB Hà Nội

10. “QTRR DN thực tế: một cách tiếp cận quá trình kinh doanh” của tác giả Duckert, Gregory H., năm 2011.

11. “Chi phí thực hiện QTRR DN” của Barton Thomas năm 2002

12. “Nền tảng QTRR DN: làm thế nào mà các công ty hàng đầu đánh giá rủi ro, quốc tế rủi ro và chiếm lĩnh đƣợc cơ hội” của Hampton John J. năm 2009. 13. “Những ranh giới mới trong QTRR DN” của David L. Olson, Prof. Desheng Wu (2008).

14. “Những mô hình QTRR DN” của David L. Olson·Desheng Wu (2010). 15. “QTRR DN trong hoạt động xây dựng quốc tế” của Xianbo Zhao, Bon- Gang Hwang, Sui Pheng Low (2015).

16. QTRR DN trong Tài chính Desheng Dash Wu, David L. Olson (2015). 17. John Shortreed., John Hicks., & Lorraine Craig (2003), Basic frameworks for risk management Network for Environmental Risk Assessment and Management’, Journal of Taxion and Accouting, No124, pg 56-67.

18. “Quản trị rủi ro và khủng hoảng” của Đoàn Thị Hồng Vân (2002).

19. “Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu: nguyên tắc và thực hành” của Dƣơng Hữu Hạnh (2009).

20. “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thƣơng” của Nguyễn Anh Tuấn (2006).

21. “Thị trƣờng ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro: quản trị rủi ro tài chính” của Nguyễn Minh Kiều (2008).

22. Florio và cộng sự (2017), “Quản trị rủi ro và kết quả DN: trƣờng hợp nƣớc Ý”.

23. Fábio (2016), “Mô hình đầy đủ về đánh giá quản trị rủi ro DN”.

24. John và cộng sự (2016), “Những thách thức và giải pháp thực hiện quản trị rủi ro DN”.

25. Philip và cộng sự (2014), “Quản lý doanh nghiệp rủi ro: Tổng hợp, phản biện và những định hƣớng nghiên cứu”.

26. Eckles và cộng sự (2014), “Ảnh hƣởng của quản trị rủi ro DN tới chi phí cận biên của việc giảm thiểu rủi ro: Bằng chứng từ ngành bảo hiểm”

27. Lê Thùy Linh (2015), Luận văn Thạc sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội”.

28. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Luận văn Thạc sĩ “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Việt Nga”.

29. Trƣơng Quốc Dũng (2013), Luận văn Thạc sĩ “Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định”. 30. Website: http://tapchitaichinh.vn/ “Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam”

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT

Mã số: ………

Kính gửi anh/chị!

Tôi là Vũ Xuân Trang – Học viên chƣơng trình Đào tạo Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống, Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tài chính cho Công ty Cổ phần Xây dựng Số 6” và mong muốn tìm hiểu thực tiễn vấn

đề để phục vụ cho luận văn của mình. Kính mong anh/chị dành chút thời gian để trả lời cho tôi một số câu hỏi dƣới đây.

Cũng xin lƣu ý rằng những câu trả lời của anh/chị là cơ sở để tôi đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu nên rất mong nhận đƣợc câu trả lời chi tiết và trung thực của anh/chị. Mọi thông tin liên quan sẽ chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu đề tài và sẽ đƣợc bảo mật hoàn toàn.

Câu số 1: Anh/chị vui lòng đánh giá về Khả năng xảy ra của các rủi ro tài

chính sau trong công ty CTCPXD Số 6 của anh/chị?

Vui lòng đánh giá theo mức điểm từ 1 (Hiếm khi xảy ra) cho đến 5 (Rất thƣờng xuyên xảy ra)

TT Các rủi ro Khả năng xảy ra

1. Rủi ro thanh khoản 1 2 3 4 5

2. Rủi ro lãi suất 1 2 3 4 5

3. Rủi ro đòn bẩy tài chính 1 2 3 4 5

4. Rủi ro tín dụng 1 2 3 4 5

Câu số 2: Anh/chị vui lòng đánh giá về Mức độ ảnh hƣởng của các rủi ro sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tài chính cho công ty cổ phần xây dựng số 6​ (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)