Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên

Một phần của tài liệu 334 hoàn thiện công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 68 - 72)

Để có thể khắc phục, cải thiện được những hạn chế nêu trên thì phải biết được nguyên nhân bắt nguồn những hạn chế này là gì. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân cơ bản như:

2.3.3.1 Các nguyên nhân chủ quan

Khả năng ứng dụng CNTT vào trong công tác kiểm tra thuế GTGT còn thấp, thiếu tính hệ thống, đồng bộ. Tại CCT thành phố Hải Dương, chủ yếu là ứng dụng CNTT vào việc đăng ký MST, cấp MST, quản lý tình hình sử dụng đất PNN, quản lý biên lai. Các phần mềm, ứng dụng tuy đã được triển khai sử dụng tại các đội, các phòng để phục vụ cho việc QLT, phân tích rủi ro của NNT nhưng trong quá trình sử dụng, các phần mềm, ứng dụng này thường xuyên gặp trục trặc, bị lỗi. Các ứng dụng này vẫn chưa được cập nhật, nâng cấp thường xuyên để phù hợp với các thay đổi trong các chính sách về thuế. Do việc phân tích rủi ro của các DN vẫn chưa cao, vẫn còn thủ công và lạc hậu nên dẫn đến hiện tượng các đội kiểm tra đôi khi không tìm ra được các vi phạm, các thủ thuật gian lận của DN làm cho công tác kiểm tra thuế GTGT chưa đạt được kết quả cao, số tiền truy thu và phạt thuế còn thấp.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rủi ro của NNT còn bị trùng lặp, thiếu đồng bộ, chưa vận dụng được tối đa các phương pháp quản lý rủi rovào việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, hoạt động của các DN. Việc phân loại các DN đa phần là dựa trên mức độ tuân thủ thuế trong các năm trước của DN, xem xét các số liệu về thuế GTGT do DN tự kê khai chứ chưa dựa vào việc phân tích BCTC, hiệu quả và quy mô kinh doanh, hoạt động của DN vì đội kiểm tra chưa có nhiều cơ sở để xác định. Vậy nên, việc phân loại các DN có mức độ tuân thủ thấp, rủi ro cao để đưa vào danh sách kiểm tra còn lạc hậu, thiếu tính cập nhật phần lớn là dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ kiểm tra nên vẫn còn mang thiên hướng chủ quan.

Nội dung lập kế hoạch kiểm tra vẫn còn sơ sài đây vừa là hạn chế vừa là nguyên nhân dẫn đến việc chất lượng của các cuộc kiểm tra thuế GTGT chưa đạt được hiệu quả cao. Lập kế hoạch kiểm tra là một bước rất quan trọng trong công tác kiểm tra, nó giúp vạch ra con đường đi đúng đắn nhất, hiệu quả nhất. Trong những năm vừa qua, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra tại chi cục đã được chú trọng hơn rất nhiều nhưng

vẫn chưa thực sự chi tiết, khoa học: việc lập kế hoạch nhiều khi vẫn còn mang tính hình thức, mang tính chủ quan của người lập kế hoạch, vẫn rất chung chung, máy móc và dập khuôn.

Tại chi cục hiện nay có một số cán bộ kiểm tra thuế đã lớn tuổi, giàu kinh nghiệm nhưng việc sử dụng, ứng dụng CNTT bị hạn chế, chưa cập nhật nhanh, kịp thời các khía cạnh đổi mới trong chế độ kế toán theo chuẩn mực.

Việc tuyên truyền, hướng dẫn các chính sách, pháp luật về thuế cho NNT còn chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục làm cho hiểu biết, tự giác thực hiện pháp luật của các DN về thuế chưa cao.

2.3.3.2 Các nguyên nhân khách quan

Sự kết hợp giữa CQT với các ban ngành, các cơ quan nhà nước khác vẫn còn lỏng lẻo. Một số vụ án có quy mô lớn, phức tạp về thuế cần có sự kết hợp công an để tiến hành điều tra. Nhưng bộ phận công an nghiệp vụ của họ không chuyên môn về thuế nên kiến thức, hiểu biết về thuế còn bị hạn chế thậm chí là không có làm cho quá trình điều tra gặp bị kéo dài, gián đoạn, kết quả điều tra được thông báo chậm do thời gian kiểm tra bị kéo dài. Sự phối hợp giữa các CCT trong toàn tỉnh về việc đối chiếu, xác minh hóa đơn vẫn còn yếu kém.

Các DN không chịu chủ động tìm hiểu thông tin, quy định về thuế, không cập nhật các chính sách, quy định mới đã được chỉnh sửa, bổ sung nên trình độ hiểu biết về pháp luật của NNT còn bị hạn chế dẫn đến mức độ tuân thủ thấp; người dân sống tại thành phố Hải Dương vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt và khi đi mua hàng hóa không có thói yêu cầu người bán hàng phải xuất hóa đơn cho mình làm cho CQT rất khó có thể kiểm soát; các DN chưa có ý thức tự giác trong việc tính số tiền thuế GTGT mà mình phải nộp, vẫn mang trong mình tư tưởng làm sao để có thể nộp ít thuế nhất hoặc thậm chí là trốn được thuế, cố tình nộp chậm tiền thuế, nộp hồ sơ khai thuế GTGT không đúng thời hạn mặc dù CQT đã nhắc nhở nhiều lần.

Công tác kế toán của các DN nhỏ trên địa bàn thành phố vẫn còn mang tính hình thức dùng để đối phó với CQT, số liệu trên BCTC không đúng với thực tế sản xuất kinh doanh của DN trên thực tế, có hiện tượng một kế toán làm việc cho các DN khác

nhau nên thực hiện hạch toán cho rất nhiều DN dẫn đến việc sai sót, nhầm lẫn, ghi thiếu các nghiệp vụ phát sinh của DN vào sổ kế toán.

Trong khi một số DN hợp tác rất tích cực với đội kiểm tra thì vẫn còn có rất nhiều các DN bất hợp tác, e dè trong việc cung cấp các thông tin cần thiết cho việc kiểm tra hoặc cung cấp các thông tin không chính xác làm cho quá trình kiểm tra gặp nhiều trở ngại do thiếu thông tin. Có trường hợp DN sau khi kiểm tra tiền truy thu thuế, tiền nộp phạt, tiền chậm nộp quá lớn trong khi tình hình tài chính của DN không đáp ứng được dẫn đến không có khả năng đóng tiền cho NSNN mặc dù CQT đã đôn đốc, nhắc nhở sau kiểm tra. Điều này cũng là một trong các nguyên nhân làm cho công tác thực hiện kết quả sau kiểm tra chưa thực sự tốt.

Các thủ tục hành chính về thuế vẫn còn cồng kềnh chưa được nhanh gọn, chưa được thuận tiện cho NNT.

Điều kiện làm việc, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật, trang thiết bị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế, lạc hậu dẫn đến việc đã áp dụng các phần mềm CNTT nhưng liên tục gặp trục trặc, chưa nâng cấp các ứng dụng của ngành một cách thường xuyên để phục vụ cho công tác kiểm tra thuế GTGT một cách tốt nhất.

Các chính sách, quy định về thuế GTGT được ban hành mới, thay đổi, bổ sung liên tục dẫn đến việc chồng chéo, các cán bộ kiểm tra khó nắm bắt, theo kịp được sự thay đổi. Một số quy định về thuế GTGT trong các văn bản pháp luật chưa chặt chẽ, rõ ràng, không thống nhất với nhau gây ra các cuộc tranh cãi trong chính nội bộ đội kiểm tra làm các cán bộ kiểm tra khó thực thi theo được, tranh cãi giữa CQT và NNT, đồng thời tạo ra những kẽ hở cho NNT trong việc lách luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, qua việc đưa ra và phân tích các số liệu ở giai đoạn 2018-2020, trong chương 2 ta đã thấy được thực trạng kiểm tra hồ sơ khai thuế, hoàn thuế thuế GTGT, kiểm tra tình hình sử dụng tuân thủ các quy định về hóa đơn đối với DN tại CCT thành phố Hải Dương. Đồng thời ta cũng rút ra được những đánh giá, nhận xét về công tác kiểm tra đó để thấy được một số kết quả tích cực đáng khích lệ thu được qua công tác kiểm tra. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy trong tương lai thì công tác kiểm tra thuế GTGT tại chi cục cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần phải khắc phục, cải thiện ngay. Nếu các đội kiểm tra không cải thiện những hạn chế đó thì nó sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực, còn tiếp tục gây khó khăn và làm cho công tác kiểm tra không đạt được hiệu quả, độ chính xác cao. Chính vì vậy, cần phải có một số giải pháp để giúp khắc phục được những hạn chế này, làm công tác kiểm tra thuế GTGT đối với DN tại CCT thành phố Hải Dương được hoàn thiện, khoa học hơn trong tương lai.

CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIÊM TRA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐÓI VỚI DOANH

NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHÓ HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu 334 hoàn thiện công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w