Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu 334 hoàn thiện công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 30 - 32)

1.2.2.1 Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế GTGT nói riêng là một công việc đòi hỏi người kiểm tra cần có trình độ, sự hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực như thuế, kế toán,

luật, ... cùng với kĩ năng phân tích, đánh giá, nhạy bén. Cán bộ kiểm tra thuế phải có năng lực chuyên môn thực sự thì mới có thể phát hiện ra hành vi gian lận của NNT, đánh giá đúng mức độ rủi ro và ngăn chặn được việc trốn thuế của NNT. Có trình độ, năng lực, biết cách giao tiếp còn giúp cho các cán bộ thuế biết cách dễ dàng thu được nhiều thuế hơn của NNT mà vẫn nhận được sự đồng tình của NNT.

1.2.2.2 Việc ứng dụng, trang bị các phần mềm, thiết bị CNTT để phục vụ cho công tác kiểm tra

Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tất cả các ngành nghề đều cố gắng áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và ngành thuế cũng tương tự như vậy. Việc sử dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ thông tin vừa giúp các thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ hơn tạo điều kiện cho NNT có thể dễ dàng kê khai, nộp thuế hơn trước vừa góp phần giúp cho việc xếp hạng đánh giá rủi ro của NNT chính xác hơn. Quản lý thông tin của NNT qua các phần mềm là cơ sở giúp chọn đúng được đối tượng cần kiểm tra, dễ dàng quản lý tình hình tuân thủ của NTT để từ đó xác định được phương pháp kiểm tra phù hợp. Thông tin, dữ liệu được cập nhật vào các phầm mềm công nghệ thông tin càng đầy đủ, càng chính xác thì hiệu quả công tác kiểm tra sẽ càng tăng lên. Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động kiểm tra thuế, giúp nhanh chóng phát hiện ra NNT có rủi ro cao về thuế để kịp thời ngăn chặn và xử lý. 1.2.2.3 Số lượng các cán bộ kiểm tra thuế

Công tác kiểm tra thuế có phạm vi rất rộng, phải kiểm tra rất nhiều các cá nhân, DN và khối lượng công việc cũng khá nhiều. Nếu bộ phận kiểm tra thuế có ít nhân lực trong khi có quá nhiều những NNT cần kiểm tra thì sẽ rất khó để có thể kiểm tra hết được những NNT đó và không kịp thời ngăn chặn được các hành vi trốn thuế dẫn đến thất thu cho NSNN. Hơn nữa, số lượng nhân lực trong một đoàn kiểm tra ít thì sẽ không đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm tra, các ý kiến được đưa ra sẽ mang tính chủ quan nhiều hơn. Kiểm tra thuế là một chức năng quan trọng của quản lý thuế, mang lại nguồn thu cho NSNN nên trong những năm gần đây, các cơ quan thuế đều tăng cường nhân lực cho bộ phận kiểm tra để công tác kiểm tra đạt được hiệu quả cao nhất.

1.2.2.4 Việc lên kế hoạch kiểm tra thuế GTGT của đoàn kiểm tra

Ke hoạch kiểm tra được xem như một bộ khung xương giúp định hình, định hướng cho công tác kiểm tra. Một kế hoạch chi tiết, đầy đủ, chính xác là cơ sở để chọn đúng đối tượng kiểm tra, giúp việc kiểm tra đi đúng hướng đem lại hiệu quả cao hơn. 1.1.2.5 Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế

Hiện nay với cơ chế NNT tự khai tính nộp thuế GTGT nói riêng và các loại thuế khác và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai, tính toán số tiền thuế phải nộp. Vì vậy, để quản lý được NNT làm cho cơ chế này vừa có hiệu quả vừa tránh thất thu cho NSNN thì bộ máy cơ quan thuế nên được cải cách, tổ chức theo mô hình chức năng chuyên sâu: tuyên truyền-hỗ trợ, quản lý kê khai, thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế, trong đó chức năng kiểm tra là nhiệm vụ trọng tâm của mô hình chức này. Để giúp cho chức năng kiểm tra thuế đạt được hiệu quả cao, ngành Thuế đã đề ra các chủ trương ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần cho các cán bộ làm công tác kiểm tra thuế đồng thời tăng cường số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế ở mỗi Cục thuế, Chi cục thuế tối thiểu phải đạt 30% tổng số các công chức của đơn vị đó.

Một phần của tài liệu 334 hoàn thiện công tác kiểm tra thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố hải dương (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w