Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Đoan Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 59)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Đoan Hùng

a. Vị trí địa lý

Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, phía Bắc và phía Đông giáp các huyện Yên Sơn và Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 302,4 km²

Đoan Hùng có vị trí giao thông thuận tiện cả về đường bộ và đường thủy: Về giao thông đường thuỷ, khu vực phía Đông Bắc của huyện có đoạn cuối của sông Chảy chảy qua và hợp lưu với sông Lô chảy từ Tuyên Quang về tại thị trấn Đoan Hùng tạo nên một ngã ba sông rồi chảy tiếp về phía Nam của huyện. Về giao thông đường bộ, Đoan Hùng có hai tuyến đường Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ số 2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang và Quốc lộ 70 từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai.

Toàn huyện có 27 xã và 1 thị trấn với tổng số hộ là 29.288 hộ, dân số là 107.675 người có 15 dân tộc sinh sống.

b. Truyền thống lịch sử

Ngày 24/10/1947, tại đoạn sông Lô chảy qua xã Chí Đám gần ngã ba sông Lô - sông Chảy đã diễn ra trận chiến đấu ác liệt của bộ đội chủ lực phối hợp với dân quân du kích địa phương đánh đắm 5 tàu chiến của thực dân

Pháp, tiêu diệt và bắt sống trên 300 tên địch, thu nhiều chiến lợi phẩm lập nên chiến thắng sông Lô lịch sử.

Năm 1952, bộ đội chủ lực cùng nhân dân xã Chân Mộng đã anh dũng chiến đấu tiêu diệt quân viễn chinh Pháp tại Cầu Hai lập nên chiến thắng Chân Mộng -Trạm Thản.

Huyện Đoan Hùng và 5 xã: Chân Mộng, Chí Đám, Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ được Nhà nước phong tặng danh hiệu: "Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Pháp".

c. Những thành tựu về KT- XH tính đến năm 2014

Nền kinh tế của huyện hàng năm đều có sự tăng trưởng chuyển biến tích cực, các lĩnh vực xã hội văn hoá tiếp tục phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự xã hội ổn định. Thế mạnh của Đoan Hùng là phát triển lâm nghiệp như trồng rừng, cây công nghiệp như cây chè, cây ăn quả bưởi, vải, xoài…, khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng: cát sỏi, gạch, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm: Trâu, bò, lợn gà…

Kinh tế duy trì mức tăng trưởng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 7%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp 43,4%, Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp xây dựng 22,9%, Dịch vụ 33,6%. Thu ngân sách hàng năm tăng 16,1%. Độ che phủ rừng đạt 45% diện tích đất tự nhiên. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,26%. Hàng năm có 85% số hộ gia đình, 82% số khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa.Thu nhập bình quân đầu người 25,2 triệu/ năm, Tỷ lệ hộ nghèo 7,7%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)