Bài học kinh nghiệm về hoạt động huy động vốn cho Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 49)

5. Kết cấu của đề tài

1.5.3. Bài học kinh nghiệm về hoạt động huy động vốn cho Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ

Từ những kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng trên, Agribank Đoan Hùng có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

vùng miền, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư.

Hai là, phải đưa ra lãi suất thích hợp, linh hoạt để khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào ngân hàng. Phải áp dụng lãi suất linh hoạt, mềm dẻo để thu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho ngân hàng.

Ba là, thường xuyên nghiên cứu thị trường, đáp ứng nhanh nhậy nhu cầu thị trường. Việc huy động vốn đều phải dựa trên nền tảng tăng cường sử dụng tin học, hiện đại hóa hoạt động của ngân hàng.

Bốn là, phải làm tốt công tác giáo dục nhận thức để mỗi cán bộ ngân hàng xác dịnh được nhiệm vụ huy động vốn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, tuyên truyền vận động tìm kiếm khách hàng gửi tiền, đảm bảo chỉ tiêu huy động vốn được giao. Thực hiện tốt cơ chế khen thưởng về công tác huy động vốn, tổng kết và khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu huy động vốn để kích thích cán bộ hăng hái làm tốt công tác huy động vốn.

Năm là, đa dạng kênh phân phối và phát triển hệ thống kênh phân phối ngân hàng hiện đại. Việc làm này giúp mở rộng mạng lưới của ngân hàng, giúp cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp ngân hàng nắm bắt kịp thời những nhu cầu, mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp làm hài lòng khách hàng.

Sáu là, làm tốt công tác khách hàng xây dựng mối quan hệ tốt với các khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng mở tài khoản, thực hiện tốt văn hóa giao tiếp, đổi mới phong cách phục vụ tạo sự thiện cảm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, tạo niềm tin và xây dựng một lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho ngân hàng.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu

Để giải quyết được nội dung nghiên cứu đề tài, chính là viê ̣c phải trả lời những câu hỏi sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn của ngân hàng thương mại như thế nào?

- Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ ra sao, đạt được kết quả gì? Tồn tại và nguyên nhân?

- Giải pháp nào để tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: các loại sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố và các Website của ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu; các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động huy động vốn của Agribank Đoan Hùng qua 3 năm (2012- 2014); các văn bản, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có liên quan…

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc sử dụng phiếu điều tra ý kiến khách hàng đối với khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại trụ sở chính Agribank Đoan Hùng và một số phòng giao dịch trên địa bàn để đo lường sự hài lòng và các đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của Agribank Đoan Hùng. Dự kiến cụ thể như sau:

* Đối tượng, loại hình khách hàng điều tra: Điều tra 05 loại nhóm khách hàng phổ biến tại Agribank Đoan Hùng:

Khách hàng là cán bộ công chức nhà nước Khách hàng là các hộ kinh doanh

Khách hàng là người làm nông nghiệp

Khách hàng là cán bộ hưu trí, người cao tuổi

Khách hàng khác: Công nhân, người nội trợ, công việc tự do… * Xây dựng thang đo:

Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong đo lường các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại Agribank Đoan Hùng.

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý Bậc 4: Đồng ý

Bậc 3: Không ý kiến Bậc 2: Không đồng ý

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý

Với các yếu tố về đặc điểm cá nhân: Sử dụng thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, tình trạng hôn nhân trình độ văn hóa của người của người trả lời.

* Thiết kế bảng câu hỏi:

Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người được hỏi trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có 8 bước cơ bản sau đây để thiết kế một bảng câu hỏi:

Xác định các dữ liệu cần tìm: Khi thiết kế bảng câu hỏi phải dựa vào mục tiêu và phương pháp nghiên cứu; xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu, nội dung, và các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó. Ở đây là đo lường các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại Agribank Đoan Hùng.

Xác định phương pháp thu thập dữ liệu: sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng thư, người nghiên cứu đặt câu hỏi hết sức đơn giản và có những chỉ dẫn về cách trả lời thật rõ ràng chi tiết.

Đánh giá nội dung bảng câu hỏi: Nội dung các câu hỏi xoay quanh việc thu thập thông tin về thực tế hoạt động huy động vốn của ngân hàng, một số dữ liệu căn bản về cá nhân đối tượng nghiên cứu để phân loại, thông tin liên lạc và tìm kiếm các biến số liên quan.

Chọn dạng cho câu hỏi: Có nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi, ở đề tài này người nghiên cứu sử dụng câu hỏi dạng bậc thang: Áp dụng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và đánh dấu vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình.

Xác định từ ngữ phù hợp cho bảng câu hỏi

Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Sắp xếp các câu hỏi theo trình tự câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một dòng tư tưởng liên tục. Một vấn đề lớn được phân ra nhiều vấn đề nhỏ. Cấu trúc bảng câu hỏi bao gồm 5 phần:

Phần mở đầu: Giải thích lý do, có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn.

Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định đối tượng được phỏng vấn. Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới.

Câu hỏi đặc thù: Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu.

Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,..)

Thiết kế và trình bày bảng câu hỏi:Bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang giấy A4, với cấu trúc như ở phần phụ lục đã trình bày và được gửi kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.

Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế, bảng hỏi được gửi trước cho 30 khách hàng để xin ý kiến và hiệu chỉnh bảng hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.

* Cách thức chọn mẫu:

Đến 31/12/2014, tại Agribank Đoan Hùng bao gồm trụ sở chính và 02 phòng giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch Tây Cốc, phòng giao dịch Chân Mộng.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ

STT Địa điểm Số lượng khách

hàng(người) Tỷ lệ/Tổng số lượng khách hàng 1 Trụ sở chính 13.921 54,5 2 Phòng giao dịch Tây Cốc 6.524 25,5 3 Phòng giao dịch Chân Mộng 5.085 20 Tổng cộng 25.530 100

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 Agribank Đoan Hùng)

Chọn điểm điều tra: Chọn mẫu điển hình tại 3 khu vực gồm Trụ sở chính, phòng giao dịch Tây Cốc, phòng giao dịch Chân Mộng.

Chọn khách hàng điều tra: Tại mỗi khu vực chọn ra các khách hàng để điều tra theo đối tượng khách hàng: Khách hàng là cán bộ công chức nhà nước, khách hàng là các hộ kinh doanh, khách hàng là người làm nông nghiệp, khách hàng là cán bộ hưu trí, người cao tuổi, khách hàng khác ( công nhân, người nội trợ, công việc tự do…)

Số lượng điều tra: Theo công thức tính toán của Slovin N

n =

( 1 + N * e2 )

Trong đó: n là kích thước mẫu (Số lượng khách hàng cần điều tra). N là kích thước mẫu tổng thể ( 25.530 khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn). e là sai số mô hình (với độ tin cậy 95% thì sai số mô hình là 5%)

Ta có :

N 25.530

n = = = 393,8 = 394 ( 1 + N * e2 ) (1+ 25.530 x 0,052)

Để tăng chính chính xác của tài liệu điều tra, xác định quy mô số khách hàng điều tra là 395 khách hàng. Mẫu nghiên cứu được phân tổ điều tra như sau: Tại 2 phòng giao dịch, mỗi phòng lấy ra 100 mẫu, theo 5 nhóm đối tượng khách hàng: cán bộ công chức nhà nước, hộ kinh doanh, người làm nông nghiệp, cán bộ hưu trí, khách hàng khác ( công nhân, người nội trợ, công việc tự do…) ( 20 mẫu/nhóm). Tại trụ sở chính lấy ra 195 mẫu,theo 5 nhóm đối tượng khách hàng ( 39 mẫu/nhóm).

Phương pháp chọn mẫu: các khách hàng được chọn để điều tra từ nhóm đối tượng theo phương pháp phi ngẫu nhiên.

Bảng 2.2. Phân bổ số lượng phiếu điều tra theo khu vực

STT Địa điểm Số lượng khách

hàng (người) Số phiếu điều tra 1 Trụ sở chính 13.921 195 2 Phòng giao dịch Tây Cốc 6.524 100 3 Phòng giao dịch Chân Mộng 5.085 100 Tổng cộng 25.530 395

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá, phân tổ để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được sử dụng để tính các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, từ đó được lập thành các bảng số liệu, các biểu đồ… để phân tích.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này phân tích dựa trên các số liệu thống kê về tình hình biến động của hoạt động huy động vốn, từ đó đưa ra những đánh giá nhận định về xu hướng biến động cũng như phát triển của Agribank Đoan Hùng trong thời gian qua.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Các dữ liệu phân tích sẽ được so sánh giữa các năm, các giai đoạn hay các thời kỳ khác nhau để thấy rõ nội dung của vấn đề nghiên cứu.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích ý kiến khách hàng

Thông qua việc phân tích các thông tin thu được từ các phiếu điều tra để thấy rõ đánh giá của khách hàng về mức độ phục vụ của Agribank Đoan Hùng trong hoạt động huy động vốn theo mức độ tin cậy, năng lực phục vụ, mức độ đáp ứng, cơ sở vật chất…

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn qua các năm

Tỷ lệ tăng trưởng Tổng nguồn vốn huy động kỳ báo cáo vốn huy động Tổng vốn huy động kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết sự mở rộng về quy mô của hoạt động huy động vốn và phản ánh sự biến động của nguồn vốn. Vốn huy động càng tăng trưởng về số lượng sẽ đáp ứng các nhu cầu về thanh toán, tín dụng cũng như mở rộng quy mô các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

*Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động

Vốn huy động có kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn = Tổng vốn huy động Vốn huy động không kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn = Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động. Dựa vào chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh cơ cấu vốn huy động tại các thời điểm khác nhau. Từ đó để đưa các giải pháp phù hợp trong việc cân đối nguồn vốn cho mở rộng tín dụng ngắn hạn hay trung dài hạn.

- Vốn huy động / Vốnchủ sở hữu: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có. Nó phản ảnh khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của ngân hàng.

- Vốn huy động / Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn.

- Vốn huy động/ Dư nợ: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của các ngân hàng để phục vụ cho vay.

* Chi phí huy động vốn

- Chi phí huy động vốn = Chi phí trả lãi cho nguồn huy động + chi phí huy động khác

- Tỷ lệ chi phí huy động vốn = Chi phí huy động vốn / Tổng chi phí Chỉ tiêu này đánh giá chi phí của ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn so với tổng chi phí hoạt động.

- Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ Lãi suất bình

quân nguồn vốn huy động

trong kỳ

=

Số dư bình quân nguồn vốn huy động loại i x

Lãi suất bình quân nguồn vốn huy động loại i

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tổng nguồn vốn huy động

*Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế - Khả năng sinh lời của vốn huy động =

Vốn huy động Tổng doanh thu

- Vòng quay huy động vốn =

Tổng vốn huy động

Vòng quay huy động vốn càng lớn cho thấy ngân hàng sử dụng vốn càng hiệu quả; một mặt nữa phản ánh kỳ hạn các khoản vay và gửi tiền tại ngân hàng là các kỳ hạn ngắn.

Chương 3

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng

a. Vị trí địa lý

Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, phía Bắc và phía Đông giáp các huyện Yên Sơn và Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 302,4 km²

Đoan Hùng có vị trí giao thông thuận tiện cả về đường bộ và đường thủy: Về giao thông đường thuỷ, khu vực phía Đông Bắc của huyện có đoạn cuối của sông Chảy chảy qua và hợp lưu với sông Lô chảy từ Tuyên Quang về tại thị trấn Đoan Hùng tạo nên một ngã ba sông rồi chảy tiếp về phía Nam của huyện. Về giao thông đường bộ, Đoan Hùng có hai tuyến đường Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ số 2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang và Quốc lộ 70 từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai.

Toàn huyện có 27 xã và 1 thị trấn với tổng số hộ là 29.288 hộ, dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 49)