5. Kết cấu của đề tài
1.3.1. Vai trò của hoạt động huy động vốn
1.3.1.1. Đối với nền kinh tế
Hoạt động huy động vốn giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng.
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế xã hội, giúp tăng vốn để phát triển nền kinh tế, phân bổ nguồn lực tài chính. Giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ kỳ phiếu, trái phiếu trở thành hàng hóa trên thị trường chứng khoán.
Huy động vốn góp phần thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ quốc gia. Hoạt động huy động vốn qua Ngân hàng thương mại góp phần điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát được lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Ngân hàng thương mại thực hiện được vai trò đó thông qua việc điều chỉnh lượng tiền tham gia vào quá trình lưu thông. Khi nền kinh tế lạm phát để kiểm soát lạm phát thông qua nghiệp vụ tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút tiền trong nền kinh tế để giảm lượng lưu thông, giảm lượng cung tiền. Ngoài ra, Ngân hàng
cung cấp một lượng vốn tín dụng lớn đáp ứng các khoản chi tiêu và đầu tư của chính phủ cho các dự án về sản xuất kinh doanh và những dự án thực hiện chính sách xã hội, bù đắp những sự thiếu hụt tạm thời của ngân sách thông qua hình thức vay nợ giữa ngân sách với Ngân hàng.
Giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, từ đó làm giảm các chi phí kiểm đếm, bảo quản,…
1.3.1.2. Đối với khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường thì hầu như ai cũng muốn đồng vốn của mình đều phải sinh lời. Những người có vốn tạm thời nhàn rỗi sẵn sàng cho vay số tiền đó của mình nếu biết có người cần vay và có đủ độ tin tưởng. Công tác huy động vốn của NHTM cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư và tiết kiệm nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai.
Thông qua Ngân hàng mà góp phần giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả vốn, làm cho lượng tiền để nhàn rỗi giảm tối đa cần thiết, là nơi để khách hàng cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi an toàn nhất. Đảm bảo an toàn trong việc nắm giữ tài sản của khách hàng, giảm thiểu chi phí giao dịch. Qua đó, giúp khách hàng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ khác của ngân hàng, mang đến những tiện ích trong thanh toán, đảm bảo an toàn và tốc độ trong thanh toán. Ngoài ra khách hàng còn được bảo hiểm tiền gửi của mình.
1.3.1.3. Đối với ngân hàng thương mại
a. Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn, vốn quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Khác với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, hoạt động của ngân hàng có những đặc trưng riêng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn
dài hạn). Quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng được mã hoá bằng công thức T-T’, trong đó T là nguồn vốn bỏ ra ban đầu, T’ là nguồn vốn thu về sau một quá trình đầu tư, tiến hành hoạt động kinh doanh: T’>T. Từ công thức này, có thể khẳng định ngân hàng nào trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong cạnh tranh.
Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nếu thiếu vốn NHTM không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vì thế những ngân hàng có vốn lớn sẽ có thế mạnh trong kinh doanh. Vốn là điểm xuất phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Vì vậy, ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ) theo quy định thì ngân hàng luôn phải chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
b. Vốn quyết định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NHTM
Các nguồn vốn huy động được sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng hoạt động của ngân hàng. Nếu nguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của ngân hàng. Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn này.
Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Cụ thể, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào với chi phí thấp có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại, với quy mô hạn chế và chi phí cao thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Chi phí huy động vốn của ngân hàng liên quan chặt chẽ với lãi suất tiền gửi các loại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm các loại và lãi suất các công cụ nợ do ngân hàng phát hành.
Nguồn vốn huy động không những giúp cho ngân hàng bù đắp được thiếu hụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh mà thông qua huy động vốn, ngân hàng nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có căn cứ để xác định
mức vốn đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó hoặc có thể phát hiện kịp thời tệ tham ô, trốn thuế, lừa đảo của các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng. Từ đó có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Cơ cấu nguồn vốn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu cho vay của NHTM. Vốn tự có của ngân hàng chỉ phát sinh khi nhu cầu thanh toán tín dụng cấp bách còn ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn huy động được. Nếu một ngân hàng huy động được vốn trung và dài hạn thì có thể mở rộng nghiệp vụ tín dụng đầu tư dài hạn. Nhưng hiện nay việc huy động vốn trung và dài hạn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế nên một ngân hàng có thể dùng vốn hoạt động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhưng không được vượt quá một tỷ lệ nhất định vì điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay, hay nguồn vốn ngân hàng huy động được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay. Nên công tác huy động vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng.
c. Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường
Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường.Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Vì vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của ngân
hàng nói riêng. Với khả năng huy động vốn cao, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thị trường.
d. Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn. Với ngân hàng vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Với mỗi ngân hàng quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, trình độ công nghệ hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng về vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời hạn, lãi suất cho vay. Do đó, có tiềm lực về vốn lớn ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó giúp ngân hàng kinh doanh đa năng trên thị trường, phân tán rủi ro, tạo thêm vốn cho ngân hàng và khi đó, tất yếu trên thương trường sức cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên
Kết luận: Vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn vốn một cách ổn định cả về vốn huy động và vốn tự có.
Tài liệu PDF
Tài liệu EPUB