Sự cần thiết và phương hướng tăng cường huy động vốn của ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Sự cần thiết và phương hướng tăng cường huy động vốn của ngân

hàng thương mại

Mỗi một ngân hàng muốn tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc, cần thiết phải nâng cao chất lượng quản trị hoạt động. Huy động vốn, một trong những hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Tăng cường huy động vốn tại NHTM không chỉ đáp ứng vốn cho nền kinh tế mà còn giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được an toàn và hiệu quả hơn.

Hoạt động của ngân hàng ngày càng đa dạng, quy mô của ngân hàng ngày càng được mở rộng, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng phong phú, đa dạng, có nhiều chi nhánh, nhiều ngân hàng được thành lập. Tăng vốn tự có để mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị, góp vốn liên doanh, vốn tự có của ngân hàng là căn cứ để giới hạn các hoạt động kinh doanh tiền tệ bao gồm cả hoạt động tín dụng. Việc quy định tỷ lệ cho vay, tỷ lệ huy động vốn trên vốn tự có của NHTW thể hiện vai trò quản lý, điều tiết thị trường của nhà nước, để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Tăng cường huy động vốn làm cho quy mô vốn của ngân hàng tăng lên để ngân hàng tổ chức các hoạt động kinh doanh, quyết định đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng và các hoạt động khác của NHTM.

Quy mô vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mô vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan trọng. Không thể nói đến chất lượng huy động vốn tốt nếu việc huy động không đáp ứng được nhu cầu về khối lượng vốn kinh doanh. Khối lượng vốn phải đạt tới qui mô nhất định theo kế hoạch huy động của Ngân hàng. Để thực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hoà các yếu tố khác như lãi suất, chính sách Marketing khách hàng, các hình thức huy động vốn, uy tín của khách hàng…

Tuy nhiên, không phải cứ có nguồn vốn lớn đã là tốt, nó cần phải phù hợp với qui mô hoạt động của Ngân hàng, mức vốn tự có, khả năng cho vay và đầu tư của Ngân hàng… Hơn nữa, việc mở rộng hoạt động chỉ thực sự an toàn khi nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trưởng ổn định. Nếu qui mô vốn hiện tại lớn nhưng Ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán được xu hướng của các dòng tiền gửi vào và rút ra trong giai đoạn tiếp theo thì sẽ rất khó khăn trong việc cho vay đầu tư và mất đi sự chủ động của mình.

Áp lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn, nhất là khi nước ta đã gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài có quy mô vốn lớn đã và

đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam; trong khi các ngân hàng trong nước còn hạn chế về vốn, trình độ quản lý và cả về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, tăng vốn góp phần làm cho quy mô của các ngân hàng tăng lên, không chỉ đáp ứng được những yêu cầu quản lý của NHNN, của Chính phủ khi mà vấn đề kiểm soát hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên chặt chẽ hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế mà còn giúp ngân hàng trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và gia tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, nâng cao năng lực tài chính, công nghệ của các ngân hàng trong nước với các ngân hàng thương mại trong khu vực.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 38 - 40)