Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 51 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: các loại sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố và các Website của ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu; các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động huy động vốn của Agribank Đoan Hùng qua 3 năm (2012- 2014); các văn bản, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có liên quan…

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc sử dụng phiếu điều tra ý kiến khách hàng đối với khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại trụ sở chính Agribank Đoan Hùng và một số phòng giao dịch trên địa bàn để đo lường sự hài lòng và các đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của Agribank Đoan Hùng. Dự kiến cụ thể như sau:

* Đối tượng, loại hình khách hàng điều tra: Điều tra 05 loại nhóm khách hàng phổ biến tại Agribank Đoan Hùng:

Khách hàng là cán bộ công chức nhà nước Khách hàng là các hộ kinh doanh

Khách hàng là người làm nông nghiệp

Khách hàng là cán bộ hưu trí, người cao tuổi

Khách hàng khác: Công nhân, người nội trợ, công việc tự do… * Xây dựng thang đo:

Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc trong đo lường các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại Agribank Đoan Hùng.

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý Bậc 4: Đồng ý

Bậc 3: Không ý kiến Bậc 2: Không đồng ý

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý

Với các yếu tố về đặc điểm cá nhân: Sử dụng thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, tình trạng hôn nhân trình độ văn hóa của người của người trả lời.

* Thiết kế bảng câu hỏi:

Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo một logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người được hỏi trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Thông thường có 8 bước cơ bản sau đây để thiết kế một bảng câu hỏi:

Xác định các dữ liệu cần tìm: Khi thiết kế bảng câu hỏi phải dựa vào mục tiêu và phương pháp nghiên cứu; xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu, nội dung, và các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó. Ở đây là đo lường các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại Agribank Đoan Hùng.

Xác định phương pháp thu thập dữ liệu: sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng thư, người nghiên cứu đặt câu hỏi hết sức đơn giản và có những chỉ dẫn về cách trả lời thật rõ ràng chi tiết.

Đánh giá nội dung bảng câu hỏi: Nội dung các câu hỏi xoay quanh việc thu thập thông tin về thực tế hoạt động huy động vốn của ngân hàng, một số dữ liệu căn bản về cá nhân đối tượng nghiên cứu để phân loại, thông tin liên lạc và tìm kiếm các biến số liên quan.

Chọn dạng cho câu hỏi: Có nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi, ở đề tài này người nghiên cứu sử dụng câu hỏi dạng bậc thang: Áp dụng thang đo thứ tự Likert với 5 mức thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và đánh dấu vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình.

Xác định từ ngữ phù hợp cho bảng câu hỏi

Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Sắp xếp các câu hỏi theo trình tự câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một dòng tư tưởng liên tục. Một vấn đề lớn được phân ra nhiều vấn đề nhỏ. Cấu trúc bảng câu hỏi bao gồm 5 phần:

Phần mở đầu: Giải thích lý do, có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn.

Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định đối tượng được phỏng vấn. Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới.

Câu hỏi đặc thù: Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu.

Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,..)

Thiết kế và trình bày bảng câu hỏi:Bảng hỏi được thiết kế trình bày trên 4 trang giấy A4, với cấu trúc như ở phần phụ lục đã trình bày và được gửi kèm qua thư điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lưu trữ và thống kê.

Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế, bảng hỏi được gửi trước cho 30 khách hàng để xin ý kiến và hiệu chỉnh bảng hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.

* Cách thức chọn mẫu:

Đến 31/12/2014, tại Agribank Đoan Hùng bao gồm trụ sở chính và 02 phòng giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch Tây Cốc, phòng giao dịch Chân Mộng.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ

STT Địa điểm Số lượng khách

hàng(người) Tỷ lệ/Tổng số lượng khách hàng 1 Trụ sở chính 13.921 54,5 2 Phòng giao dịch Tây Cốc 6.524 25,5 3 Phòng giao dịch Chân Mộng 5.085 20 Tổng cộng 25.530 100

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 Agribank Đoan Hùng)

Chọn điểm điều tra: Chọn mẫu điển hình tại 3 khu vực gồm Trụ sở chính, phòng giao dịch Tây Cốc, phòng giao dịch Chân Mộng.

Chọn khách hàng điều tra: Tại mỗi khu vực chọn ra các khách hàng để điều tra theo đối tượng khách hàng: Khách hàng là cán bộ công chức nhà nước, khách hàng là các hộ kinh doanh, khách hàng là người làm nông nghiệp, khách hàng là cán bộ hưu trí, người cao tuổi, khách hàng khác ( công nhân, người nội trợ, công việc tự do…)

Số lượng điều tra: Theo công thức tính toán của Slovin N

n =

( 1 + N * e2 )

Trong đó: n là kích thước mẫu (Số lượng khách hàng cần điều tra). N là kích thước mẫu tổng thể ( 25.530 khách hàng sử dụng dịch vụ huy động vốn). e là sai số mô hình (với độ tin cậy 95% thì sai số mô hình là 5%)

Ta có :

N 25.530

n = = = 393,8 = 394 ( 1 + N * e2 ) (1+ 25.530 x 0,052)

Để tăng chính chính xác của tài liệu điều tra, xác định quy mô số khách hàng điều tra là 395 khách hàng. Mẫu nghiên cứu được phân tổ điều tra như sau: Tại 2 phòng giao dịch, mỗi phòng lấy ra 100 mẫu, theo 5 nhóm đối tượng khách hàng: cán bộ công chức nhà nước, hộ kinh doanh, người làm nông nghiệp, cán bộ hưu trí, khách hàng khác ( công nhân, người nội trợ, công việc tự do…) ( 20 mẫu/nhóm). Tại trụ sở chính lấy ra 195 mẫu,theo 5 nhóm đối tượng khách hàng ( 39 mẫu/nhóm).

Phương pháp chọn mẫu: các khách hàng được chọn để điều tra từ nhóm đối tượng theo phương pháp phi ngẫu nhiên.

Bảng 2.2. Phân bổ số lượng phiếu điều tra theo khu vực

STT Địa điểm Số lượng khách

hàng (người) Số phiếu điều tra 1 Trụ sở chính 13.921 195 2 Phòng giao dịch Tây Cốc 6.524 100 3 Phòng giao dịch Chân Mộng 5.085 100 Tổng cộng 25.530 395

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ​ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)