Ảnh hưởng tới nền kinh tế

Một phần của tài liệu 266 gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền trung việt nam một số tình huống nghiên cứu và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 29)

a. Ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô

Gian lận thương mại được coi là một trong những nguyên nhân chính gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia. Nó làm suy yếu các ngành công nghiệp, nền sản xuất địa phương, không khuyến khích hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra ở phần lớn các nước đang phát triển là tồn tại một nền kinh tế ngầm song hành với các hoạt động kinh tế chính thức. Và thực sự điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, gây cản trở và làm lệch hướng đối với chiến lược phát triển các ngành sản xuất trong nước. Hoạt động gian lận thương mại thường diễn ra với những hàng hóa có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế về giá thấp hơn đối với hàng hóa sản xuất trong nước hoặc hàng nhập khẩu chính ngạch. Một trong những mục đích quan trọng nhất thôi thúc các đối tượng thực hiện hành vi gian lận thương mại đó là “trốn thuế”.

Khi các hành vi trốn thuế xuất nhập khẩu thông qua hoạt động gian lận thương mại diễn ra sẽ tác động lên sức tiêu thụ và tính cạnh tranh của hàng hóa này trên thị trường. Điều đó có nghĩa rằng sự cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa ngoại nhập đang bị phá vỡ. Trong khi tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều đóng thuế xuất nhập khẩu, thì giá trị thuế phải nộp sẽ được đưa vào chi phí kinh doanh, và giá trị thuế là giống nhau với những doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng. Trong khi đó

các hàng hóa nhập lậu - một sản phẩm của hành vi gian lận thương mại, trốn thuế lại ngang nhiên tồn tại trên thị trường và cạnh tranh trực tiếp với hàng được bảo hộ, gây thiệt hại cho doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật. Thông qua việc trốn được thuế, giá của hàng hóa sẽ trở nên rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nội địa cùng chủng loại. Với mức giá thấp và chất lượng có thể tốt hơn do được chuyên môn hóa sẽ làm cho hàng hóa “trốn thuế” này trở nên dễ dàng tiêu thụ. Từ đó, lấn át hàng hóa nội địa. Như vậy, nó không chỉ phá vỡ bình ổn giá cả, sự công bằng trong cạnh tranh mà nó còn làm cho một số ngành sản xuất trong nước trở nên bị đình trệ.

Một tác hại khác của gian lận thương mại đối với nền kinh tế vĩ mô là làm cho nền kinh tế của quốc gia trên thế giới thất thu một lượng thuế lớn, gây ảnh hưởng đến quá trình tích lũy vốn của quốc gia đó trong việc tiến hành cân đối thu chi ngân sách và công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Thất thu thuế đồng nghĩa với việc mất đi một phần nguồn thu của chính phủ. Điều này khiến cho các quốc gia khó khăn trong việc đưa ra các chính sách để phát triển nền kinh tế vĩ mô, cải thiện đời sống, an sinh xã hội cho đất nước.

b. Ảnh hưởng đến kinh tế vi mô

Tác động của gian lận thương mại lên nền kinh tế quốc gia không chỉ là về mặt vĩ mô mà đối với góc độ vi mô, sức ảnh hưởng của nó cũng không hề kém nghiêm trọng. Tác động của việc hàng nhập lậu giá rẻ, chất lượng tốt làm cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tương tự tại thị trường nội địa đứng trước nguy cơ doanh số giảm sút, vốn tồn đọng và có thể dẫn đến phá sản. Đó là xét về hành vi gian lận thương mại mặt hàng có chất lượng tốt, có năng lực cạnh tranh hơn hàng sản xuất trong nước. Còn với việc nhập lậu những mặt hàng chất lượng kém thì nó sẽ tác động khôn lường đến nền sản xuất trong nước. Khi những mặt hàng kém chất lượng này thông qua gian lận thương mại được tuồn vào nội địa, đất nước đó sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa đặc biệt là những hàng hóa dư thừa, ế ẩm từ các nước khác. Không chỉ có thế, khi số lượng hàng hóa bị trà trộn, thì chất lượng hàng hóa bị đánh đồng, đó sẽ là một khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước khi họ muốn sản xuất mặt hàng tương tự.

Một phần của tài liệu 266 gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền trung việt nam một số tình huống nghiên cứu và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w