g cát
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ
3.4.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Pháp luật là một trong những công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội nói chung và là một công cụ để chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả. Luật pháp chính là căn cứ để bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm, tuy nhiên hệ thống pháp luật của ta hiện nay quy định về hoạt động phòng chống, xử phạt hành vi gian lận thương mại vẫn chưa được đầy đủ rõ ràng, còn tạo ra nhiều khe hở cả trong quy định lẫn xử lý, cơ sở pháp lý còn thiếu, chưa thống nhất và đồng bộ. Nhiều văn bản pháp qui đã được sử dụng từ lâu bộc lộ nhiều thiếu sót thậm chí không còn phù hợp trong điều kiện hiện tại vẫn đang được sử dụng và chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Một số văn bản của một số cơ quan còn chồng chéo nhau, chưa được qui định cụ thể rõ ràng hoặc có sự mâu thuẫn chồng chéo nhau gây khó khăn cho người thừa hành cũng như xảy ra các tệ quan liêu tham nhũng hối lộ, tuỳ tiện trong sử dụng, chủ quan duy ý chí trong các công tác điều tra lẫn xử lý. Bên cạnh đó, việc xác định hành vi buôn bán trái phép qua biên giới là nguy hiểm "đáng kể" hay "không đáng kể" trong thực tế không chỉ phụ thuộc rất nhiều vào giá trị kinh tế của hàng hoá buôn lậu, mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào việc xem xét đánh giá tổng hợp các yếu tố chủ quan, khách quan của tội phạm và điều kiện kinh tế, chính trị xã hội nơi xảy ra tội phạm.
3.4.1.2. Cải cách thủ tục hành chính và các chính sách thuế quan
Đối với một quốc gia có những thủ tục hành chính cầu kỳ, phức tạp tốn thời gian sẽ là lí do để các hành vi gian lận thương mại được thực hiện tại các khu vực vùng biên. Vì vậy cần cải cách các thủ tục nhanh gọn, tiện lợi đồng thời nâng cao ý thức cho các cán bộ nhân viên hỗ trợ khách hàng hết mình, xử lý nghiêm những hành vi vòi tiền, gây khó khăn trong các bước làm thủ tục để tham nhũng. Bên cạnh đó, các chính sách thuế cũng là một yếu tố dẫn đến gian lận thương mại. Việc áp thuế suất xuất, nhập khẩu cao nhằm bảo hộ các ngành nội địa và hạn chế tiêu dùng những mặt hàng không khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên đây là rào cản lớn đối với những người muốn kinh doanh theo
ra các mức thuế suất hợp lí để vừa đảm bảo kinh tế vừa có tính khuyến khích người kinh doanh làm việc theo luật pháp.
3.4.1.3. Tuyên truyền giáo dục nhận thức và nâng cao đời sống cho
nhân dân địa
phương, đặc biệt là cư dân vùng biên giới
Phòng chống gian lận thương mại khu vực biên giới không chỉ là cuộc chiến của riêng nhà nước mà còn cần đến sự đồng lòng, giúp đỡ của đông đảo quần chúng nhân dân đặc biệt là những cư dân sinh sống tại khu vực biên giới. Dân trí kém, đời sống thiếu thốn khó khăn chính là nguyên do đồng bào ta trở thành con mồi của bọn tội phạm để chúng lợi dụng. Cần tích cực thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến đời sống của khu vực này, tạo ra công ăn việc làm cho họ để tăng tình cảm giữa nhân dân và nhà nước, không để họ đi vào con đường sai trái và từ đó giúp đỡ cán bộ chức năng năng, trở thành cánh tay đắc lực.
3.4.1.4. Tăng cường phối hợp giữa cán bộ trong ngành và xây
dựng lực lượng phòng
chống gian lận thương mại vững mạnh
Cần tăng cường phối hợp điều tra giữa các cơ quan cấp trên và cơ quan cấp dưới. Trước hết cần phải chủ động phối hợp thực hiện tốt các nội dung quy chế hợp tác đã ký kết với Bộ đội biên phòng, Tổng cục cảnh sát quy chế hợp tác với lực lượng Quản lý thị trường. Phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trên từng tuyến, từng địa bàn; phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể trong phối hợp sử dụng lực lượng, phương tiện. Thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại: Tình hình bắt giữ, xử lý, phương thức thủ đoạn cần lưu ý, đối tượng - mặt hàng trọng điểm, dự báo, đánh giá xu hướng vi phạm dựa trên phân tích biến động của tình hình thị trường. Trên cơ sở đó sẽ giúp các cơ quan chức năng tập hợp, phân tích về những nguyên nhân, những yếu tố khách quan và chủ quan tạo điều kiện hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại làm căn cứ xây dựng phương án phòng ngừa có hiệu quả.
3.4.1.5. Hợp tác với các quốc gia láng giềng để tăng cường mạng
lướt phòng chống
gian lận thương mại khu vực biên giới
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, xu thế hợp tác hoạt động là nhu cầu bức thiết bởi gian lận thương mại gây ra những thiệt hại về nhiều mặt cho các nước láng giềng không hề thua kém những thiệt hại gây ra cho đất nước ta. Cần duy trì và tiếp tục phát triển kênh trao đổi trao đổi thông tin tác nghiệp phục vụ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại giữa các quốc gia láng giềng. Tranh thủ đề nghị các nước hỗ trợ tập huấn, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại để nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức điều hành. Chủ động kết nối với Tổ chức biên phòng các nước, vùng lãnh thổ khác để xúc tiến và nâng tầm mối quan hệ thông qua việc ký kết và thực hiện có hiệu quả các bản ghi nhớ chung, thỏa thuận phối hợp, hợp tác.