Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu 266 gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền trung việt nam một số tình huống nghiên cứu và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 46)

1.3.2.1. Vai trò của quản lý nhà nước kém

Một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến nạn gian lận thương mại và buôn lậu hoành hành là do sự quản lý lỏng lẻo, yếu kém, còn nhiều lỗ hổng của Nhà nước. Điều này được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác nhau. Về cơ chế chính sách, chế tài xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật chưa đủ mạnh nên có hiện tượng “nhờn” pháp luật. Các đối tượng này tìm đủ mọi cách để thông qua các lỗ hổng về pháp luật để cấu kết vượt qua phạm vi địa lý của một địa phương cụ thể với quy mô lớn cùng hành động ngày càng tinh vi và liều lĩnh. Từ đó, yêu cầu các cán bộ chức năng, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước phải có sự kết hợp vô cùng chặt chẽ với bộ máy quản lý trơn tru giữa các cấp, các đơn vị. Cần phải có sự phối hợp ngăn chặn các đối tượng từ nơi xuất buôn cho đến nơi vận chuyển và mang đi tiêu thụ hàng hóa nhập lậu. Thực tế, việc có được một bộ máy quản lý nhà nước trơn tru, không kẽ hở là điều không hề đơn giản, đặc biệt đối với các quốc gia đang và kém phát triển thì việc này càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Về năng lực của các cán bộ chuyên ngành cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy lùi gian lận thương mại. Hiện nay, các đối tượng phạm tội không chỉ có những thủ đoạn tinh vi, giảo hoạt mà còn vô cùng liều lĩnh. Việc các cán bộ chuyên trách không có những kỹ năng cơ bản và hiểu biết về hành vi cũng như tính chất của công việc thì sẽ khó mà thi hành được tốt nhiệm vụ và vai trò của mình. Hơn thế nữa, chúng là những đối tượng nguy hiểm, khôn lanh, chúng sẵn sàng đáp trả nếu không thực hiện được trót lọt ý đồ. Do đó, việc nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ về gian lận thương mại cần diễn ra thường xuyên và liên tục.

1.3.2.2. Thủ tục Hải quan còn nhiều rườm rà phức tạp

Thủ tục Hải quan có liên quan chặt chẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và tại các khu vực vùng biên nói riêng. Đối với một quốc gia có những thủ tục Hải quan cầu kỳ, phức tạp, tốn thời gian sẽ tạo ra cơ hội để các hành vi gian lận thương mại được thực hiện. Ví dụ đơn giản cho vấn đề này đó là: Để có một giấy thông quan xuất nhập khẩu đòi hỏi cơ quan tham gia hoạt động xuất nhập khẩu phải làm đầy đủ các thủ tục, và để làm xong các thủ tục này cần phải có rất nhiều thời gian công sức và tiền của. Thực tế này gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp và các thương nhân có liên quan. Thậm chí nếu không có mối quan hệ tốt được tạo lập từ trước thì việc hoàn tất được thủ tục trong một thời gian ngắn nhất trở nên rất khó khăn, hay nói cách khác khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh một cách chân chính thì sẽ phải làm rất nhiều thủ tục rườm rà phức tạp và máy móc. Một số cơ quan nghiệp vụ thuộc nhóm kiểm tra nghiệp vụ thường gây ra chồng chéo, khó khăn về mặt thủ tục làm cho trong nhiều trường hợp làm mất cơ hội kinh doanh của họ và để nhanh chóng họ sử dụng các thủ đoạn khác nhau, đặc biệt là các thủ đoạn mua chuộc các cán bộ công chức Hải quan để đưa hàng hóa nhập lậu vào thị trường Việt Nam.

1.3.2.3. Lợi nhuận siêu ngạch từ hoạt động gian lận thương mại

Những đối tượng hàng hóa được lựa chọn để thực hiện hành vi gian lận thương mại thường có đặc điểm là thị trường tiêu thụ hấp dẫn, nhu cầu sử dụng của khách hàng cao tuy nhiên lại bị đánh thuế xuất, nhập khẩu cao để bảo hộ nền sản xuất trong nước và thuế Tiêu thụ đặc biệt cao do tính chất tiêu cực, cần hạn chế sử dụng của những mặt hàng này. Ngoài ra còn rất nhiều các loại chi phí nữa nếu theo con đường hợp pháp, chính ngạch. Đây chính là lý do lớn khiến các đối tượng gian thương quyết định bỏ qua luật pháp để bất chấp thực hiện hành vi trái phép nhưng đem về khoản lợi nhuận khổng lồ này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã hệ thống toàn bộ cơ sở lý thuyết về hoạt động gian lận thương mại nói chung và gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền Trung nói riêng. Bài viết nêu ra các khái niệm về thương mại, gian lận thương mại, các hình thức của hoạt động này cũng như những nguyên nhân và hậu quả gây ra. Từ đó làm cơ sở để thực hiện chương 2 của bài khóa luận.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI KHU Vực BIÊN GIỚI MIỀN TRUNG VIỆT NAM

2.1. Tình hình gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền Trung

2.1.1. Đặc điểm thương mại của khu vực biên giới miền Trung

2.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Khu vực biên giới miền Trung Việt Nam giáp với hai quốc gia là Lào và Campuchia, đây là hai nước láng giềng có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với Việt Nam, có lịch sử văn hoá phát triển lâu đời, có mối quan hệ và lợi ích kinh tế - xã hội gắn bó, có chung số phận phải chiến đấu chống ngoại xâm trong nhiều thời kỳ lịch sử.

Việt Nam và Lào có chung đường biên giới với tổng chiều dài khoảng 2.067 km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn, Xiêng- khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Xê-kông và Ăt-tạ- pư. Điểm khởi đầu của đường biên giới ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (Điện Biên), kết thúc ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia (Kon Tum). Phía Việt Nam có 153 xã, 36 huyện biên giới, 94 đồn biên phòng. Vùng biên giới Việt Nam - Lào là một vùng hoàn toàn là đồi núi. Ở phía Bắc, vùng này được tạo thành bởi những đỉnh núi độ cao trung bình 1.500 - 1.800 m, nhiều sông suối chảy qua những thung lũng cắt ngang tạo ra một quang cảnh chia cắt. Vùng địa lý tiếp theo về phía Nam tạo ra một vùng khó qua lại của dải Trường Sơn, có những núi cao 2.000 m. Đường sá và vận tải chủ yếu nối liền các khu trung tâm của Việt Nam với trung tâm các tỉnh của Lào, như đường quốc lộ 7, 8, 9, còn các đường khác giao lưu qua lại rất ít.

Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam và Đông Bắc - Tây Nam, đi qua 10 tỉnh của Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, 9 tỉnh của Campuchia là Ratanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tbong Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takéo và Kampot. Đường biên giới này có điểm bắt đầu là cột mốc ngã ba Việt Nam - Lào - Campuchia, trên ranh giới hai tỉnh Ratanakiri và Kon Tum và còn được biết đến với cái tên “đường biên giới Tây Nam, chủ yếu là đồng bằng, có nhiều

kênh rạch, đường mòn, lối mở nên việc qua lại biên giới dễ dàng gây ra những khó khăn trong công tác quản lý khu vực biên giới.

2.1.1.2. Đặc điểm thương mại

Trên thế giới hiện nay, thương mại biên giới đã được nhiều quốc gia quan tâm. Các quốc gia điển hình như Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ,... đều có những chương trình hợp tác xuyên biên giới với các nước láng giềng từ nhiều năm nay, trong đó thương mại biên giới là một lĩnh vực quan trọng nhất của chương trình hợp tác qua biên giới. Đối với Việt Nam thời gian qua, thương mại biên giới nói chung và thương mại khu vực biên giới miền Trung nói riêng là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta và đời sống dân cư biên giới. Chính vì vậy, hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam với Lào và Campuchia ngày càng được nhà nước chú trọng, quan tâm phát triển.

Thương mại khu vực biên giới miền Trung mang bốn đặc điểm chính: thứ nhất, mang tính chất địa phương, khu vực; thứ hai, chủ thể tham gia hoạt động thương mại biên giới bao gồm thương nhân và cư dân biên giới; thứ ba là về hàng hóa, trong hoạt động thương mại tại các cửa khẩu biên giới, cơ cấu hàng hoá trao đổi rất phong phú, đa dạng cả về chủng loại lẫn phẩm chất; thứ tư, thương mại biên giới mang tính bổ sung lẫn nhau. Về phương thức thực hiện, thương mại biên giới Việt Nam - với các nước láng giềng được tiến hành theo nhiều phương thức (chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới hai nước).

Trong thời gian qua, kim ngạch trao đổi hàng hóa trên toàn tuyến biên giới miền Trung của Việt Nam liên tục tăng trưởng.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới của Việt Nam với Lào

Kim ngạch xuất - nhập khấu và cán cân thương mại Việt Nam - Lào

mi Xuất Khẩu Nhập Khấu —Cán Cân Thirơng Mại

Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào giai đoạn 2011 - 2018

(Theo số liệu của Công cụ TradeMap - Bản đồ Thương mại của ITC)

Hoạt động thương mại biên giới hai nước trong những năm qua có những tiến bộ lớn, tốc độ tăng trưởng thương mại hai bên đang hết sức tích cực. Số liệu từ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, tháng 11 năm 2019, kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt 1.038,4 triệu USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 633,4 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ 2018; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 405 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ 2018. Hai nước trao đổi khối lượng lớn hàng nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư cần thiết cho sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu.

+ Tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới của Việt Nam với

Cam-pu-chia

Kim ngạch xuất - nhập khấu và cán cân thương mại Việt Nam - Campuchia

I^B XuatKhau Nhập Khâu » Cán Cán Thu-ơng Mại

Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2011 - 2018

(Theo số liệu của Công cụ TradeMap - Bản đồ Thương mại của ITC)

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có mối quan hệ lâu dài, điều này tạo nền tảng tốt cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển thành công ở hai nước. Từ lâu Việt Nam đã rất coi trọng việc giao thương với Campuchia đặc biệt là tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia bởi Campuchia vừa là cầu nối về kinh tế giữa Việt Nam với các nước ASEAN vừa là một đất nước có tiềm năng lớn về mọi mặt để có thể hợp tác. Trong những năm gần đây, hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước đã có những bước phát triển tích cực, tạo ra được một môi trường pháp lý thuận lợi về nhiều mặt, dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp và hàng hóa của nhau. Năm 2018, tổng kim ngạch hai chiều Việt Nam - Campuchia đạt 4,7 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng 8 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại giữa 2 nước đạt 3,54 tỷ USD, tăng 13,91% so với cùng kỳ năm 2018.

Nhìn chung, hoạt động thương mại tại khu vực biên giới miền Trung là kết quả tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế. Hoạt động giao thương tại khu vực này diễn biến hết

sức sôi nổi với những mặt hàng trao đổi đa dạng và nhiều chủng loại. Vai trò của thương mại khu vực biên giới miền Trung không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia láng giềng.

2.1.2. Tình hình gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền Trung

Từ lâu, khu vực biên giới miền Trung đã luôn là điểm nóng của hoạt động gian lận thương mại đất nước ta. Nguyên nhân là bởi đặc thù địa hình với đường biên giới trải dài, hoạt động thương mại diễn ra nhộn nhịp, nhiều đường mòn lối tắt khó kiểm soát và nhận thức về pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cư dân biên giới còn hạn chế đã tiếp tay cho tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại.

Các đối tượng tham gia hoạt động gian lận thương mại thường nắm rõ về các quy chế cũng như luật pháp có liên quan đến các hành vi mà chúng muốn thực hiện. Chúng tìm hiểu rất kỹ càng rồi sau đó lợi dụng các kẽ hở cũng như khía cạnh chưa được pháp luật đề cập tới để có thể thực hiện hành vi một cách trót lọt. Trên thực tế, các đối tượng cầm đầu đường dây buôn lậu và gian lận thương mại tại khu vực biên giới thường không trực tiếp xuất hiện mà chúng giao cho cấp dưới thân tín hoạt động thông qua những công ty ma, chúng chỉ đạo từ xa và dựa vào các mối quan hệ của mình để đưa hàng hóa trái phép nhập lậu trót lọt vào thị trường nội địa.

Các đối tượng tham gia có hai hình thức tồn tại phổ biển đó là dưới dạng tổ chức và theo hình thức cá nhân. Cá nhân ở đây thường là những tiểu thương bị hấp dẫn bởi mức lợi nhuận khổng lồ do gian lận thương mại đem lại mà quyết định nhập lậu hàng hóa. Những cá nhân này thường sinh sống ngay tại khu vực biên giới hoặc các khu vực lân cận, hiểu biết về pháp luật còn chưa cao và không nhận thức được mức độ nghiêm trọng do hành vi của mình gây ra, hoặc nhận thức được nhưng vì đồng tiền mà vẫn bất chấp thực hiện. Công việc của các tiểu thương này thường là buôn bán nhỏ lẻ tại khu vực biên giới, thường xuyên trao đổi hàng hóa vượt biên và có quen biết với cư dân cả hai bên biên giới. Chúng quen thuộc với đặc điểm địa hình cũng như tình hình hoạt động kinh doanh tại khu vực này nên có thể dễ dàng thực hiện hành vi phạm pháp và do mang tính cá nhân, ngẫu nhiên nên thường khó bị phát hiện. So với hình thức gian lận cá nhân thì những tổ chức gian lận thương mại có tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm gấp nhiều

lần. Tổ chức này có thể là sự bắt tay hợp tác, cấu kết giữa các nhóm tiểu thương nhỏ lẻ với nhau hoặc có thể là một doanh nghiệp chuyên nghiệp trong thực hiện các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Những tổ chức này hoạt động chặt chẽ, có quy trình móc nối với nhau một cách bài bản để có thể qua mặt được các cơ quan chức năng. Khối lượng hàng hóa mà các tổ chức này thực hiện trao đổi thường rất lớn và có giá trị cao, hơn nữa các mánh khóe của chúng vô cùng tinh vi và liên tục thay đổi gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều tra và bắt giữ.

Nguồn gốc của hàng hóa thường là qua con đường phi chính ngạch, muốn đưa được hàng hóa qua biên giới thì các đối tượng phải sử dụng rất nhiều các thủ đoạn, trong đó phổ biến nhất là thủ đoạn sử dụng “đai vác” thông qua cư dân biên giới. Cư dân biên giới được hiểu là công dân thuộc 1 trong 2 nước chung đường biên giới, bị các đối tượng gian thương dụ dỗ và thuê mướn làm bốc vác. Chúng đưa ra các chiêu trò để lôi kéo

Một phần của tài liệu 266 gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền trung việt nam một số tình huống nghiên cứu và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w