1.3.1.1. Sự kiến tạo địa hình lãnh thổ tự nhiên
Địa hình lãnh thổ Việt Nam với nhiều núi non hiểm trở, nhiều đường ngang lối tắt trên dọc các tuyến biên giới. Đây là một khó khăn cho việc kiểm soát, quản lý lưu thông hàng hoá với nước ngoài, tạo nhiều cơ hội cho buôn lậu và gian lận thương mại hoạt động.
1.3.1.2. Sự chuyển biến cơ chế
Đất nước ta chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, mở rộng giao thương hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Trình độ cũng như kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh tế còn nhiều hạn chế, nền sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về chủng loại cũng như chất lượng hàng hoá. Điểu này dẫn tới nhiều kẽ hở trong quá trình hoàn thiện việc quản lý, điều hành kinh tế. Chính vì vậy gian thương đã lợi dụng để thực hiện các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại bất chính.
Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện, còn nhiều vướng mắc, kẽ hở, tình trạng một số văn bản quy định pháp luật quy định chức năng quyền hạn một số cơ quan, bộ phận chức năng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn chồng chéo và phổ biến dẫn tới nhiều điểm không đồng nhất, tạo cơ hội cho đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại lợi dụng để lách luật.
1.3.1.3. Trang thiết bị cho công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn
chế và lạc hậu
Trang thiết bị cung cấp cho các lực lượng kiểm tra, kiểm soát phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại còn nghèo nàn về số lượng và chất lượng, trong khi bọn buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng nhiều mánh khoé và thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng.
1.3.1.4. Đời sống và trình độ dân cư còn thấp đặc biệt ở các vùng biên giới
Đời sống của cư dân biên giới vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa còn thấp là nguyên nhân để bọn tội phạm gian lận thương mại lợi dụng, lôi kéo tiếp tay cho bọn chúng. Nguy hiểm hơn là bọn chúng dùng các thủ đoạn ràng buộc trách nhiệm của họ với hàng hoá lậu, tạo thái độ kiên quyết bảo vệ hàng lậu, bất hợp tác với lực lượng chức năng, gây khó khăn lớn cho việc bắt giữ cũng như xử lý các hành vi vi phạm. Trên thực tế, việc này được thực hiện phổ biến và diễn ra ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt khu vực Đông Nam Á với nhiều quốc gia đang phát triển. Như tại Việt Nam, các đối tượng chủ yếu sẽ thực hiện hành vi này thông qua khu vực biên giới miền Trung bởi người dân tại khu vực vùng biên thường có trình độ dân trí thấp, mức độ tiếp cận với các thông tin
với việc vận chuyển và trung chuyển hàng lậu. Đa số các gian thương lợi dụng sự kém hiểu biết của cư dân khu vực biên giới để dụ dỗ họ “đai vác” hàng hóa giúp mình qua biên giới. Bản thân các đai vác này khi bị phát hiện và bắt giữ họ vẫn không hề biết nguyên do mình bị bắt giữ là gì, không hề biết hành vi mình vừa làm là hành vi phạm pháp. Rõ ràng, trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết sẽ gián tiếp tiếp tay cho hoạt động gian lận thương mại hoành hành ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô lẫn số lượng.