Kiến nghị với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 266 gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền trung việt nam một số tình huống nghiên cứu và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 79 - 86)

g cát

3.4.2. Kiến nghị với doanh nghiệp

3.4.2.1. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa

Bên cạnh việc đổ lỗi cho hàng hóa nhập lậu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn về lý do sản phẩm của mình không thể cạnh tranh được với hàng hóa đến từ nước ngoài. Nhưng theo khảo sát người tiêu dùng, thì bên cạnh lý do giá thành, họ nhận xét hàng nội địa vẫn còn thua kém nhiều cả về mặt mẫu mã, chất lượng, chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vừa phải chống lại hàng lậu vừa phải tìm cách để có thể cạnh tranh chất lượng với nó. Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao luôn luôn đông khách, đem về doanh số không nhỏ, điều này chứng minh người Việt không hề thờ ơ với hàng nội địa. Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp cần nắm bắt thị hiếu và xu hướng của khách hàng, tối thiểu hóa chi phí và tối ưu về mẫu mã, chất lượng, từ đó có thể tự tin cạnh tranh với các chùng loại hàng hóa ngoại nhập trên thị trường.

3.4.2.2. Cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam cần tự nâng cao

nhận thức về việc

kinh doanh hợp pháp vì mục tiêu phát triển bền vững, uy tín

do gian lận, trốn thuế. Mỗi doanh nghiệp cần nhận thức được hình phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật hải quan đồng thời cũng thấy được sự ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh, qua đó giúp nâng cao ý thức tự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, góp phần hạn chế được tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 của khóa luận đã mang đến một cái nhìn tổng quan trong công tác phòng chống, hạn chế hoạt động gian lận thương mại của địa bàn biên giới miền Trung. Bên cạnh những tính chất khó khăn, nguy hiểm đặc thù của công việc, các cán bộ chuyên ngành đã không ngừng nỗ lực và gặt hái được những thành quả tích cực, góp phần giảm đau kinh tế và cải thiện ngân sách nhà nước. Ngoài ra, khóa luận đã tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế gian lận thương mại để từ đó xây dựng định hướng trong thời gian tới cũng như đề xuất những giải pháp và kiến nghị dưới các góc độ khác nhau để có thể hoàn thiện được hệ thống phòng chống gian lận thương mại.

KẾT LUẬN

Khóa luận “Gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền Trung Việt Nam - Một số tình huống nghiên cứu và giải pháp” đã đưa ra những phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu giúp thấy rõ được thực trạng hoạt động gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền Trung, đặc biệt là với ba mặt hàng tiêu biểu: thuốc lá ngoại, rượu ngoại và đường cát. Đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp công tác phòng ngừa và hạn chế quốc nạn này một cách có hiệu quả hơn. Khóa luận đã đưa ra được các nội dung như sau:

Thứ nhất, khóa luận đã trình bày tổng quan các lý thuyết về hoạt động gian lận thương

mại, các hình thức, thủ đoạn thường xuyên xảy ra cũng như nguyên nhân và hậu quả. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, hoạt động gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền Trung cũng diễn ra hết sức phức tạp, cơ sở lý thuyết tại chương 1 chính là tiền đề để nghiên cứu và phân tích những thực trạng hiện đang xảy ra được trình bày trong toàn bộ khóa luận.

Thứ hai, khóa luận đã nêu ra thực trạng xảy ra đối với hoạt động gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền Trung trong đó nổi bật lên ba đối tượng hàng hóa là thuốc lá ngoại, rượu ngoại và đường cát. Đối với mỗi mặt hàng, bài viết chỉ ra rõ tình hình gian lận thương mại đang diễn ra cũng với những hậu quả gây ra cho nền kinh tế và nguyên nhân nhân tại sao đây lại là những mặt hàng nổi cộm trong hoạt động của tội phạm gian lận thương mại.

Thứ ba, khóa luận đã phân tích định hướng trong thời gian tới của hoạt động gian lận thương mại để khắc họa rõ nét hơn những cơ hội và thách thức mà cán bộ công tác phòng chống và hạn chế gian lận thương mại gặp phải trong thời gian tới. Từ đó đưa ra các giải pháp cũng như kiến nghị dưới nhiều góc độ để có thể nâng cao năng lực phòng ngừa và hạn chế hoạt động gian lận thương mại.

Khóa luận trên vẫn còn nhiều thiếu sót, không có điều kiện thực nghiệm các giải pháp đề xuất trong những trường hợp cụ thể, bên cạnh đó một số hạn chế về mặt nghiên cứu là không tránh khỏi, trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu vấn đề cũng không ít khó khăn trong việc thu thập số liệu và các kiến thức liên quan. Nếu có cơ hội được nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp cận thêm các nguồn số liệu, thực tiễn thực trạng các doanh nghiệp để thực

nghiệm các giải pháp, từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

1. Từ điển Tiếng Việt (Tái bản 2020) 2. Luật thương mại (2005)

3. Báo cáo thường niên Ban chỉ đạo 389 Quốc gia năm 2015 - 2019 4. Báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường (2015 - 2019)

5. Báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường 9 tỉnh, thành phố khu vực biên giới miền Trung

6. Báo cáo thống kê của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam

7. Báo cáo của Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam 8. Báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam

9. Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê Hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm

10. Bộ Công thương, Báo cáo Xuất nhập khẩu hàng năm

11. Nguyễn Minh Hải (2010), nghiên cứu “Một số giải pháp tăng cường đấu tranh chống hàng giả và gian lận thương mại”

12. Nguyễn Trung Kiên (2017), nghiên cứu “Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn

lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”

13.Chỉ thị số 30/CT-TTg về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá

14.Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giải quyết

thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương

B. TIẾNG ANH

16.Nairobi Convention (1977), World Customs Organization

17.Peter Andreas (2013), Smuggler Nation: How Illicit Trade Made America, Oxford

University Press, New York, USA

18.David Kyle and Rey Koslowski (2011), Global Human Smuggling: Comparative Perspectives, The Johns Hopkins University Press, Baltimore

19.WEBSITE

20. TradeMap - Trade statistics for international business development: https://mas- admintools .intracen.org/accounts/RegistrationEnd. aspx

21.Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: http://trungtamwto.vn/

22.Bộ Công thương, Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại

tháng 12 và cả năm 2018, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2019: http://moit.gov.vn/web/guest/bao-cao-tong-hop1

23.Tổng cục Hải quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/default.aspx 24. Báo tuổi trẻ online: https://tuoitre.vn/buon-lau-thuoc-la.html

25. Báo điện tử Công Thương: https://congthuong.vn/

26. Báo điện tử Dân trí: https://dantri.com.vn/

27. Báo điện tử Hải quan: https://haiquanonline.com.vn/

28. Báo điện tử Zing: https://zingnews.vn/

29. Báo điện tử 24h: https://vnexpress.net/tag/bao-dien-tu-9837

30. Bộ Tư pháp: https://moj.gov.vn/Pages/home.aspx

33. Thư viện pháp luật: https://thuvienphapluat.vn/

34. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam: http://www.vinataba.com.vn/

35. Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam: https://www.vba.com.vn/

36. Hiệp hội mía đường Việt Nam: http://vinasugar2.vn/mang-luoi/hiep-hoi-mia- %C4%91uong-viet-nam. aspx

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Một phần của tài liệu 266 gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền trung việt nam một số tình huống nghiên cứu và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w