vực biên giới miền Trung
2.1.3.1. Những kết quả đạt được
Với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Cục Quản lý thị trường, cấp ủy và chính quyền địa phương đã hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ được giao, nhất là trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh miền Trung. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tuy tình hình còn diễn biến phức tạp nhưng công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đã đạt được một số thành tựu nhất định như sau:
- Bước đầu ngăn chặn các hành vi mua bán, vận chuyển, chứa chấp, tàng trữ hàng nhập lậu, điển hình là các mặt hàng: thuốc lá điếu ngoại, rượu ngoại, đường cát,... Kết quả trên đã phần nào làm cho các đối tượng mua bán, vận chuyển hàng lậu không còn hoạt động công hai, ngang nhiên như trước, hầu hết các đối tượng này đã giảm quy mô hoạt động và điều chỉnh phương thức hoạt động nhằm tránh né sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng Quản lý thị trường. Tuy nhiên, số vụ kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu ngoại không giảm mà lại có chiều hướng gia tăng là do lực lượng Quản lý thị trường
tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở kinh doanh cố định và do chế tài xử lý tăng, để đối phó, các đối tượng buôn lậu tiến hành chia nhỏ lô hàng trong quá trình vận chuyển nhằm “qua mặt” các cơ quan chức năng.
- Góp phần bình ổn giá thị trường, lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, đảm bảo đời sống nhân dân thông qua việc tăng cường kiểm tra các phương tiện đo lường dùng
để giao
dịch với khách hàng, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với các mặt
hàng thiết yếu, nhất là vào các dịp lễ tết, mùa du lịch; không để xảy ra các hiện
tượng đầu
cơ, găm hàng, tăng giá quá mức,...
- Thực hiện tốt công tác nghiên cứu, theo dõi sát diễn biến thị trường về cung cầu và giá cả hàng hóa, nhất là nhóm hàng hoá thuộc “danh mục hàng lậu”. Từ đó dự báo được tình
hình thị trường hàng hóa, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân
làm ăn
chân chính tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước. Ngoài ra, việc thực hiện tốt công
tác dự báo tình hình thị trường giúp lực lượng QLTT chủ động lập kế hoạch hoạt
động hiệu
quả.
- Tổ chức quản lý tốt theo địa bàn, từ đó nắm được quy luật vận động, tính chất, đặc điểm của các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại để có các biện pháp hành động
thích hợp như: lập phương án kiểm tra đúng địa bàn, đúng đối tượng, đúng mặt hàng nâng
cao hiệu quả hoạt động, tránh việc lạm quyền và kiểm tra tràn lan ảnh hưởng xấu
đến hình
ảnh cơ quan chức năng; kết hợp với các ngành nhằm có biện pháp tuyên truyền, giáo dục
thương mại chưa được hoàn thiện, chưa được đưa vào quản lý chính quy mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ kiểm soát viên còn hạn chế. Ngoài ra, do tính chất nguy hiểm của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại nên việc giữ bí mật nhằm đảm bảo an toàn cho đầu mối cung cấp tin là cần thiết, vì vậy, thường chỉ có kiểm soát viên trực tiếp nhận tin từ đầu mối biết chính xác đối tượng này nên việc lưu trữ, lập danh sách quản lý đối với các đối tượng trên chưa thực hiện được.
- Hạn chế về nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác và việc hoàn thành
chức năng, nhiệm vụ được giao. Hầu hết cán bộ, công chức chưa được đào tạo
chuyên sâu,
bài bản về kiến thức chuyên môn, khi thực thi nhiệm vụ chuyên môn thì chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm công tác lâu năm trong ngành để nhìn nhận và xử lý vấn đề mang tính pháp
lý. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện lịch sử để lại, những cán bộ, công chức này phần
lớn đã phục vụ trong ngành từ trước, khi được tuyển dụng vào chủ yếu là do họ đã
từng có
thời gian công tác tại các Ban Quản lý thị trường huyện. Họ không có suy thoái về
tư tưởng
nhưng biểu hiện tư tưởng an phận, thiếu động cơ phấn đấu, thiếu năng động, thiếu tính
chiến đấu, chờ đến tuổi nghỉ hưu, do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công tác. - Công tác phối hợp tuy đã được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao, chưa có quy chế
phối hợp giữa các cơ quan hữu quan. Do tính chất phức tạp và tinh vi của hoạt động buôn
lậu và gian lận thương mại trong quá trình hội nhập nên đòi hỏi phải có sự phối kết hợp
giữa các cơ quan chức năng, giữa các địa phương, giữa miền Trung với các tỉnh giáp ranh
biên giới. Trong đó, cần xác định rõ vai trò của các lực lượng chức năng tham gia nhằm
kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích bất chính của các đối tượng vi phạm. Vì vậy, chúng sẽ luôn tìm cách mua chuộc, “làm thân” với các công chức và với mức lương hiện tại thì rõ ràng việc công chức Quản lý thị trường “nhúng chàm” là có tồn tại, không riêng gì trong lực lượng Quản lý thị trường miền Trung.
- Việc tháo gỡ khó khăn về kinh phí, phương tiện, biên chế, tổ chức của các Bộ, ngành có liên quan cho lực lượng chức năng chưa kịp thời và chưa triệt để dẫn đến kết quả đấu
tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại còn hạn chế. Hiện nay, việc vận
chuyển hàng
lậu được các đối tượng dùng phương tiện hiện đại có tốc độ cao, trong khi đa phần phương
tiện của lực lượng chức năng đã xuống cấp và hư hỏng nặng. Bên cạnh đó là việc
các đối
tượng này ngày càng tận dụng triệt để những thành quả khoa học công nghệ hiện đại cho
hoạt động gian lận thương mại của chúng, trong khi, công cụ được trang bị nhằm
phục vụ
hoạt động kiểm tra của lực lượng chức năng hiện nay chủ yếu là gậy cao su và súng bắn
đạn nhựa, hoàn toàn không có các máy móc hiện đại phục vụ cho việc phân tích sơ
bộ về
chất lượng hàng hóa hay đơn giản là các máy ghi hình. Trong khi đó, khi Luật xử lý vi
phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 thì cơ chế trích tiền thu được từ
hoạt động
chống buôn lậu và gian lận thương mại đối với các lực lượng chức năng sẽ không
được tiếp
tục áp dụng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thái độ làm việc và tạo
thêm khó
Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng các mặt hàng gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền Trung năm 2019
(Nguồn: Theo số liệu của Ban chỉ đạo 389 năm 2019)
2.2.1. Thuốc lá
2.2.1.1. Thực trạng gian lận thương mại đối với thuốc lá
Thuốc lá được sản xuất từ một sản phẩm nông nghiệp là cây thuốc lá thường được trồng để lấy lá, lá của cây thuốc lá được thái sợi, sao hoặc phơi khô rồi dùng cho việc hút thuốc. Thuốc lá có khả năng gây nghiện, bởi trong thuốc lá có chất nicotin, nhất là những lá già thường có hàm lượng nicotin rất cao. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi, tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, ngành công nghiệp thuốc lá ra đời và phát triển, đem lại nguồn thu nhập đáng kinh ngạc. Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Trung bình cứ 2 nam giới từ 15 tuổi trở lên thì có 1 người hút thuốc, phần lớn người hút thuốc bắt đầu hút khi còn rất trẻ, 56% người hút thuốc ở bắt đầu hút trước tuổi 20. Tuy mức lợi nhuận đem lại cao, thậm chí đây còn là nhân tố đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước bởi khoản thuế thu nhập khổng lồ nhưng ngành kinh doanh thuốc lá lại có rào cản gia nhập lớn, bởi hầu hết chính phủ các quốc gia đều có chính sách hạn chế sản xuất
kinh doanh thuốc lá nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Thuốc lá gây ra hơn 7 triệu ca tử vong mỗi năm, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cam kết ngăn chặn nạn dịch thuốc lá để hướng tới một thế giới không khói thuốc và tăng thuế thuốc lá đã được chứng minh là một biện pháp kiểm soát thuốc lá mạnh nhất và hiệu quả nhất để giảm hút thuốc. Do đó, thuốc là mặt hàng bị đánh thuế rất cao tại hầu hết các quốc gia, đặc biệt là thuế Tiêu thụ đặc biệt, bởi vậy việc sản xuất kinh doanh thuốc lá thường do các doanh nghiệp lớn, chuyên về sản xuất thuốc lá đầu tư dây chuyền công nghệ, ít trường hợp tồn tại theo mô hình nhỏ lẻ, làng nghề. Bên cạnh đó, thuốc lá đặc biệt là thuốc lá nhập khẩu phải chịu thuế rất cao, mức thuế nhập khẩu hiện đang duy trì ở mức 135% giá nhập khẩu. Sau khi áp thuế nhập khẩu, sẽ tiếp tục áp thuế Tiêu thụ đặc biệt 75% và thuế Giá trị gia tăng 10%, bên cạnh đó còn đóng góp Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá 2%. Vì vậy theo tính toán, nếu một bao thuốc có giá nhập khẩu ban đầu là 10 nghìn đồng thì sau khi áp các loại thuế, giá bán ra sẽ phải ở mức trên 50 nghìn đồng một bao. Thuế suất thuế nhập khẩu cao làm cho thuốc lá ngoại nhập khẩu hợp pháp khó tiêu thụ vì giá bán của sản phẩm này thường cao, điều này đã thúc đẩy hoạt động gian lận thương mại đối với mặt hàng thuốc lá, đặc biệt là tại các vùng biên giới.
Từ lâu, khu vực biên giới miền Trung đã luôn là điểm nóng của hoạt động gian lận thương mại thuốc lá của đất nước ta, không phải bởi ở đây có nhà máy sản xuất thuốc lá nổi tiếng hay là khu vực chuyên kinh doanh thuốc lá mà là vì nơi đây vốn là tụ điểm cho hoạt động nhập lậu thuốc lá ngoại. Hoạt động buôn bán trao đổi thuốc lá tại tuyến biên giới này vô cùng nhộn nhịp, bất kể ngày đêm luôn tấp nập những đoàn người chở những bao thuốc lá hoặc đai vác chúng qua khu vực biên giới. Tại những cửa hàng nhỏ lẻ ở các tỉnh khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, bên cạnh những nhãn hiệu thuốc lá nội địa quen thuộc như Thăng Long, Vinataba ta còn có thể dễ dàng thấy được những bao thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài được bày bán rất phổ biến như Jet, Hero,... Phần lớn những bao thuốc lá này là sản phẩm của hoạt động gian lận thương mại. Khi được hỏi về nguồn gốc của loại thuốc lá nhãn ngoại này, hầu hết các gian thương nhỏ này giải thích rằng không biết đây là thuốc lá nhập lậu, vì thấy khách hàng có nhu cầu sử dụng nên họ nhập về bày bán. Ngược lại, ở các địa điểm được cho là đại bản doanh, tàng trữ một lượng lớn thuốc lá nhập lậu thường sẽ không bày bán công khai, các địa điểm này chỉ bán thuốc cho những “mối quen” của mình và thường sẽ vận chuyển, phân
phối tới nhiều nơi khác nhau toàn quốc. Những địa điểm kinh doanh thuốc lá kiểu này thường được ngụy trang kỹ càng dưới nhiều vỏ bọc khác nhau để che mắt các lực lượng chức năng. Tại đây, thường có các đối tượng bảo kê, bảo vệ đảm bảo tránh cho những người lạ tiếp cận sâu vào khu vực chúng cất giấu thuốc lá. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu thuốc lá thường sử dụng là tập kết hàng hóa trong thời gian ngắn, vận chuyển đi ngay; lợi dụng đêm tối chia nhỏ hàng hóa mang, vác, cõng bộ qua biên giới; cải trang thành người địa phương, bỏ hàng hoá vào trong các bao phân, bao cỏ, thùng nước sau đó sử dụng phương tiện xe mô tô đã được móc rỗng để cất giấu hoặc ô tô để vận chuyển sâu vào nội địa, các phương tiện vận chuyển thường sử dụng nhiều loại biển số giả, khi di chuyển có các xe không giả như đang chở hàng lậu bám theo nhằm đánh lạc hướng các lực lượng chức năng. Có thể nói, tình hình kinh doanh thuốc lá tại khu vực biên giới miền Trung đang diễn ra hết sức phức tạp, hầu hết sản phẩm thuốc lá tại đây đều là những bao thuốc lá nhãn hiệu ngoại với số lượng lớn, nhưng lại không có lai lịch và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Điều này gây cản trở cho hoạt động kinh doanh thuốc lá trong khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia nói riêng và trên cả nước nói chung. Từ khóa “thuốc lá nhập lậu” đã trở thành tâm điểm thảo luận trên các diễn đàn bởi số lượng thuốc lá nhập lậu và được tiêu thụ là vô cùng lớn. Thực trạng gia tăng số vụ gian lận thương mại mặt hàng thuốc lá qua các năm là rất đáng báo động và chưa hề có dấu hiệu suy giảm.
Theo phản ánh của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, giai đoạn 2015-2018 trung bình mỗi năm có hơn một tỷ bao thuốc lá được nhập lậu vào Việt Nam, trong đó trọng điểm là tuyến biên giới của miền Trung tiếp giáp giữa Việt Nam - Campuchia. Cuộc chiến của lực lượng chức năng phòng chống tội phạm gian lận thương mại chưa khi nào có dấu hiệu hạ nhiệt. Dưới tinh thần của Chỉ thị 30/CT-TTg, chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2015, công an biên giới Việt Nam - Campuchia đã tịch thu được hơn 400 triệu bao thuốc lá nhập lậu, bắt giữ trực tiếp được những đối tượng vận chuyển tuy nhiên chưa truy ra được chủ đầu nậu của số lượng hàng hóa kể trên. Thực tế, hoạt động buôn lậu thuốc lá trên tuyến biên giới này diễn biến tăng, giảm và địa bàn hoạt động đều phụ thuộc vào mức độ kiểm soát của cơ quan chức năng. Khó khăn gặp phải trong việc phòng chống thuốc lá lậu ở khu vực này là do những chủ đầu nậu xây dựng các đường dây hoạt động chặt chẽ, liên tục thay đổi phương thức, tuyến đường di chuyển, chúng sử dụng những
thiết bị hiện đại theo dõi mọi hoạt động của lực lượng và vô cùng hung hãn, sẵn sàng chống trả, gây thương tích cho lực lượng chống buôn lậu.
Năm 2016, hoạt động gian lận thương mại đối với thuốc lá nhập khẩu bùng phát hết sức mạnh mẽ. Tháng 10 năm 2016, Đội đặc nhiệm phòng Phòng chống tội phạm ma túy, bộ đội biên phòng khu vực biên giới miền Trung đã bắt giữ một vụ buôn lậu thuốc lá với số lượng lớn, thu giữ tang vật là 14.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu cùng với 2 xe máy đã được “độ” để làm phương tiện vận chuyển. Hơn mười ngày sau, đơn vị này tiếp tục phối hợp với Công an địa phương bắt giữ vụ buôn lậu 13.200 gói thuốc lá ngoại cùng chiếc ô tô 16 chỗ có biển kiểm soát 54M-2508 là phương tiện dùng để chở hàng lậu. Trong năm 2016 số vụ gian lận thương mại liên quan đến mặt hàng thuốc lá tại biên giới miền Trung đã tăng gần 50% so với năm 2015, đạt đến con số 15.489 vụ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn bán và kinh doanh thuốc lá trái phép ngày càng gia tăng là do lợi nhuận thu về đã cao hơn trước, giá bán sản phẩm thuốc lá điếu chính ngạch được điều chỉnh tăng xấp xỉ 4%, tương ứng với mức tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt từ 65 lên 70% và tỷ lệ đóng góp vào Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá từ 1 lên 1,5%.
Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017, lực lượng chức năng tại địa bàn biên giới miền Trung đã phát hiện và tịch thu về hơn 100 triệu bao thuốc lá nhập lậu, tăng