g cát
3.2.1. Dự báo tình hình hoạt động gian lận thương mại khu vực biên giới trong
trong thời gian
tới
Theo như dự báo, trong thời gian tới tình hình gian lận thương mại tại biên giới miền Trung vẫn sẽ có những diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng những biến chuyển của tình hình kinh tế - xã hội và thị trường giá cả để gia tăng hành vi phạm tội của mình cùng những phương thức, thủ đoạn mới rất khó kiểm soát và ngăn chặn. Bên cạnh đó, lợi dụng hệ thống pháp lý còn chưa chặt chẽ, công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, quốc nạn này sẽ còn có cơ hội tồn tại và phát triển cả về quy mô, hình thức, thủ đoạn. Từ đó, việc hàng hóa nhập lậu tràn lan trên thị trường sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sản xuất, kinh doanh, môi trường đầu tư, đời sống và sức khỏe của nhân dân trong cả ngắn hạn và dài hạn. Thách thức trong việc dự báo được những hướng đi mới của đối tượng gian lận thương mại hàng hóa nhập khẩu biên giới miền Trung sẽ càng được nhân lên gấp nhiều lần.
Thứ nhất, hiện tại luật pháp Việt Nam về phòng chống gian lận thương mại nói chung
và gian lận thương mại đối với ba mặt hàng thuốc lá, rượu ngoại và đường cát khu vực biên giới miền Trung nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa có sự thống nhất thi hành giữa các văn bản bản pháp luật. Ngày 01/01/2018 đã có sửa đổi nhỏ trong quy định về xử phạt đối với hành vi gian lận thương mại thuốc lá ngoại nhập khẩu trong Bộ luật hình sự, nhưng những thay đổi này vẫn chưa đủ sức răn đe hành vi gian lận thương mại thuốc lá nhập khẩu tại các khu vực vùng biên - hoạt động đã diễn ra trong nhiều năm nay.
Thứ hai, nhiều năm nay xu hướng ngụy trang các hành vi liên quan đến gian lận thương mại tại khu vực biên giới, đặc biệt khu vực biên giới miền Trung ngày càng tinh vi và có tổ chức hơn trước. Việc hội nhập thương mại thế giới cũng đồng thời tạo cơ hội cho các đối tượng học tập các thủ thuật gian lận trên thế giới, từ đó gia tăng mức độ nguy hiểm và phạm vi của hành vi phạm tội.
quốc gia vô cùng chuyên nghiệp, tinh vi. Điều này cho thấy có dấu hiệu cho thấy các hoạt động này có sự tiếp tay của các đối tác nước ngoài.
Thứ tư, chính sách, chế độ quản lý về ưu đãi đầu tư, về ưu đãi cư dân biên giới chưa
có sự nhất quán chưa đồng bộ, và nhất là chưa được tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh. Bên cạnh đó, do đời sống cư dân biên giới vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế về mặt nhật thức dẫn đến việc họ dễ dàng bị các đối tượng dụ dỗ, mua chuộc để trở thành mắt xích trong đường dây vận chuyển hàng hóa trái phép vào nội địa Việt Nam. Ngoài ra các đối tượng buôn lậu còn xây dựng những kho hàng với quy mô lớn ở những khu vực dân cư giáp biên giới miền Trung thành nơi tập kết. Vì vậy khi tiến hành các hoạt động bắt giữ, xử lý, chúng huy động nhân dân gây khó khăn cho các lực lượng chức năng.
3.2.2. Định hướng trong công tác hạn chế và phòng ngừa gian lận
thương mại khu vực
biên giới miền Trung Việt Nam
Chiều ngày mùng 02/01/2020, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ 2020 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP) và Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị năm 2020 phải có chuyển biến quan trọng trong công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại: “Muốn sản xuất được, muốn thị trường trong nước phát triển phải chống buôn lậu, gian lận thương mại tốt”. Theo Thủ tướng, có nhiều lực lượng làm các công tác này, do đó phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và người chịu trách nhiệm,
chứ không để tình trạng “cha chung không ai khóc”. Đặc biệt lưu ý là hoạt động gian lận thương mại khu vực biên giới bởi hoạt động tại đây phụ thuộc và ảnh hưởng một phần rất lớn bởi những cư dân sống tại khu vực này. Để có thể đầy lùi vấn đề quốc nạn này cần phải xác định trọng tâm và phương hướng hoạt động trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, hoạt động hết công suất và có hiệu quả năm lực lượng đóng vai trò quan trọng là Công an, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát địa phương. Nếu như những lực lượng này mà trong sạch, trách nhiệm cao,
nguyện vọng của nhân dân. Đặc biệt là công tác phòng, chống buôn lậu sẽ đi lên và ngày càng phát triển, hiệu quả.
Thứ hai, lực lượng chức năng cần tăng cường tuần tra biên giới, ngăn chặn tình trạng
xuất cảnh trái phép, vận chuyển trái phép các mặt hàng cấm. Nếu địa bàn nào có hàng hóa thẩm lậu xảy ra nhiều lần thì phải điều chuyển ngay người đứng đầu. Nếu đủ cơ sở kết luận các tiêu cực thì phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát biển tăng cường phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường xác lập chuyên án triệt phá các đường dây buôn lậu qua biên giới.
Thứ ba, tập trung sửa đổi, hoàn thiện thể chế chính sách, công tác phối hợp lực lượng, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chức năng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và trực tiếp chỉ đạo xử lý một số vụ việc nổi cộm, làm gương, răn đe giáo dục chung. Phải tăng cường kiểm tra công vụ, kiên quyết ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tham nhũng vặt ở các cơ quan hành chính, không để người dân bức xúc, giảm sút niềm tin vào cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ tư, xây dựng các báo cáo tổng kết theo từng kỳ nhỏ tới lớn để theo dõi sát sao diễn biến tình hình của hoạt động gian lận thương mại tại khu vực biên giới miền Trung. Tích cực họp bàn, rút kinh nghiệm để đưa ra các đề án kế hoạch tại địa bàn các tỉnh biên giới.
Thứ năm, phổ biến và nâng cao nhận thức của nhân dân đặc biệt là cư dân khu vực biên giới để không bị dụ dỗ vào con đường gian lận thương mại đồng thời trở thành lực lượng tích cực hỗ trợ phòng chống và ngăn chặn hoạt động này.