Nhóm các chỉ tiêu chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và

Một phần của tài liệu 246 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thiên phúc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28)

doanh và

bảng cân đ ối kế toán

a) Nhóm chỉ ti êu trên Báo cáo kết quả hoạt đ ộng kinh doanh (BCKQKD)

BCKQKD là một bức tranh tổng thể về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh các mối quan hệ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nhắc tới báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu chính mà người ta thường hay đề cập đó chính là: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

❖ Doanh thu:

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị đo được bằng tiền doanh nghiệp thu được từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình trên thị trường và các hoạt động tạo ra tiền có liên quan.

❖ Chi phí:

hao phí các nguồn lực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán nhất định.

❖ Lợi nhuận:

Một nhân tố vô cùng quan trọng trong đánnh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó chính là các chỉ tiêu về lợi nhuận.

• Lợi nhuận đối với doanh nghiệp đuợc đo luờng bằng khoản chênh lệch giữa doanh thu từ các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp với các chi phí mà doanh

nghiệp đã bỏ ra xuyên suổt quá trình kinh doanh để đạt đuợc khoản doanh thu ấy.

• Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể đuợc chia làm hai phần: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận thu đuợc từ hoạt động khác (lợi nhuận khác).

Trong đó:

• Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là khoản lợi ích thu đuợc từ hoạt động kinh doanh chính và thuờng xuyên của doanh nghiệp. Lợi nhuận thuần

từ hoạt

động kinh doanh đuợc tính bằng công thức:

Lợi nhuận thuần tự hoạt động kỉnh doanh = Doanh thu thuần - (Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)

• Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác đuợc bắt nguồn từ những hoạt động tạo ra lợi nhuận nhung không mang tính thuờng xuyên mà doanh nghiệp ít khi dự tính

đuợc. Lợi nhuận khác của doanh nghiệp đuợc tính bởi công thức:

Lợi nhuận khác = Thu nhập từ các hoạt động khác của doanh nghiệp - Chi phí doanh nghiệp sử dụng trong kì để chi cho các hoạt động khác này.

lực sẵn có của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán được cấu thành bởi 2 thành tố chính: Tài sản và Nguồn vốn.

❖ Tài sản: là tất cả mọi nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể tạo ra các lợi ích trong tương lai qua quá trình sử dụng của doanh nghiệp. Trên

bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản tồn tại với trạng thái hữu hình như:

nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hoá hay vô hình như: bản quyền, bằng

sáng chế,.. .Tài sản của doanh nghiệp được chia ra làm hai loại chính: Tài sản ngắn

hạn và tài sản dài hạn.

• Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản có thời gian sử dụng ngắn, thường là dưới 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn

có xu

hướng thay đổi hình thái giá trị liên tục và thường tồn tại dưới những hình

thức các

khoản tiền, phải thu hay đầu tư có thời gian ngắn.

• Tài sản dài hạn: là những tài sản thường có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên một năm, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có tính ổn định cao trong chu kỳ kinh doanh như: tài sản cố định, các

khoản đầu tư tài chính dài hạn,.

❖ Nguồn vốn: là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tạo ra sự tăng thêm tổng tài sản cho doanh nghiệp. Vốn có thể được doanh nghiệp huy động từ

nhiều nguồn khác nhau. Dựa theo hình thức sở hữu, ta có thể chia nguồn vốn thành

a) Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt đ ộng của tà i sản doanh nghiệp

❖ Hệ số vòng quay khoản phải thu

- Hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable turnover ratio) là một tỷ số tài chính đuợc sử dụng để kiểm tra tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng.

- Hệ số vòng quay khoản phải thu đuợc tính nhu sau:

Ẩ ' , ,. , Doanh thu thuần Hệ sô vỏng quay khoản phải thu = ——;----——-— ---—

Khoán phải thu bình quân

❖ Kỳ thu tiền trung bình

- Kỳ thu tiền trung bình là tỷ số tài chính chỉ khoảng thời gian doanh nghiệp thu hồi về các khoản phải thu.

- Tỷ số này đuợc tính theo công thức:

sô ngày trong kỳ phân tích Kì thu tiên trung bình = —---7—--- —

Dỏng quay khoản phải thu

❖ Hệ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover Ratio)

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho là một tỷ số tài chính thể hiện khả năng và tính hiệu quả trong việc quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho đuợc xác định:

, Giá vôn hàng b án Dỏng quay hàng tôn kho = —---7———-7—- —

t k o qu

❖ Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho:

- Tuong tự nhu hệ số vòng quay hàng tồn kho, số ngày bình quân 1 vòng quay hàng tồn kho cũng cho ta biết đuọc khả năng quản lý hàng tồn kho của

doanh nghiệp.

- Cụ thể, số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho đuợc tính:

ô y tro k p t c Sô ngày 1 vỏng quay hàng tôn kho = ---ý—--7———

vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Tỷ số được tính bởi công thức:

, , ,1.z.l. Doanh thu thuần Hiệu suât sử dụng TSCD = ,--- -—

TSCD binh quân

❖ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (AU)

- Đây là một chỉ tiêu tài chính cho biết khả năng tạo ra doanh thu của mỗi đơn vị tài sản của doanh nghiệp.

- Cụ thể hơn, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp được tính bởi công thức:

Doa t u t uầ Hiệu suât sử dụng tông tài sản = ;———- - -—

Tông tài sản binh quân

b) Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lời (KNSL) của doanh nghiệp

Trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là nhân tố cho biết tiềm năng phát triển, khả năng tạo ra các giá trị thặng dư của doanh nghiệp trong tương lai. Các chỉ số quan trọng trong phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp có thể kể đến: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

❖ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một kì kế toán nhất định của doanh nghiệp cho biết trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm.

- Cụ thể hơn, tỉ số được tính bằng công thức dưới đây:

P ROS = ^xlOO

Trong đó:

ROS: tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu

D: doanh thu đến từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu thuần, doanh thu hoặc tổng doanh thu của doanh nghiệp.

❖ Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Return On Asset hay tỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản là một trong những tỉ số tài chính đuợc sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh mức độ hiệu quả khi doanh nghiệp sử dụng các tài sản của mình để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Cụ thể hơn, duới đây là các xác định ROA của doanh nghiệp:

P

ROA = -P-XlOO Tbq

Trong đó:

ROA: Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

P: lợi nhuận truớc thuế hoặc sau thuế của doanh nghiệp Tbq: Tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp trong kì ❖ Tỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Return On Equity hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một chỉ số tài chính đuợc sử dụng để đo luờng mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

Cụ thể hơn, ROE đuợc tính nhu sau:

Pst ROE = PP-XlOOCbq

Trong đó:

ROE: là tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Pst: lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Cbq: là vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp

- Để thu đuợc kết quả ROE với tính chính xác và độ tin cậy cao, ta cần đặt tỉ số này trong mối tuơng quan với giá trị trung bình của ngành cũng nhu trong mối liên hệ với ROE của các doanh nghiệp tuơng đuơng có cùng ngành kinh doanh với doanh nghiệp đang nghiên cứu.

c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính (CCTC) (cơ cấu vốn) của doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp, vốn là một trong những nhân tố quan trọng nhất, chi phối gần như mọi hoạt động về kinh tế của doanh nghiệp. Bởi một cơ cấu tài chính vững mạnh và bền vững là tiền đề để doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình trong mọi thời kỳ kinh doanh. Khi xét đến nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, ta thường đề cập đến nhóm những hệ số sau:

❖ Hệ số nợ:

- Hệ số nợ cho biết có bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ phải trả.

- Công thức:

Nợ phải trả Hệ sô nợ = —---7---—

Tông nguôn vôn

❖ Hệ số tự tài trợ

- Hệ số tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập trong tài chính của mỗi doanh nghiệp. Chỉ

tiêu thể hiện trong tổng số nguồn vốn tài trợ cho tài sản của mỗi doanh

nghiệp thì có

bao nhiêu phần bắt nguồn từ vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

- Cụ thể, hệ số này được tính bởi công thức:

Von chủ sở hữu Hệ sô tự tài trợ = ---7- - -—

u vô

❖ Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn

- Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (hay Hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn) là một chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng tài trợ cho tài sản dài hạn bằng

❖ Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

- Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là một tỷ số tài chính cho biết mức độ tài trợ của các khoản vốn vay dài hạn đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ

đó ta

có thể thấy rõ được những rủi ro về tài chính trong dài hạn mà doanh nghiệp đang

phải chịu.

- Hệ số này được tính theo công thức:

, . X Nợ dài hạn

Hệ sô nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = ————— Vốn chủ sở hữu

d) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (KNTT) của doanh nghiệp

Có thể thấy đây là một nhóm chỉ số được nhiều đối tượng quan tâm bởi nhóm chỉ số này thể hiện rõ tính cân đối và thanh khoản trong các loại tài sản mà doanh nghiệp đang hiện thời nắm giữ. Khi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, doanh nghiệp ấy có thể dễ dàng bảo đảm được các nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn của mình. Cụ thể hơn, ta có thể đánh giá yếu tố này qua những chỉ số tài chính dưới đây:

❖ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

- Đây là một hệ cho biết khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn thành của doanh nghiệp.

- Hệ số này được tính như sau:

ʃ r , Tài sản ngắn hạn Hệ sô khả năng thanh toán ngắn hạn = ——---T—---

❖ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho)

- Hệ số được tính theo công thức:

❖ Hệ số khả năng thanh toán tức thời

- Hệ số khả năng thanh toán (KNTT) tức thời (hay hệ số khả năng thanh toán bằng tiền) là một chỉ số tài chính quan trọng phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp đang sở hữu.

- Hệ số này được tính như sau:

;______ . , Tiền & tương đương tỉền+Đầu tư tài chỉnh n gcă n hạn Hệ số KNTT tức thời =--- ——— ---—

Nợ ngăn hạn

1.4.3. Chỉ ti êu đ ánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp.

Bên cạnh góc độ tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn được đánh giá dưới góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội, cụ thể hơn là những hành vi, các hoạt động thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho sự phát triển bền vũng của nền kinh tế quốc dân. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp cần phải tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh dưới góc độ kinh tế - xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội được thể hiện qua những chỉ tiêu đánh giá dưới đây:

❖ Tăng thu ngân sách

Với mỗi doanh nghiệp, việc thực hiện nộp ngân sách cho nhà nước là nghĩa vụ bắt buộc khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa vụ ấy được thể hiện dưới hình thức các khoản thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,... Các khoản thu này sẽ được nhà nước sử dụng trực tiếp cho mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, cải thiện hoạt động an sinh xã hội.

❖ Tạo công ăn việc làm cho người lao động

Với nhiều quốc gia trên thế giới ở thời điểm hiện tại, thất nghiệp đang là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) nơi mà trình độ, tay nghề lao động còn thấp, kĩ năng sản xuất còn lạc hậu. Chính vì lẽ đó, việc tạo thêm nhiều việc làm nhằm cải thiện đời sống nhân dân lao động là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tối đa hoá hiệu quả để có thể tái đầu tư mở rộng quy mô

hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đáp ứng được nhu cầu về việc làm vô cùng lớn của nền kinh tế quốc dân.

❖ Nâng cao đời sống người lao động

Mức sống của người lao động được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: thu nhập bình quân đầu người, chỉ số phúc lợi xã hội, các chế độ bảo hiểm cho người lao động,.. Việc cải thiện chất lượng của các yếu tố này qua việc tăng thu nhập cho người lao động, tăng chế độ lương, thưởng, đảm báo các quyền lợi về bảo hiểm, gia tăng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng phục vụ cho phúc lợi xã hội là vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu 246 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thiên phúc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w