Kiến nghị với Chính phủ và các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu 246 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thiên phúc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 94)

3.3.1. Đối với Chính phủ:

Đầu tiên, Chính phủ cần đảm bảo môi trường cạnh tranh trong sạch và lành mạnh và định hướng phát triển ổn định lâu dài cho các DN trong nền kinh tế bằng cách ban hành những bộ luật, cơ chế nhằm tăng cường tính chặt chẽ và minh bạch trong hoạt động giám sát và quản lý việc kinh doanh của các DN trong nền kinh tế. Cụ thể, chính phủ cần nâng cao quyền tự chủ kinh doanh và tinh thần tự chịu trách nhiệm của các DN trong việc thi hành và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Không chỉ vậy, một số những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết cần được giản lược hoặc thay đổi sang những hình thức thuận tiện hơn như online, thực hiện thủ tục hành chính từ xa,... Thêm vào đó, việc chú trọng tính an toàn về tài chính cần được lưu ý và cân nhắc một cách kỹ lưỡng là yếu tố hàng đầu trong hoạt động quản lý và giám sát thị trường, đảm bảo quá trình này luôn được diễn ra trong công khai và minh bạch.

Thứ hai, Chính phủ cần có những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho ngành dịch vụ công nghiệp. Cụ thể, trong thời gian qua, có thể thấy đã có rất nhiều các văn bản được thông qua nhằm hướng dẫn các DN thực hiện Luật kinh doanh theo đúng tinh thần pháp luật, trong đó có những điều khoản cụ thể về

điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh,... Đó là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng, là tiền đề để các doanh nghiệp phát triển khâu quản lý của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm trở lại đây của nền kinh tể Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ công nghiệp nói riêng, việc Chính phủ và các cơ quan luật pháp có liên quan có những điều chỉnh, bổ sung mang tính chiển lược nhằm hoàn thiện bộ khung pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật theo chủ trương của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm kinh tể của Việt Nam và định hướng phù hợp với tập quán kinh doanh quốc tể là vô cùng cần thiểt. Có thể nói Quốc hội cần sớm thông qua Luật cạnh tranh nhằm đảm bảo các DN trong nền kinh tể nói chung và Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc nói riêng có một môi trường cạnh tranh, hoạt đông, đầu tư thuận tiện, bình đảng và minh bạch trong tất cả các bộ phận của nền kinh tể.

3.3.2. Đối với các cơ quan, bộ ngành có liên quan:

“Các cơ quan, bộ ngành cần tăng cường công tác liên kểt chặt chẽ với nhau và với các doanh nghiệp trong nền kinh tể nhằm đảm bảo tính minh bạch và hệ thống của thông tin, từ đó có thể xử lý kịp thời những điểm nóng phát sinh của những doanh nghiệp trong ngành. Không chỉ vậy, các bộ, ban ngành cần tích cực liên kểt, hợp tác với các cơ quan, bộ ngành tại nước ngoài nhằm học tập trau dồi cách thức quản lý, triển khai, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tể nói chung và ngành dịch vụ công nghiệp nói riêng. Cụ thể, các bộ ban ngành có thể nâng cao trình độ quản lý bằng việc tích cực hợp tác, trao đổi nhân sự với các cơ quan đồng cấp tại nước ngoài. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các cán bộ tại các cơ quan có thẩm quyền có cơ hội được học tập và trải nghiệm thực tể tại các bộ, ban, ngành tại các quốc gia phát triển, từ đó trình độ và nghiệp vụ của các cán bộ được nâng cao, qua đó giúp hệ thống quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam được củng cố và vững chắc hơn. Không chỉ vậy, việc cải thiện hệ thống quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh của các DN trên thị trường còn có thể được thực hiện thông qua việc tăng cường cập nhật, tích cực áp dụng các tiển bộ KHKT vào công tác quản lý. Việc này không chỉ giúp tiểt kiệm sức lao động cho các bộ, ban ngành mà

KẾT LUẬN 1.1. Kết quả đ ạt đ ược

Trong toàn bộ khoá luận, dựa vào những cơ sở lý thuyết về doanh nghiệp và các nhân tố tác động đến HQKD của doanh nghiệp, cũng như thông qua việc xử lý nguồn dữ liệu thu được từ các bản BCTC của doanh nghiệp trong 3 năm tài chính liên tiếp gần nhất 2017 - 2018 -2019, em đã tiến hành phân tích thực trạng HĐKD của Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc qua các chỉ tiêu chính trên BCTC bao gồm: TS, NV, DT, CP, LN và các nhóm chỉ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Nhóm tỷ số phản ánh NLHĐ của TS doanh nghiệp, nhóm chỉ số phản ánh KNSL, nhóm tỷ số phản ánh CCTC (cơ cấu vốn) và nhóm tỷ số phản ánh KNTT của doanh nghiệp trong giai đoạn 2017 - 2019. Từ đó tôi đã kiến nghị những giải pháp tài chính phù hợp nhằm góp phần giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn các khoản phải thu, phải trả, tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện KNSL của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng của hoạt động khai thác và sử dụng nguồn vốn.

1.2. Hạn chế còn tồn tại

Có thể thấy nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, do hạn chế về mặt dữ liệu và thời gian nên việc thu thập và xử lý các dữ liệu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ giới hạn trong 3 năm 2017 - 2018 - 2019, dẫn tới việc các đánh giá có thể chưa mang tính khái quát cao đúng với toàn bộ chiều dài thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, do ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh của doanh nghiệp tương đối đặc thù, nên việc tìm được các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh với Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc là vô cùng hạn chế và khó khăn. Khoá luận chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ số tiêu biểu của doanh nghiệp với chỉ số trung bình toàn ngành do sự hạn chế trong các nguồn số liệu đáng tin cậy. Thứ ba, do khoá luận chỉ tập trung phân tích Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc - một doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp nên những phân tích và nhận định

đưa ra có phần mang tính đặc thù cho ngành dịch vụ công nghiệp, có thể không đúng với những doanh nghiệp thuộc ngành nghề khác. Đây cũng là một hạn chế của khoá luận này. Thứ tư, phần lớn những phân tích và đánh giá trong khoá luận này tập trung vào các yếu tố nội tại của doanh nghiệp mà chưa xét đến các tác động của các nhân tố vĩ mô đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây có lẽ là một trong những lý do khiến cho những nhận định được đưa ra trong khoá luận này mang tính đặc thù và chưa mang tính khái quát cao. Cuối cùng, do kiến thức cũng như kinh nghiệm của cá nhân vẫn còn hạn chế, nên những phân tích trong khoá luận này có thể chưa quá sâu sắc và mang tính học thuật cao, và khoá luận cũng có thể chưa bao quát được toàn bộ những nhân tố chi tiết hơn có tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3. Đề xuất hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo.

Từ những hạn chế còn tồn tại được nêu trên. Để có thể có những phân tích và nhận định sâu sắc hơn và đúng với nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung khai thác mở rộng theo những hướng sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung mở rộng số lượng các doanh nghiệp trong nghiên cứu lên nhiều hơn nhằm có được những đánh giá một cách chính xác hơn cũng như có được những so sánh trực quan về tình hình hoạt động giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.

Thứ hai, các tác giả trong các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung phân tích những tác động của những chỉ tiêu mang tính vĩ mô lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thay vì chỉ đơn thuần phân tích những chỉ tiêu mang tính vi mô như hiện tại.

Thứ ba, các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung mở rộng tệp số liệu sử dụng trong nghiên cứu về các doanh nghiệp lên nhiều năm hơn nhằm có được những đánh giá với độ chính xác cao hơn, đúng với thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều năm.

Cuối cùng, để có thể có được những phân tích và đánh giá mang tính khái quát cao hơn, ứng dụng được cho các doanh nghiệp ở nhiều ngành khác nhau, các nghiên

như có sự so sánh tương quan các chỉ số giữa các ngành với nhau. Điều này sẽ đem tới những góc nhìn đa chiều trong phân tích để từ đó các nhà nghiên cứu có thể đề ra được những giải pháp phù hợp, mang tính ứng dụng cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dr. Saari bin Ahmad & Abbas Mezeal Mushraf (2011), ‘The Relationship between Intellectual capital and Business Performance: An empirical study in Iraqi industry’, 16th International Conference on Management

and Artificial Intelligence IPEDR, IACSIT Press, Bali, Indonesia. 2. Enqvist, J., Graham, M., & Nikkinen, J. (2011). The Impact of

Working Capital Management on Firm Profitability in Different Business Cycles: Evidence from Finland. SSRN Electronic Journal. doi:

10.2139∕ssrn.1794802

3. Banos-Caballero, S., Garcia-Teruel, P. J., & Martinez-Solano, P. (2014). Working capital management, corporate performance, and financial constraints. Journal of Business Research, 67(3), 332-338.

4. Mwangi, L. W., Makau, M. S., & Kosimbei, G. (2014). Effects of Working Capital Management on Performance of NonFinancial Companies Listed In NSE, Kenya. European Journal of Business and Management, 11 (6),

2222-1905.

5. Anjichi, D.A. (2014), ‘Assessment of Financial Indicators for Evaluation of Business Performance’, master dissertation, University of Nairobi,

Kenya.

6. Kotane, I., & Kuzmina-Merlino, I. (2012), ‘Assessment of Financial Indicators For Evaluation Of Business Performance’, European Integration Studies, 0(6).

7. Hoàng Thế Đông (2009), ‘Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống - Tổng Công ty Giấy Việt Nam’, luận văn thạc sỹ,

Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Đoàn Ngọc Phi Anh, ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn’, Tạp chí

Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nằng, 5 (40), 14-22.

10. Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013), ‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực

phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nằng.

11. Đặng Thị Hương & Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), ‘Yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: nghiên cứu thực nghiệm

từ dữ liệu của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam niêm yết’, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 46, 68-72.

12. Võ Thị Tuyết Hằng (2015), ‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam’, luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nằng.

Một phần của tài liệu 246 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thiên phúc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w