Bên cạnh việc chú trọng tăng quy mô DTTBHVCCDV, hoạt động quản lý CP kinh doanh là một nhân tố quan trọng cần được lưu ý đối với mỗi doanh nghiệp đang muốn cải thiện HQKD. Để DN có thể quản lý tốt các khoản mục CP của mình, doanh nghiệp có những bước đi phù hợp nhằm tính toán chi tiết các chi phí kinh doanh có liên quan, cũng như xu hướng tăng hay giảm của các khoản mục CP. Đối với Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc, thực trạng đã cho thấy hoạt động quản
lý các hạng mục CP chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến việc một số khoản mục CPs mà cụ thể là GVHB bị đẩy lên quá cao. Chính vì thế, nhằm giúp đỡ DN có thể quản lý các hạng mục chi phí, đặc biệt là giảm được chỉ tiêu GVHB nhằm tăng cường doanh lợi thu về, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:
3.2.1. Tích cực thu thập và xây dựng cơ sở thông tin cần thiết nhằm đề ra
chính sách giá cả phù hợp
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, việc tập trung xây dựng chính lược giá hợp lí là rất quan trọng. Điều này được biểu hiện qua việc xác định được giới hạn tối thiểu của giá cả các sản phẩm tại DN trong tính toán chi phí kinh doanh. Đầu tiên, nếu không muốn bị lỗ vốn, doanh nghiệp cần tập trung đánh giá nguồn thông tin về sản phẩm dịch vụ trên quy mô thị trường cũng như trong các điều kiện thị trường khác nhau nhằm xác định được mức giá tối thiểu hàng hoá, dịch vụ của DN cần đạt sau khi đã bao gồm tất cả các chi phí, để có thể thu hồi được vốn trước khi tính đến chuyện tạo ra lợi nhuận. Thứ hai, không chỉ các mức giá cả bán ra cần được quan tâm, các chi phí đầu vào, cụ thể là giá cả các nguồn lực đầu vào cũng cần được lưu tâm một cách sát sao và nghiêm túc. Các nguồn lực đầu vào ở đây có thể kể đến: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, phương tiện vận chuyển,... DN cần có những đánh giá chi tiết về các đơn vị cung cấp nguồn lực nhằm tìm ra được đơn vị uy tín với mức giá hợp lý, đảm bảo được khoản mục chi phí đầu vào luôn ở mức hợp lí, loại bỏ được những khoản mục đầu vào không cần thiết.
3.2.2. Quản lý hoạt đ ộng tính toán các chi phí kinh doanh
Trong hoạt động SXKD của mỗi DN, việc các nhân tố tham gia vào quá trình tạo ra hàng hoá, dịch vụ của DN bị hao phí là điều không thể tránh khỏi. Đó có thể là sự hao phí về mặt vật chất: như tiền bạc, máy móc, cơ sở hạ tầng,. Đó cũng có thể là sự hao phí không có hình thái cụ thể như: sức lao động, trí óc,. Tất cả những nhân tố ấy tựu chung lại là các CP đối với DN. Có thể nói, các khoản mục CP kinh doanh đối với DN vô cùng đa dạng cả về mặt hình thức, mục đích phát sinh, thời gian tác động lên HĐKD của DN,.
các theo thời kỳ phát sinh, trực tiếp hay gián tiếp. Tuỳ theo từng khoản mục CP, DN nên đề ra những chính sách quản lý phù hợp. Cụ thể với các khoản mục chi phí trực tiếp, DN có thể tập hợp phân loại các khoản mục này trực tiếp theo đối SXKD ấy. Mặt khác, đối với các khoản mục chi phí gián tiếp, DN cần tiến hành phân loại các khoản mục CP này theo điểm hoặc theo thời kỳ phảt sinh. Một phương pháp khác mà DN cũng có thể áp hính là phân loại các khoản mục CP theo đối tượng sản phẩm kinh doanh. Có thể nói đây cũng là một phương pháp quản lý CP khá hiệu quả bởi việc phân loại CP theo hạng mục sản phẩm không chỉ giúp DN quản lý các chi phí có liên quan đến sản phẩm kinh doanh một cách có hệ thống mà còn giúp sự nhìn nhận cơ cấu chi phí có trong mỗi sản phẩm được rõ ràng hơn.