Quản lý hiệu quả các khoản phải thu và các khoản phải trả

Một phần của tài liệu 246 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thiên phúc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88 - 90)

3.1.1. Đối với các khoản phải thu khách hàng:

Có thể thấy PTKH là khoản mục vô cùng quan trọng đối với DN, là nhân tố chính thúc đẩy sự tăng lên của DTT và TTS của DN - đó là về mặt lợi ích. Mặt khác, khoản PTKH cũng tiềm ẩn những rủi ro làm tăng CP cho DN như: chi phí thu hồi nơ, những khoản phải trả để bù vào phần thiếu hụt của ngân quỹ khi đến hạn. Đối với Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc, có thể thấy một chính sách thanh toán cởi mở nhằm thu hút nguồn khách hàng tiềm năng đã dẫn đến việc một tỷ lệ quá cao các khoản PTKH tồn tại trong cơ cấu doanh thu của DN. Điều này tuy có những lợi ích nhất định nhưng đã cho thấy DN đang bị chiếm dụng vốn quá nhiều bởi các khách hàng, gây ra những thiếu hụt nhất định trong lượng vốn DN có thể sử

dụng để đầu tư cho hoạt động SXKD. Vì thế, việc quản lý hiệu quả và chặt chẽ các khoản phải thu để duy trì tỷ lệ các khoản phải thu ở mức hợp lý, hoàn thiện chính sách thanh toán và thu hồi vốn ở doanh nghiệp là vô cúng cấp thiết. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuẩt để giúp doanh nghiệp giải quyết được điều này:

a) Giải pháp cải thiện chính sách thanh toán và thu hồi vốn:

Đối với mỗi khách hàng, trước khi tiến hành những giao dịch, DN cần có những thoả thuận chặt chẽ trên hợp đồng nhằm thống nhất những hạng mục về điều khoản thanh toán nhằm tạo ra cơ sở chắc chắn về luật pháp, giảm thiểu rủu ro nợ khó đòi cho DN mình. Không chỉ vậy, trong quá trình sản xuẩt và cung cấp dịch vụ, DN cần đảm bảo chất lượng cao nhất cho sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm tránh việc sản phẩm dịch vụ không được như yêu cầu của khách hàng dẫn đến việc trả chậm tiền hàng. Đối với những sản phẩm và dịch vụ bàn giao thành công, DN cần có những chính sách ràng buộc nhằm bảo đảm các khách hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng số lượng, thời hạn theo đúng điều khoản trong hợp đồng. DN cần giữ vững lập trường cứng rắn trong việc không chấp nhận những khách hàng mà doanh nghiệp không nắm rõ được thông tin cũng như chưa có tiền lệ giao dịch trước đây được kéo dài khoản thanh toán quá lâu. Không chỉ vậy, việc đề ra những chính sách xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng nhằm đánh giá và phân tích những khách hàng giao dịch với doanh nghiệp để có những chính sách thanh toán phù hợp đặc điểm của từng DN đối tác, giúp hoạt động thu hồi tiền của DN an toàn hơn. Ngoài ra, những chính sách chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng trả trước hay trả sớm có thể là một giài pháp hữu hiệu góp phần cải thiện khả năng thu hồi vốn của DN.

b) Giải pháp quản lý khoản phải thu khách hàng:

Để DN có thể quản lý một cách hiệu quả và chính xác các khoản PTKH, việc sắp xếp các khoản PTKH một cách hợp lý là tối quan trọng. Các khoản PTKH có thể được phân loại theo thời gian, theo đối tượng khách hàng, theo hạng mục kinh doanh của DN,... Đặc biệt việc tập trung phân tích tài chính cũng như KNTT của mỗi khách hàng trước khi tiến hành những giao dịch thương mại có vai trò quan trọng đối với DN, giúp giảm thiểu rủi ro nợ xấu. Thêm nữa, việc theo dõi một cách

thường xuyên và đều đặn biến động số dư của tài khoản PTKH để có những điều chỉnh đúng đắn, hợp lý nhằm thu hồi nợ một cách thành công.

3.1.2 Đối với hạng mục nợ phải trả của doanh nghiệp.

Có thể nói việc các doanh nghiệp tiến hành chiếm dụng vốn lẫn nhau thông qua việc mua chịu, bán chịu hay mua trả trước đã trở nên không còn xa lạ gì trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Hoạt động ấy không chỉ giúp mỗi cá nhân doanh nghiệp có nguồn doanh thu dồi dào hơn nhằm tái đầu tư mở rộng SXKD mà còn thể hiện mối quan hệ tương trợ chặt chẽ, hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa mỗi doanh nghiệp. Nhưng việc quản lý NV chiếm dụng và NV bị chiếm dụng sao cho hiệu quả, cân bằng và mang lại lợi ích cho DN là khó, đòi hỏi mỗi DN cần có những chiến lược tinh tế và phù hợp. Đối với Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc, ở thời điểm hiện tại, lượng NPT hay lượng vốn DN chiếm dụng được từ bên ngoài tuy luôn được duy trì ở mức cao nhưng có xu hướng thấp hơn lượng vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Có thể đánh giá rằng đây là một xu hướng không tốt cho HĐKD của DN bởi điều này cho thấy DN hiện đang bị thất thoát vốn ra bên ngoài. Điều này khiến cho doanh thu doanh nghiệp đạt được ở mức cao nhưng lợi nhuận lại chưa được như mức kỳ vọng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường khai thác vốn chiếm dụng để có thể mở rộng HĐKD. Để đạt được điều này, DN cần tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường hoạt động Marketing tăng độ nhận diện sản phẩm DN cũng như làm tăng uy tín của doanh nghiệp trong mắt các khách hàng. Ngoài ra, để tránh thất thoát nguồn vốn, doanh nghiệp cần thắt chặt chính sách thanh toán, thu hồi tiền của doanh nghiệp mình hơn nữa, điều này sẽ giúp nguồn vốn đi vào của doanh nghiệp dồi dào hơn.

Một phần của tài liệu 246 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thiên phúc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88 - 90)