Phân tích nhóm các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh của

Một phần của tài liệu 246 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thiên phúc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 88)

doanh của

doanh nghiệp.

Một công cụ hữu hiệu khác trong nhận định năng lực HĐKD của doanh nghiệp chính là tập hợp các nhân tố chỉ tiêu phản ánh HQKD. Các chỉ tiêu này giúp ta có được bức tranh tổng quan về sức khoẻ tài chính, cũng như dự báo tình hình tài chính DN dài hạn. Đối với Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc, ta sẽ giựa trên cơ sở 4 nhóm chỉ tiêu chính để đánh giá, bao gồm: Nhóm các tỷ số phản ánh NLHĐ của TS, nhóm các tỷ số phản ánh KNSL, nhóm tỷ số phản ánh CCTC và nhóm tỷ số phản ánh KNTT.

a) Phân tích nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt đ ộng (NLHĐ) của TS doanh nghiệp:

Bảng 2.4: Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt đ ộng của tài sản Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc giai đ oạn 2017-2019

Số vòng quay khoản phải thu

_________(lần)_________

1,66 1,09 1,35

Kỳ thu tiền trung bình

_____(n g à y)________ 219,88 334,86 270,37 Nguyên giá TSCĐ bình quân _________(VND)________ 43.836.202.870 46.570.166.510 49.779.361.410

Hiệu suất sử dụng tài sản cố đ ịnh , (lần) ,_____ 4,48 3,83 4,63 Tổng tài sản bình quân (VND) 165.295.073.600 212.154.067.400 0217.959.915.70 Hiệu suất sử dụng tổng tài sán ______(lần)______ 1,19 0,84 1,06

Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh NLHĐ của TS doanh nghiệp biến động theo xu huớng không đồng đều.

Cụ thể, với chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu (VQKPT), có thể thấy hệ số VQKPT của DN ở mức khá thấp có xu huớng giảm. Chỉ tiêu này đạt 1,66 lần vào năm 2017, giảm mạnh xuống còn 1,09 lần vào năm 2018 do biến động giảm của DTT và biến động tăng của khoản phải thu bình quân (KPTBQ). Điều này chứng tỏ hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ tại doanh nghiệp năm 2018 tuơng đối kém hiệu quả hơn so với một năm truớc đó. Điều này là dễ hiểu bởi nhu đã đề cập truớc đó, năm 2018 DN có sự thay đổi trong mô hình kinh doanh, buộc DN phải thực hiện những chính sách nhằm nới lỏng thanh toán cho các khách hàng nhằm thu hút đuợc nguồn khách hàng tiềm năng mới. Vì thế, luợng phải thu của DN tăng lên là có thể hiểu đuợc. Sang tới 2019, chỉ tiêu này biến động tăng trở lại lên mức 1,35 lần - mức tăng tuơng đối khả quan. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả trong công tác thu hồi nợ tại DN đuợc cải thiện vào 2019, luợng vốn của DN ít bị tồn đọng hơn tại khâu thanh toán, tốc độ thu hồi vốn nhanh hơn, từ đó làm tăng HQKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với quy mô kinh doanh và vốn mà DN đang sở hữu thì mức tăng hiện tại còn chua tuơng xứng, chứng tỏ DN vẫn cần có giải pháp cải thiện chính sách thanh toán của mình, đẩy mạnh công tác thu hồi vốn để tái đầu tu SXKD, từ đó để HQKD cải thiện hơn nữa.

Tuơng tự nhu VQKPT, chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình (KTTTB) cũng biến động với xu huớng tuơng tự. Cụ thể, KTTTB của DN tăng mạnh từ 219,88 ngày (2017) lên 334,86 ngày (2018), tăng 114,98 ngày. Sự tăng lên ấy đã cho thấy trong 2018, DN thu hồi vốn kém hiệu quả hơn so với 2017, chứng tỏ sự ứ đọng vốn của doanh nghiệp đã tăng lên trong 2018, gây ảnh huởng xấu đến khả năng vốn đuợc thu hồi về để tái đầu tu SXKD. Sang đến 2019, chỉ tiêu này đã giảm trở lại xuống mức 270,37 ngày, giảm 64,48 ngày, cho thấy thời gian ứ đọng tại khâu thanh toán của vốn giảm so với cùng kỳ năm truớc, DN có thể thu hồi vốn về trong thời gian nhanh hơn, từ đó HQKD đuợc cải thiện trong năm 2019. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng tuy đuợc cải thiện nhung KTTTB của doanh nghiệp vẫn luôn duy trì ở mức cao, chứng tỏ rằng luợng vốn ứ đọng của doanh nghiệp trong khâu thanh toán vẫn còn ở mức rất lớn, tiềm ẩn những rủi ro nhất định đối với DN. Điều này đòi hỏi DN

cần có những chính sách phù hợp để thời gian lượng vốn tồn đọng trong khâu thanh toán được rút ngắn hơn nữa.

về chỉ tiêu hiêu suất sử dụng TSCĐ (HSSDTSCĐ), có thể nói hệ số này phản ánh mỗi đồng nguyên giá bình quân (NGBQ) của TSCĐ tham gia vào quá trình SXKD đem lại bao nhiêu đồng DTT cho doanh nghiệp. Từ bảng trên ta thấy: So với năm 2017, trong năm 2018 HSSDTSCĐ đã giảm 14% từ mức 4,28 xuống còn 3,67. Bởi trong năm 2018, DTT của doanh nghiệp giảm 9,3% cộng với việc NGTSCĐ bình quân trong năm 2018 của doanh nghiệp ngược lại tăng 6,24%, dẫn tới sự sụt giảm trong HSSDTSCĐ của doanh nghiệp vào 2018. Tuy nhiên sang đến năm 2019, DTT của doanh nghiệp đã tăng trở lại với mức tăng 29,28%, mặt khác TSCĐ của DN lại không thay đổi quá nhiều. Sự biến động đã làm tăng HSSDTSCĐ của DN lên mức 4,63, tăng 26% trong năm 2019. Điều này một lần nữa chứng tỏ HQKD của DN đã được cải thiện hơn trong năm 2019, lượng doanh lợi được tạo ra từ quá trình sử dụng các nguồn lực TSCĐ đã tăng lên. Tuy nhiên, đây chưa phải là một con số thật sự ấn tượng đối với một DN đã có thâm niên lâu năm và có uy tín trong ngành dịch vụ công nghiệp, do trang thiết bị tại DN vẫn cũ và được sử dụng qua nhiều năm, chưa được đầu tư cập nhật và thay mới. Điều này đặt ra vấn đề về việc DN cần có những giải pháp hợp lý nhằm cải thiện HSSDTSCĐ của mình, từ đó nâng cao HQKD.

Đối với hiệu suất sử dụng tổng tài sản (HSSDTTS) của doanh nghiệp, chỉ tiêu này đã giảm tử mức 1,19 vào năm 2017 xuống chỉ còn 0,84 vào năm 2018, giảm 29% do DTT biến động giảm 9,3% vào 2018, cộng với chỉ tiêu TTS bình quân lại biến động tăng 28,35% từ 165.295.073.600 VND lên 212.154.067.400 VND. Điều này đã chứng tỏ có xu hướng sụt giảm trong hiệu quả sử dụng các nguồn tài sản trong việc tạo ra nguồn doanh thu tại DN vào năm 2018. Sang đến năm 2019, chỉ số này đã tăng trưởng lên mức 1,06 bởi DTT tăng lên mức 230.312.689.213 VND, tăng 29,28% - mức tăng khá đáng kể. Thêm vào đó, chỉ tiêu TTS của doanh nghiệp tuy có chứng kiến sự biến động tăng lên 231.453.424.754 VND tương đương 13,20% nhưng mức tăng này vẫn nhỏ hơn nhiều so với sự tăng lên của chỉ tiêu DTT, từ đó dẫn đến HSSDTTS của doanh nghiệp được cải thiện hơn so với cùng kỳ

Chỉ tiêu 7201 2018 2019 Chênh lệch 2018/2017

Chênh lệch 2019/2018

năm 2019. Tuy nhiên, nhìn chung mức tăng này vẫn còn tuơng đối thấp, DN cần có những chính sách phù hợp hơn nhằm tối đa hoá đuợc lợi ích mà nguồn tài sản của doanh nghiệp có thể đem lại.

Nhìn chung, nhóm chỉ số tài chính thể hiện NLHĐ của tài sản tại DN biến động tăng qua các năm. Tuy các chỉ số có giảm nhẹ vào 2018 do sự biến động trong cơ cấu kinh doanh của DN, cộng với xu huớng đi xuống của thị truờng đã gây ra những khó khăn buớc đầu cho DN, dẫn đến sự sụt giảm trong hiệu quả sử dụng TTS của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sang đến 2019, sự phát triển mạnh trở lại của các nhân tố đã cho thấy DN đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực về tài sản, giảm thời gian luợng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán. Điều này phản ánh xu huớng tích cực trong HĐKQ của DN trong năm 2019. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng các chỉ số vẫn còn đang ở mức thấp, chứng tỏ DN chua thực sự tận dụng đuợc triệt để các tiềm lực về TS mà DN đang sở hữu để tạo ra doanh thu, dẫn tới luợng doanh lợi vẫn chua đuợc tối đa hoá nhu kỳ vọng. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, DN cần có những chiến luợc phù hợp để luợng lợi ích thu về sẽ tăng lên.

b) Phân tích nhóm các tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính (CCTC) doanh nghiệp

Có thể thấy một CCTC vững mạnh, cụ thể hơn là một cơ cấu vốn cân bằng là một trong những nhân tố tiên quyết để doanh nghiệp nâng cao HQKD. Vì vậy, việc xem xét tình hình CCTC (cơ cấu vốn) của DN có vai trò vô cùng cần thiết bởi qua đó tính hợp lý trong CCTC hay tính hiệu quả về chính sách huy động vốn sẽ đuợc thể hiện. Đối với Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc, ta sử dụng nhóm các tỷ số phản ánh CCTC (cơ cấu vốn) để đánh giá bao gồm: Hệ số nợ (HSN), Hệ số tự tài trợ (HSTTT), Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu (HSNDHTVCSH) và Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (HSTTTTSDH).

Nhóm hệ số này đuợc tính toán dựa trên các thành phần trong BCTC của Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc giai đoạn 2017 - 2019 và đuợc biểu diễn thông qua bảng sau:

53

Bảng 2.5: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính của Công ty TNHH Thi ên Phúc giai đ oạn 2017-

Hệ số tự tài trợ 0,22 0,24 0,23 9,09% -4,16% Hệ số nợ dài hạn trên VCSH 0,37 0,28 0,04 -24,32% -85,71% Hệ số tự tài trợ TSDH 1,1 1,17 1,27 6,36% 8,55%

Nguồn: tác giả tự tính toán

Qua bảng trên có thể thấy nhóm tỷ số phản ánh CCTC của DN giai đoạn 2017 - 2019 biến động không lớn.

Đầu tiên, đối với hệ số nợ (HSN), có thể thấy chỉ tiêu này luôn duy trì ở mức khá cao, lần lượt là 0,78 (2017), 0,7 (2018), 0,76 (2019), thể hiện mức độ tài trợ tương đối lớn của các khoản NPT trong cơ cẩu TTS của doanh nghiệp với tỷ trọng luôn được duy trì với mức trên 75% - mức tương đối cao, trên lý thuyết có thể tiềm ẩn một số rủi ro về thanh toán. Tuy nhiên, khi nhìn vào cơ cấu nợ của doanh nghiệp, gần như toàn bộ nợ NPT của DN đều đến từ những PTNB trong ngắn hạn và không có khoản PTNB trong dài hạn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang tận dụng khá hiệu quả nguồn vốn chiếm dụng từ bên ngoài để mở rộng hoạt động SXKD. Việc này rất hữu ích với doanh nghiệp bởi chi phí sử dụng loại vốn này rất nhỏ và gần như bằng 0, DN có thể tận dụng được lượng vốn này mà gần như không phải trả một đồng chi phí lãi vay nào. Như vậy có thể thấy HSN đã khắc hoạ một xu hướng sử dụng vốn tốt của DN, cho thấy DN đã tận dụng tốt được đòn bấy tài chính nhằm nâng cao HQKD của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xây dựng chính sách về thanh toán phù hợp nhằm giảm thiểu những rủi ro về mặt thanh toán trong ngắn hạn khi những khoản NPT đến hạn.

Đối với chí tiêu hệ số tự tài trợ (HSTTT), hệ số này của doanh nghiệp vào năm 2017 là 0,22 tương đương tỷ trọng của VCSH trong TNV là khoảng 22%. Điều này phản ánh trong năm 2017 cứ 100 đồng tài sản của DN thì được tài trợ bởi 22 đồng VCSH, còn lại đến 78 đồng đến từ vốn bên ngoài. Sau đó vào năm 2018, có thể thấy hệ số này được cải thiện lên mức 0,24 do có sự mở rộng trong quy mô VCSH của DN cũng như sự suy giảm trong lượng NPT của doanh nghiệp. Sang đến 2019 thì tỉ số này dường như không biến động nhiều với mức giảm chỉ 0,01. Từ sự thay đổi trong giá trị của các chỉ tiêu được phân tích ở trên, nhìn chung doanh nghiệp đang tích cực tận dụng các nguồn vốn huy động hay chiếm dụng từ bên ngoài để đầu tư vào HĐKD. Thêm vào đó, có thể thấy rằng nguồn vốn được huy động chủ yếu đến từ các khoản nợ ngắn hạn mà cụ thể hơn là các khoản PTNB ngắn hạn, chứng tỏ DN đang tận dụng nguồn vốn nợ khá hiệu quả. Điều này cũng gián tiếp thể hiện sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường cũng như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có sức hấp dẫn cao với các khách hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được lượng vốn chiếm dụng lớn từ các khoản trả trước của khách hàng. Tuy nhiên cần khẳng định rằng bên cạnh những mặt tích cực mà ta chỉ số này phản ánh, việc duy trì một lượng phải trả trong ngắn hạn quá cao như doanh nghiệp hiện tại cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định. Rủi ro ấy đến từ việc duy trì một lượng PTNB trong ngắn hạn lớn như vậy sẽ tạo ra áp lực rất lớn về nghĩa vụ thanh toán cho doanh nghiệp trong vòng một năm. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách quản trị dòng tiền thật sự hiệu quả nếu không doanh nghiệp sẽ khó mà bảo đảm được nghĩa vụ thanh toán ngắn hạn của mình.

Đối với hệ sô nợ dài hạn trên VCSH (HSNDHTVCSH) (hay hệ số tài trợ thường xuyên) của doanh nghiệp, nhìn chung, HSNDHTVCSH của DN ở mức thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 - 2019. Cụ thể hệ số giảm 24,32% từ 0,37 xuống chỉ còn 0,28 trong năm 2018 bởi có sự mở rộng trong quy mô VCSH doanh nghiệp cộng với xu hướng giảm của chỉ tiêu NDH do DN đã hoàn thành việc hoàn trả một số khoản VVNTTC dài hạn. Đến năm 2019 có thể thấy hệ số này tiếp tục giảm mạnh tới 85,71%, xuống chỉ còn 0,04 do 2 yếu tố: Thứ nhất quy mô VCSH của doanh nghiệp tiếp tục theo đà mở rộng trong năm 2019 dẫn đến sự tăng

Chỉ tiêu 2017 201 8 201 9 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Trung bình ngành

bộ các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn còn tồn đọng trước đó, dẫn tới sự giảm mạnh của chỉ tiêu NDH của DN. Như vậy có thể khẳng định: Thứ nhất, hệ số nợ dài hạn trên VCSH của DN luôn được duy trì ở mức thấp và giảm đều qua các năm chứng tỏ nguồn tài trợ một cách thường xuyên của doanh nghiệp không đến từ các khoản NDH. Điều này phản ánh xu hướng ổn định và an toàn về hoạt động đầu tư thanh toán của doanh nghiệp trong dài hạn cũng như mức độ rủi ro về mặt tài chính mà DN có thể phải đối mặt trong dài hạn ở mức thấp. Thứ hai, xu hướng giảm trong tỷ số này cũng phản ánh tính tích cực trong HĐKD của DN qua các năm, khiến cho DN có khả năng thực hiện được nghĩa vụ đối với những khoản VVNTTC dài hạn.

Chỉ số cuối cùng cần được phân tích trong nhóm các chỉ tiêu phản ánh CCTC của doanh nghiệp chính là hệ số tự tài trợ TSDH (HSTTTTSDH) của doanh nghiệp. Theo đó có thể thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng trưởng đều đặn từ 2017 - 2019, cụ thể hệ số tăng 6,36% từ 1,1 năm 2017 lên 1,17 vào năm 2018 do sự mở rộng quy mô VCSH, chủ yếu đến từ việc chỉ tiêu LNST chưa phân phối của DN tăng lên. Sự tăng trưởng ấy còn đến từ sự sụt giảm nhẹ của chỉ tiêu TSDH của DN mà chủ yếu đến từ việc DN đã thanh lý một số TSCĐ có liên quan đến hoạt động SXKD mà DN đã không còn triển khai nữa. Sang đến năm 2019, xu hướng tăng này vẫn tiếp tục khi mà chỉ số tăng từ 1,17 lên 1,27, mức tăng là 8,55%. Điều này một lần nữa tiếp tục đến từ sự mở rộng trong quy mô VCSH, nhưng khác với 2018 ở chỗ chỉ tiêu TSDH của DN gần như không biến động - một dấu hiệu phản ánh việc kinh doanh của DN đã bắt đầu ổn định trở lại sau năm 2018. Như vậy việc phân tích hệ số tự tài trợ TSDH của doanh nghiệp đã giúp chúng ta thấy rằng việc duy trì hệ số tự tài trợ TSDH ở mức lớn hơn 1 và tăng đều qua các năm như vậy cho biết chính sách tài trợ vốn cho TSDH mà DN đang sử dụng là khá an toàn và ổn định trong dài hạn.

c) Phân tích nhóm chỉ tiêu tỷ số khả năng thanh toán (KNTT) trong ngắn hạn

Trên phương diện KNTT trong ng ắn hạn, trong phần này, thực trạng KNTT của Công ty TNHH Công nghệ Thiên Phúc sẽ phân tích qua những hệ số phản ánh KNTT ngắn hạn bao gồm: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (HSKNTTNH), tỷ số khả năng thanh toán nhanh (HSKNTTN) và Hệ số khả

56 năng thanh toán tức thời (HSKNTTTT). Các chỉ tiêu này của doanh nghiệp được phản ánh qua bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu 246 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ thiên phúc,khoá luận tốt nghiệp (Trang 63 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w