Với các nghiên cứu của nhóm các tác giả ngoài nuớc, có rất nhiều tác giả đã tập trung làm rõ ảnh huởng của yếu tố nguồn vốn và việc sử dụng vốn tới hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu biểu phải kể đến nghiên cứu của Dr. Saari bin Ahmad và Abbas Mezeal Mushraf (2011); Julius Enqvist, Michael Graham và Jussi Nikkinen (2013); Sonia Banos-Caballero, Pedro J. Garcia-Teruel và Pedro Martinez-Solano (2014); Lucy Wamugo Mwangi, Muathe Stephen Makau và George Kosimbei (2014). Đầu tiên, Dr. Saari bin Ahmad và Abbas Mezeal Mushraf (2011) đã khẳng định qua nghiên cứu của mình rằng có mối tuơng quan tích cực và chặt chẽ giữa việc đạt đuợc hiệu quả trong sử dụng và phân bổ nguồn vốn với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng và phân bổ nguồn vốn hiệu quả và hợp lý sẽ làm tăng tính nhận diện doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sản phẩm mới đuợc phát triển, tăng tinh hài lòng trong trải nghiệm khách hàng để từ đó tính hiệu quả của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đuợc nâng cao.
Tuơng tự, bằng việc sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tinh vào phân tích một mẫu các số liệu thu thập đuợc từ một danh sách gồm nhiều các doanh nghiệp đuợc niêm yết tại Phần Lan, nhóm các tác giả Julius & cộng sự (2013) khẳng định rằng vai trò của một chinh sách quản lý nguồn vốn hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn luu động của doanh nghiệp là vô cùng to lớn, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc quản lý một cách hiệu quả tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cũng nhu các thành phần eo liên quan ảnh huởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể cải thiện việc quản lý nguồn vốn của mình bằng cách tăng cuờng hiệu quả trong việc xử li hàng tồn kho cũng nhu giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu của mình.
Cùng chung quan điểm ấy, Sonia & cộng sự (2014) đã nghiên cứu làm rõ mối tuơng quan giữa việc quản lý hiệu quả nguồn vốn luu động của doanh nghiệp với
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua việc nghiên cứu một mẫu gồm nhiều công ty phi tài chính tại Anh. Nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng có một mối tuơng quan đồng thuận giữa các khoản đầu tu hợp lí vào nguồn vốn luu động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngụ ý rằng một mức đầu tu tối uu vào nguồn vốn luu động sẽ giúp cho doanh nghiệp cân bắng chi phí và tối đa hoá lợi ích thu đuợc.
Cũng trong năm 2014, Lucy & cộng sự (2014) bằng việc sử dụng mô hình hồi quy tổng quát Lead Square (FGLS) để phân tích các số liệu thu đuợc từ 42 doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực tài chính đuợc niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Kenya (NSE) trong giai đoạn 2006-2012 đã làm rõ các tác động của việc quản lý hiệu quả, nguồn vốn luu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả của mô hình cho thấy một chính sách quản lý nguồn vốn tích cực và chặt chẽ có tác động tích cực và mạnh mẽ đến khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, nghiên cứu đã cho rằng khi tỉ lệ tổng nợ phải trả ngắn hạn trên tổng tài sản tăng thì hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp đuợc cải thiện. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất rằng các doanh nghiệp nên sử dung các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho tái sản hơn là sử dụng các đòn bẩy tài chính (nợ dài hạn) cũng nhu việc tăng tỉ lệ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản sẽ giúp cho doanh nghiệp cải thiện đuợc hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình, đuợc thể hiện qua cả ROA và ROE của doanh nghiệp.
Với một góc nhìn khác, Anjichi (2014) không tập trung khai thác tác động của việc sử dụng vốn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà tác giả đã sử dụng phuơng pháp CAMEL để xác định ảnh huởng của hoạt động quản lý tài sản và nợ đến hiệu quả về mặt tài chính của 43 ngân hàng thuơng mại ở Kenya trong vòng 9 năm từ 2004 tới 2013. Phuơng pháp CAMEL đánh giá tác động dựa trên cơ sở những nhân tố độ an toàn vốn, chất luợng của hoạt động quản lý tài sản, tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đã chỉ ra rằng một chính sách quản lý tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả hợp lí là tối quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào, ảnh huởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thuơng mại. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra
có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp ngân hàng có dòng thu nhập hạn chế trong danh mục đầu tư của mình.
Một nghiên cứu cũng đáng chú ý về việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là nghiên cứu của Inta & Irina (2012). Bằng việc nghiên cứu các chính sách quản lý tài chính tại các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính tại Latvia dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), các tác giả đã khẳng định có mối liên hệ mật thiết giữa các chỉ số tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, nghiên cứu đã chỉ ra một số chỉ tiêu tài chính quan trọng, được coi là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm tỷ lệ vốn lưu động ròng trên doanh thu, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Từ đó nghiên cứu đề xuất các nhà đầu tư cần tập trung phân tích những chỉ số này nhằm xác định được tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.