4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.3. Thảo luận về hiệu suất chuyển gen ở đậu tương
Đối với giai đoạn chọn lọc bằng kháng sinh trong ống nghiệm, thí nghiệm chuyển gen GmDREB2 vào giống đậu tương ĐT12 của chúng tôi qua 3 lần biến nạp với 300 mẫu thu được 60 chồi ra rễ và 20 cây được trồng trên giá thể, trong đó có 5 cây sống sót. Hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn này là 5/300 = 1,67%. Cũng theo phương pháp chuyển gen qua nách lá mầm của hạt chín ở đậu tương nhờ A. tumefaciens, Lò Thị Mai Thu (2014) chuyển cấu trúc CPi (SMV – BYMV) vào hai giống đậu tương ĐT12 và DT2008 trong giai đoạn này hiệu suất lần lượt là 4,32% và 3,76% [8]; Lò Thanh Sơn (2015) chuyển cấu trúc mang gen GmEXP1 vào giống đậu tương DT84 với hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn này là 2,37% [7]; Nguyễn Thu Hiền (2011) chuyển gen HA1 vào giống đậu tương ĐT12, hiệu suất là 2,37% [3]; Nguyễn Thúy Hường (2011) chuyển gen vào giống đậu tương DT84 với hiệu suất là 2,22% [4]. So sánh với những kết quả của thí nghiệm trên chúng tôi nhận thấy rằng, hiệu suất chuyển gen ở giai đoan này của chúng tôi thấp hơn hiệu suất chuyển gen vào giống đậu tương ĐT12 và DT2008 của Lò Mai Thu lần lượt là 2,65% và 2,09%; thấp hơn hiệu suất chuyển gen vào giống đậu tương DT84 của Lò Thanh Sơn 0,7%; thấp hơn hiệu suất chuyển gen vào giống đậu tương ĐT12 của Nguyễn Thu Hiền 3,25% và thấp hơn kết quả chuyển gen của Nguyễn Thị Thu Hường vào giống đậu tương DT84 là 0,55%.
Ở giai đoạn trồng trên giá thể ngoài tự nhiên, kết quả PCR phân tích sự có mặt của gen chuyển trong thí nghiệm chuyển gen của chúng tôi cho thấy, trong 5 dòng cây đậu tương chuyển gen tạo được ĐT12-01, ĐT12-02, ĐT12- 03, ĐT12-04, ĐT12-05 thì có 4 dòng đậu tương ĐT12-01, ĐT12-03, ĐT12- 04, ĐT12-05 xác định được sự có mặt của gen chuyển, với hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn này là 1,33%.
Trong kết quả nghiên cứu của Lò Thị Mai Thu (2014) chuyển gen vào giống đậu tương ĐT12 với 370 mẫu thu được 5 dòng cây dương tính với PCR, hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn này là 1,35%, với giống DT2008 trong hiệu suất chuyển gen là 2,24% [8]; Lò Thanh Sơn (2015) hiệu suất đạt 0,27% [7]; kết quả của Nguyễn Thu Hiền (2011) hiệu suất là 1,23% [3]; trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hường hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn này đạt 0,23% [4]. So sánh kết quả kiểm tra gen bằng PCR với các nghiên cứu trên nhận thấy, hiệu suất chuyển gen ở giai đoạn này thấp hơn hiệu suất chuyển gen của Lò Mai Thu với giống ĐT12 là 0,02% và giống DT2008 là 0,91%; cao hơn hiệu suất chuyển gen vào giống DT84 của Lò Thanh Sơn 1,06%; cao hơn nghiên cứu chuyển gen HA1 vào giống đậu tương ĐT12 của Nguyễn Thu Hiền 0,1% và cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Thúy Hường 1,1%.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ