3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công
3.2.4. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Để đảm bảo 7 nguyên tắc trong kế toán: nguyên tắc cơ sở dồn tích, hoạt động liên
tục, nguyên tắc giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng và nguyên tắc trọng yếu, để tránh
được những tổn thất không đáng có trong hoạt động sản xuất, phản ánh giá trị NVL tồn kho sát với giá thị trường tại thời điểm nhất định, đồng thời góp phần phản ánh kết quả kinh doanh trong kỳ chính xác hơn thì công ty cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Theo chế độ kế toán hiện hành vào cuối mỗi kỳ, kế toán phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc.
Lần đầu tiên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối kỳ, kế toán ghi sổ: Nợ TK632 (giá vốn hàng bán)
Có TK229 (dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
STT Tên sản phâm So lượng
Mức tiêu hao
NVL Dung sai
ĩ Tụ 15pF 50V 2000 gói 15 chiếc
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯƠNG THỊ BẢO YẾN Tại cuối kỳ kế toán tiếp theo:
Neu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này thì số chênh lệch nhỏ hơn kế toán ghi:
Nợ TK 632 (Giá vốn hàng bán)
Có TK 229 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này thì số chênh lệch nhỏ hơn kế toán ghi:
Nợ TK 229 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 632 (Giá vốn hàng bán)
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ giúp việc hạch toán vật tư tại công ty đảm bảo độ chính xác và thông qua việc trích lập dự phòng, kế toán NVL sẽ nắm bắt được số chênh lệch cụ thể giữa giá trị hàng tồn kho của công ty hiện có so với giá thị trường.