Đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của công tyTNHH Thế Bảo

Một phần của tài liệu 153 giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH thế bảo (Trang 51 - 53)

2.1. Tổng quan về công tyTNHH Thế Bảo

2.1.2. Đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của công tyTNHH Thế Bảo

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Thế Bảo thực hiện hoạt động sản xuất thiết bị điện thông minh như các loại thiết bị điện cảm ứ ng, thiết bị báo khách, báo trộm, báo khói, ... NVL chính được sử dụng nhiều nhất là các loại linh kiện như một

số loại tụ, trở, triac, PIR (mắt cảm biến hồng ngoại) và một số linh kiện khác để sản xuất

bo mạch cho các loại thiết bị điện thông minh Kawasan. Hiện nay, sản phẩm chính của công ty là các loại thiết bị báo động chống trộm. Bộ máy sản xuất của công ty TNHH Thế Bảo được chia thành 3 bộ phận: bộ phận cắm linh kiện, bộ phậ n kiểm tra bo và bộ phận lắp ráp. Mỗi bộ phận phụ trách một quy trình sản xuất riêng biệt. Trong năm, khối lượng tiêu thụ sản phẩm qua các tháng không ổn định do nhu cầu biến động trên th ị trường. Điều đó dẫn đến kế hoạch sản xuất của nhà máy có sự thay đổi liên tục hằng tháng,

nên vào thời điểm thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm công ty phải sử dụng lao động thời vụ để đảm bảo cung ứng đầy đủ sản phẩm cho nhu cầu dự trữ và tiêu thụ.

Qui trình sản xuất kinh doanh

Hiện nay Công ty TNHH Thế Bảo đang kinh doanh thương mại trong lĩnh vực các sản phẩm về thiết bị điện thông minh ..Dựa trên cơ sở kinh doanh hiện có của mình, Công ty có quy trình kinh doanh khá đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Điều này thể hiện sự sắp xếp, tổ chức công việc của ban lãnh

đạo Công ty khá tốt, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty. Quy trình kinh doanh

của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 1.1 sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình kinh doanh của Công ty TNHH Thế Bảo

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯƠNG THỊ BẢO YẾN

Điều tra thị trường, tìm kiếm nhu cầu

trong nước 1 Giao hàng ( đầu ra) (6) Thanh lý hợp đông và các nghiệp vụ phát sinh khác (7)

Điều tra thị trường tìm kiếm đầu vào

(2)

Vận chuyển, lưu kho, lưu bãi

(5) Ký kết các hợp đông mua- bán (3) - Giao nhận hàng hóa (đầu vào)

(4)

(Nguồn: Công ty TNHH Thế Bảo)

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Thế Bảo

Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Thế Bảo

(Nguồn: Công ty TNHH Thế Bảo)

Chỉ tiêu Nám 2016 Nám 2017 Năm 2018

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯƠNG THỊ BẢO YẾN

Ban giám đốc: Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, đứng đầu sẽ là

ban

Giám đốc. Ban Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban khác trong công ty: Phòng vật tư, phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng kinh doanh, ... Ban Giám đốc điều hành hoạt động của các phòng ban và là người chịu trách nhiệm pháp lý của công ty. Ban giám đốc

điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty qua sự hỗ trợ, tham mưu của các phòng ban trong công ty. Các phòng ban thực hiện các nghiệp vụ chuyên sâu, thúc đẩy quá trình sả n xuất, kinh doanh của công ty.

Nhà máy sản xuất: Trực tiếp sản xuất các thiết bị điện phục vụ nhu cầu khách

hàng. Việc sản xuất đảm bảo chất lượng, đúng quy trình, kỹ thuật, đúng mẫu mã và thời hạn.

Phòng vật tư: Thực hiện các hoạt động lập kế hoạch, triển khai, cung ứng NVL

cho công tác sản xuất của Công ty. Song, kết hợp với các bộ phận khác để theo dõi, giải quyết những phát sinh liên quan đến vật tư.

Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, ghi chép, theo dõi các nghiệp

vụ phát sinh về chi phí, quá trình luân chuyển vốn, cách sử dụng tài sản và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng kinh doanh: Hoạch định các kế hoạch kinh doanh hiệu quả, giúp công ty

trong việc buôn bán các sản phẩm một cách hiệu quả. Chủ động tìm kiếm thị trường, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Phòng nhân sự: Có trách nhiệm tuyển dụng nhân sự, đảm bảo chất lượng và

chiến

lược phát triển của doanh nghiệp. Tổ chức và kết hợp với các phòng ban khác của công ty thực hiệ n quản lý, đào tạo nhân sự, điều phối nhân sự. Xây dự ng quy chế lương thưởng,

chế độ nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc, đồng thời chăm lo cho đời sống của cán bộ công nhân viên, là cầu nối giữa cán bộ công nhân viên và ban Giám đốc.

Phòng kỹ thuật: Kiểm tra, đánh giá kỹ thuật sản phẩm trước khi trình lên ban

giám

đốc. Thực hiện các chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sả n xuất

để cải tiến sả n phẩm. Lập và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất tại nhà máy.

41

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯƠNG THỊ BẢO YẾN

Một phần của tài liệu 153 giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH thế bảo (Trang 51 - 53)

w