Giải pháp về tài chính và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu cho chuỗi nhà hàng sỹ phú tại công ty TNHH sỹ phú​ (Trang 106 - 115)

Việc đảm bảo nguồn tài chính để duy trì những mục tiêu dài hạn luôn đặt ra những trở ngại cho doanh nghiệp. Điều đáng nói ở đây là muốn phát triển cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, cũng như đầu tư cho con người, đầu tư cho quảng bá. Tất nhiên việc cần đầu tư thì vẫn phải nên đầu tư, và đôi khi còn phải đẩy mạnh trong ngắn hạn để đạt được những mốc cán quan trọng, đó là tiền đề vững chắc cho tương lai. Xong cũng nên có sự tính toán hợp lý, ở khâu nào có thể vận dụng nguồn lực hiện tại được nên vận dụng triệt để.

Trong khâu nhân sự, chúng ta có thể thực hiện theo kiểu nhân mô hình từ cơ sở. Nên có mô hình tự đào tạo lẫn nhau nơi cơ sở. Thông tin hiện giờ là không giới hạn và nguồn tư liệu cũng có nhiều trên các trang thông tin. Đó là nguồn tư liệu không mất phí, chúng ta có thể cập nhật từ đó rút kinh nghiệm, tự trau dồi cho đội ngũ nhân viên. Đôi khi chính bài học từ thực tế lại là kho kiến thức dồi dào nhất, chúng ta nên có tinh thần tự học tự rút kinh nghiệm, và truyền đạt cho đồng nghiệp.

Tất nhiên không phải cái gì cũng tiết kiệm, ví như hiện tại đội ngũ marketing của doanh nghiệp thật sự chưa hiệu quả, cách thức triển khai chậm chạp, và đơn điệu. Chính vì lý do đó nên có sự đổi mới ở khâu nhân sự này. Cần có sự tăng cường về mặt marketing để có sự chuyển biến đáng kể. ngoài ra cần có sự khích lệ sự sáng tạo trong đội ngũ đầu bếp, vì mục tiêu của nhà hàng là đa dạng trong thực đơn, không chỉ dừng lại ở tiêu chí vùng miền, quốc gia, mà còn theo xu hướng, theo mùa, theo yêu cầu của khách hàng, ngay cả cần sự biến tấu sáng tạo mang tính đột phá. Vì dù sao thì món ăn có sức hút mới là điểm níu chân khách hàng.

Vấn đề tài chính là xương sống của doanh nghiệp, việc cần đổi mới tư duy đa dạng nhà cung cấp nguyên liệu, hay lựa chọn nhà cung cấp nội có uy tín thay vì nhập khẩu cũng là bước đi khôn ngoan trong việc tiết kiệm chi phí cho những kế hoạch dài hơi hơn, cho những mục tiêu xa mà doanh nghiệp hướng đến. Việc hiện nay mà doanh nghiệp đang cần làm ngay lúc này đó là cần tinh gọn bộ máy tránh tình trạng phình to bộ máy quản lý không cần thiết. Cần thiết yêu cầu mỗi một nhân viên không chỉ có chuyên môn mà cần có kỹ năng tổng hợp. Một cá nhân không nên chỉ có chăm chăm vào thực hiện một nhiệm vụ, thay vào đó khi có yêu cầu cũng cần có sự tiếp nhận kịp thời và thuần thục, bắt nhịp kịp thời. Tất nhiên không bao gồm bộ phận có chuyên môn chuyên sâu, đặc biệt. Có như vậy đội ngũ nhân sự mới thật sự tinh nhuệ, công việc sẽ được giải quyết trôi chảy, tránh được sự dư thừa không cần thiết, tiết kiệm chi phí.

KẾT LUẬN

Xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình liên tục, xuyên suốt, lâu dài, có sự kế thừa. Trong quá trình phát triển thương hiệu, điều quan trọng phải có chiến lược và các chương trình đồng bộ, với sự nỗ lực của toàn doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu là một việc làm quan trọng với mọi doanh nghiệp không loại trừ Công ty TNHH Sỹ Phú. Luận văn đã trình bày các vấn đề có liên quan đến phát triển thương hiệu cho chuỗi nhà hàng Sỹ Phú, nêu lên thực trạng công tác phát triển thương hiệu tại Sỹ Phú.

Luận văn đã tiến hành khảo sát mức độ đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu của Sỹ Phú, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng cho chiến lược phát triển thương hiệu nhà hàng Sỹ Phú trong thời gian tới. Những giải pháp đã trình bày sẽ góp phần xây dựng hình ảnh nhà hàng Sỹ Phú gần gũi thân thiện điểm đến tin cậy của mọi nhà.

Với mong muốn có thể giúp Công ty TNHH Sỹ Phú thực hiện tốt hoạt động nâng cáo giá trị thương hiệu và hiểu rõ hơn về thương hiệu để đi đến những hành động là gia tăng vị thế của công ty trên thị trường. Vì vậy, luận văn "Phát triển thương hiệu cho chuỗi nhà hàng Sỹ Phú tại Công ty TNHH Sỹ Phú" đã phân tích thực trạng công tác quản lý, phát triển thương hiệu, đánh giá sức mạnh thương hiệu thời gian qua để công ty hiểu rõ hơn về thương hiệu và phát triển thương hiệu trong tình hình kinh tế hiện nay. Qua đó đề ra các giải pháp phù hợp cho công tác phát triển thương hiệu, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Vấn đề cốt lõi của Công ty TNHH Sỹ Phú thực tế hiện tại có quan tâm đến vấn đề thương hiệu của nhà hàng, xong sự quan tâm đó chưa thật sự sâu, và đặt điều đó là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Sự đầu tư cho một thương hiệu của công ty chưa đủ mạnh, chỉ dừng lại ở mức tầm tầm bậc trung. Các gói kích cầu khách hàng biết và yêu mếm

đến sản phẩm của doanh nghiệp chưa đa dạng, mang tích quyết liệt, áp sát tiếp cận khách hàng của mình, ngay cả khách hàng ruột, chứ chưa nói đến việc cần phải mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng hơn nữa. Tất cả những vấn đề mà luận văn đã đề cập và đưa ra giải pháp thực tế nó mới chỉ dừng lại ở bước đầu của công cuộc thúc đẩy phát triển của một thương hiệu. Điều quan trọng nhất mang tính lâu dài một khi chúng ta có được một thương hiệu mạnh rồi đó là cách thức chúng ta duy trì cho yếu tố vững mạnh mãi lại là điều hết sức khó khăn. Vậy muốn làm được điều đó thì mọi khâu cần đặt yếu tố chuyên nghiệp lên hàng đầu. Thế nào gọi là chuyên nghiệp? Một doanh nghiệp được cho là có cách thức hoạt động chuyên nghiệp là như thế nào? Sự chuyên nghiệp đó đã thực sự đạt đến mức hoàn thiện chưa, hay mới chỉ dừng lại ở một vài khâu nào đó thôi? Bởi một vấn đề đặt ra đó là thành tựu đạt được đã khó rồi, nhưng duy trì phong độ càng khó hơn, và bản thân có thể tạo ra các xu hướng mới để tự bản thân lập cột mốc mới trong trong phát triển doanh nghiệp là vô cùng khó khăn, rất ít người làm được. Và một lần nữa thuật ngữ chuyên nghiệp là cái đích sau cùng cần đạt được.

Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đào Công Bình, 2006. Quản trị tài sản nhãn hiệu, NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh. 2. Trương Đình Chiến, 2000. Quản trị Marketing trong doanh nghiệp, Hà

Nội: NXB Thống kê.

3. Lê Anh Cương, 2004. Tạo dựng và quản trị thương hiệu, danh tiếng - lợi nhuận, Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội.

4. Vũ Trí Dũng, 2009. Định giá thương hiệu, Hà Nội: NXB Đại học Kinh tê Quôc dân.

5. Huỳnh Thị Bích Hạc, 2007. Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp Việt nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh

6. Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà (2007), Xây dựng và phát triển thương hiệu,

NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội

7. Trần Ngọc Sơn, 2009. Xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiên sĩ, Học viện ngân hàng

8. Lê Thành, 2005. Cẩm nang nhà quản lí xây dựng và phát triển doanh nghiệp, Hà Nội: NXB lao động- Xã hội.

9. Nguyễn Tất Thịnh, 2006. Thương hiệu với nhà quản lý, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

10.Lê Xuân Tùng 2005),Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao động -Xã hội, Hà Nội.

Tiếng Anh

11.David Aaker, 1996. Building strong brands.

12.Kevin Lane Keller, 1998. Stategic brand management: Building, measuring, anh managing brand equity, New Yerser, Prentice Hall

13.King Stephen, 1991. Brand building the in 1990’s.

14.PhillipKotle, 2003. Marketing Management Pearson Education,Prentice- Hall.

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào Anh/Chị!

Tôi tên là: Nguyễn Thành Hưng, học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Phát triển thương hiệu cho chuỗi nhà hàng Sỹ Phú tại Công ty TNHH Sỹ Phú”. Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã giành thời gian cho cuộc khảo sát này. Anh/chị sẽ làm theo mẫu phiếu mà tôi sẽ phát cho mọi người ngay bây giờ. Kết quả của cuộc khảo sát này sẽ là cơ sở đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển thương hiệu cho chuỗi nhà hàng Sỹ Phú.

Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trong phiếu điều tra này chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu luận văn và đảm bảo tính bí mật của các thông tin được cung cấp.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh/chị?

Phần I. Thông tin cá nhân

1. Giới tính

a. Nam b. Nữ

2. Tuổi

a. Dưới 25 b. 25 – 40 c. Trên 40 3. Nghề nghiệp

a. Nhân viên văn phòng b. Học sinh – sinh viên c. Cán bộ hưu trí d. Khác

4. Nơi sinh sống

a. Hà Nội b. Tỉnh thành khác

Phần II: Câu hỏi khảo sát

Câu 1: Anh/chị đã từng nghe nói đến thương hiệu ẩm thực Sỹ Phú không?

a. Đã từng b. Chưa từng

Nếu chọn “đã từng” vui lòng chuyển đến câu 2

Nếu “chưa từng” vui lòng dừng lại, cảm ơn các anh/chị.

Câu 2: Anh/Chị hãy vui lòng cho biết Anh/Chị biết đến thương hiệu ẩm thực Sỹ Phú qua kênh truyền thông nào?

a. Quảng cáo qua báo b. Hoạt động tài trợ của công ty c. Website: Syphu.com.vn d. Qua người thân giới thiệu e. Nhân viên của công ty giới thiệu f. Khác

Câu 3: Theo anh/chị ẩm thực Sỹ Phú là thương hiệu?

a. Rất nhiều người biết đến b. Nhiều người biết đến c. Bình thường d. Ít người biết đến

Câu 4: Anh/chị nhận xét như thế nào về tên của thương hiệu ẩm thực Sỹ Phú?

a. Dễ hiểu b. Khác biệt và độc đáo c. Bình thường d. Khó hiểu

Câu 5: Anh/chị nhận xét như thế nào về logo của thương hiệu ẩm thực Sỹ Phú?

a. Ấn tượng b. Đẹp

c. Bình thường d. Không đẹp

Câu 6: Anh/chị nhận xét như thế nào về slogan "Năng lượng để sống khỏe" của thương hiệu ẩm thực Sỹ Phú?

a . Ấn tượng b. Hay

Câu 7: Anh/chị nhận ra thương hiệu ẩm thực Sỹ Phú nhờ vào những dấu hiệu nào?

a. Tên thương hiệu b. Logo

c. Khẩu hiệu/biểu tượng d. Đồng phục nhân viên e. Yếu tố khác

Câu 8: Hãy đánh giá theo mức độ quan trọng của từng tiêu chí khi anh/chị lựa chọn nhà hàng?

Tiêu chí Rất quan trọng

Quan trọng Bình thường Không quan trọng Rất không quan trọng Giá cả hợp lý Uy tín nhà cung cấp dịch vụ Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp Quảng cáo khuyến mãi hấp dẫn Chất lượng ổn đinh Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Câu 9: Khi quyết định lựa chọn nhà hàng cung cấp các món đặc sản của nhà hàng. Anh/chị thường ưu tiên các nội dung nào sau đây (đánh từ 1-6, 1 là ưu tiên cao nhất, 6 là ưu tiên thấp nhất)?

TT

Yếu tố Thứ tự

1 Giá cả hợp lý

2 Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp 3 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực

phẩm

4 Vị trí thuận lợi của nhà hàng 5 Chất lượng của món ăn

Câu 10: Anh/chị đã từng thưởng thức các món ăn tại chuỗi nhà hàng Sỹ Phú chưa?

a. Đã từng b. Chưa từng

Câu 11: Anh/chị có nhận xét như thế nào về các món ăn tại chuỗi nhà hàng Sỹ Phú? Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Giá cả hợp lý

Nhân viên phục vụ chuyên nghiệp

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực

Câu 12: Anh/chị sẽ tiếp tục đến chuỗi nhà hàng Sỹ Phú khi có nhu cầu?

a. Tiếp tục đến

b.Tiếp tục đến và giới thiệu cho người quen c. Chuyển sang nhà hàng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thương hiệu cho chuỗi nhà hàng sỹ phú tại công ty TNHH sỹ phú​ (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)