CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố qua đó rút ra tổng quan về vấn đề nghiên cứu góp phần xây dựng khung cơ sở lý luận và thực tiễn chặt chẽ, có cơ sở khoa học và giúp tác giả rút ra được nhiều kinh nghiệm cho công trình nghiên cứu của mình. Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các chương của luận văn, trong đó tập trung chủ yếu ở Chương 1 thông qua việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu, các tài liệu, Báo cáo có liên quan.
Các tài liệu, dũ liệu sau khi được thu thập, tiến hành chọn lọc, hệ thống qua đó tính toán các chỉ tiêu phù hợp với đề tài nghiên cứu. Căn cứ vào các số liệu đã chọn lọc tiến hành lập các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ trên chương trình excel; phản ánh tình hình quản lý tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
2.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt để hiểu chúng một cách toàn diện. Nó còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp lý thuyết là phương pháp liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau (Phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích).
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá toàn diện từng khía cạnh khác nhau của việc nhận diện công tác quản lý tài chỉnh theo cơ chế tự chủ tài chính tại các ĐVSNCL nói chung và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 2016-2018 nói riêng. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát các kết quả đạt được từ phân tích để đưa ra những nhận định và đánh giá chung về công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính. Đồng thời hai phương pháp này cũng sử dụng để đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân đối với công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 2016-2018.
2.3.4. Phương pháp thống kê, mô tả
Phương pháp này được sử dụng thông qua việc dùng các dữ liệu thu thập được từ những báo cáo, dự toán ngân sách, hệ thống phần mềm quản lý tài chính… lập các bảng biểu, sơ đồ phục vụ cho việc phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội giai đoạn 2016-2018.
2.3.5. Phương pháp so sánh
Các phương pháp so sánh dùng trong phân tích nhằm phản ánh những thay đổi của chỉ tiêu phân tích và của các nhân tố, bộ phận cấu thành:
Phương pháp so sánh tuyệt đối: Phương pháp này được thực hiện bằng cách dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Kết quả so sánh là chênh lệch, nó phản ánh xu hướng thay đổi và mức độ biến động của những chỉ tiêu, nhân tố đó.
Phương pháp so sánh tương đối: So sánh tương đối nhằm xác định xu hướng và tốc độ biến động, phản ánh kết cấu hiện tượng và xác định xu hướng độ biến động tương đối của các thành phần bộ phận.
Trong Luận văn, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh dữ liệu phân tích theo thời gian; từ đó, đánh giá được những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội giai đoạn 2016-2018.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG HÀ NỘI.