Đa dạng hóa các nguồn thu, nâng cao năng lực khai thác các nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội​ (Trang 82 - 84)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.4. Đa dạng hóa các nguồn thu, nâng cao năng lực khai thác các nguồn

nguồn thu sự nghiệp, cải thiện đời sống cán bộ-nhân viên của Viện.

Nguồn thu sự nghiệp ngoài ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu của Viện. Vì vậy, đa đạng hóa các nguồn thu, nâng cao năng lực khai thác các nguồn thu sự nghiệp là nhu cầu bức thiết đảm bảo cho Viện duy trì và phát triển Viện.

Ngoài các nguồn thu sự nghiệp truyền thống của Viện: Lập chỉ giới đường đỏ, cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch đô thị, tổng mặt bằng, định hướng tuyến kỹ thuật…Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, Viện cần đa dạng hóa thêm các nguồn thu từ các lĩnh vực khác mà Viện có đủ khả năng cung ứng với chất lượng cao như: Dịch vụ đo đạc-khảo sát (đây là dịch vụ có tiềm năng khai thác rất lớn do nhu cầu cao trong hoạt động xây dựng dự án - dân dụng), thực hiện thêm nhiều các đề tài khoa học.

Đồng thời, bộ phận Kế hoạch-Tổng hợp cần thực hiện tốt hơn nữa công tác chuyên môn, liên quan đến công tác tìm kiếm mở rộng nguồn khách hàng tại địa bàn Thành phố Hà Nội và cả nước để đa dạng hóa thêm nguồn thu sự nghiệp cho Viện. Việc đa dạng hoá các nguồn thu không những tăng vị thế của Viện mà còn có tác dụng hỗ trợ cho việc tăng nguồn kinh phí để đáp ứng các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên, bổ sung cho quỹ tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi tập thể góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ, viên chức và người lao động trong Viện.

Việc đa dạng hóa, mở rộng nguồn thu sẽ góp phần làm ổn định tình hình tài chính đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng dịch vụ Quy hoạch đô thị chuyên môn của Viện.

4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đi kèm với công khai tài chính.

* Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Viện cần được tiến hành thường xuyên nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính, có thể để các đơn vị kiểm toán độc lập bên ngoài hoặc thành lập ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ với các thành viên là những người có chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác quản lý tài chính nhằm thực hiện công tác kiểm toán đạt hiệu quả, không tiếp diễn công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các thành viên kiểm tra, kiểm toán là các cán bộ quản lý làm công tác kiêm nhiệm.

Qua công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ quá trình thu chi, phân phối chênh lệch hàng năm cũng như quản lý tài sản giúp cho Viện phát hiện ra được những sai sót, hạn chế; kịp thời xử lý, chấn chỉnh những sai sót trong hoạt động quản lý tài chính. Từ đó, giúp công tác quản lý tài chính của Viện thêm hiệu quả và đảm bảo tuân thủ đúng với các quy định của Nhà nước.

Kiểm tra tài chính là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong quản lý tài chính. Kiểm tra tài chính một cách hữu hiệu bảo đảm cho Lãnh đạo Viện nắm được chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và chủ động, tự chủ trong hoạt động tài chính của đơn vị.

* Công tác công khai tài chính, nội dung công khai tài chính cần được hoàn thiện và đầy đủ tất cả các khâu từ dự toán, quyết toán, sau quyết toán tài chính (việc thực hiện các kiến nghị của Thanh tra, Kiểm toán), để tăng cường hơn tính minh bạch trong công tác tài chính.

Cần quy định việc niêm yết công khai phải chi tiết, cụ thể về thu, chi, mục đích chi… Đặc biệt, không giới hạn thời gian niêm yết trên trang thông tin điện tử của Viện để cán bộ, viên chức, người lao động, người dân có cơ sở giám sát, đối chiếu, so sánh giữa các quý, các năm... Qua đó, cán bộ, viên chức, người lao động sẽ biết được chi tiêu như thế nào, sử dụng ngân sách và việc chi tiêu có

đúng mục đích không? Như vậy, sẽ góp phần hạn chế, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong công tác quản lý tài chính tại Viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội​ (Trang 82 - 84)