Quản lý các nguồn thu sự nghiệp tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội​ (Trang 48 - 56)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Quy

3.2.1. Quản lý các nguồn thu sự nghiệp tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà

Theo Quy chế quản lý tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thì nguồn thu của Viện gồm:

- Nguồn thu được hình thành từ Ngân sách Nhà nước cấp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về Quy hoạch đô thị do UBND TP.Hà Nội giao.

- Nguồn thu hoạt động sự nghiệp (hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ): Lập chỉ giới đường đỏ, số liệu hạ tầng kỹ thuật, tổng mặt bằng, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết…

- Nguồn thu khác: Lãi tiền gửi, bán hồ sơ thầu, đề tài nghiên cứu khoa học.

3.2.1.1. Quản lý việc sử dụng các nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.

Hiện nay, Thủ đô Hà Nội đang đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình đô thị hóa như: Sự phát triển quá tải về các mặt dịch vụ y tế, cơ sở giáo dục, ô nhiễm môi trường, hệ thống giao thông ùn tắc … do không kiểm soát được việc gia tăng dân số, nhất là di dân từ các khu phụ cận vào thành phố để tìm kiếm việc làm; Thiếu các chiến lược và chính sách kiểm soát, quản lý đô thị gây lãng phí tài nguyên đất đai và nguồn lực đầu tư.

Để xây dựng các chiến lược phát triển, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng & phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững đạt hiệu quả cao trên cả 3 lĩnh vực Kinh tế – văn hóa – môi trường, để từng bước đưa Thành phố Hà Nội trở thành Thành phố xanh, đô thị thông minh, hiện đại cần thiết phải tiếp tục thực hiện lập các đồ án Quy hoạch mới, điều chỉnh để thực hiện định hướng trên.

Hàng năm UBND Thành phố Hà Nội cấp vốn NSNN cho Viện dựa trên dự toán của Viện trình được phê duyệt: Chi tiết nguồn kinh phí định mức cho từng Đồ án Quy hoạch, từng chương trình mục tiêu, từng đề tài UBND Thành phố đặt hàng. Nguồn NSNN UBND Thành phố Hà Nội cấp cho Viện trong giai đoạn 2016-2018 được chi tiết trong bảng sau:

Bảng 3.1: Dự toán nguồn thu NSNN, nguồn thu NSNN và tỷ trọng của nguồn thu NSNN trong cơ cấu tổng nguồn thu giai đoạn 2016-2018:

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán Nguồn thu từ NSNN 46.207 54.878 29.839

Nguồn thu từ NSNN thực hiện 41.646 41.668 24.252

Tổng thu các nguồn tài chính 86.788 86.873 80.915

So sánh nguồn thu thực hiện từ NSNN với Dự toán nguồn thu từ NSNN

90,1% 75,9% 81,3%

So sánh nguồn thu từ NSNN thực

hiện năm sau so với năm trước 0,1% -42%

Tỷ trọng nguồn thu từ NSNN

trong cơ cấu tổng thu 48% 48% 30%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018)

Qua số liệu tại bảng 3.1, ta nhận thấy nguồn thu từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm qua đó cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Viện có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Năm 2016 là 41.646 trđ, năm 2017 là 41.668 trđ cùng chiếm tỷ trọng 48%; năm 2018 là 24.252 trđ chiếm tỷ trọng 30%.

Nguồn thu từ NSNN cấp tăng dần trong giai đoạn 2016-2017 nhằm đáp ứng thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch đô thị, nhưng đến năm 2018 có xu hướng giảm do chủ trương rà soát lại toàn bộ các đồ án quy hoạch tại địa bàn Thành phố và trong khoảng thời gian chờ Luật Quy hoạch mới được ban hành. Nguồn thu từ NSNN của Viện năm 2016 đạt 41.646 trđ tương ứng chiếm 48% trong tổng thu, năm 2017 tăng lên 41.668 trđ tương ứng tăng 0,1% so với năm 2016 , năm 2018 giảm xuống 24.252 trđ tương ứng giảm 42% so với năm 2017.

Có một điểm đáng chú ý trong giai đoạn 2016-2018, trong giai đoạn này nguồn thu thực hiện từ NSNN luôn thấp hơn so với dự toán được giao đầu năm, Năm 2016 quyết toán nguồn kinh phí NSNN cấp đạt 91,1%, năm 2017 quyết

toán NSNN giảm xuống 75,9%, năm 2018 tăng lên 81,3%. Qua đó có thể thấy việc thực hiện quản lý sử dụng nguồn thu từ NSNN của Viện vẫn chưa thực sự hiệu quả trong giai đoạn này đồng thời phản ánh Viện vẫn chưa hoàn thành toàn bộ được khối lượng các nhiệm vụ Thành phố giao cho Viện thực hiện trong năm, nguồn thu từ NSNN cho công tác Quy hoạch biến động và chịu tác động rất lớn từ cơ chế chính sách của Thành phố cho công tác này.

Đối với các đơn vị Hành chính sự nghiệp thì nguồn thu từ NSNN là nguồn thu quan trọng nhất để duy trì hoạt động và chi đầu tư phát triển. Tuy Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội là ĐVSNCL tự đảm bảo chi thường xuyên trong giai đoạn này nhưng nguồn thu từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Các nhiệm vụ chính Viện đang thực hiện sử dụng kinh phí NSNN tiêu biểu như: Quy hoạch chung Khu đô thị Hòa Lạc tầm nhìn 2030-2050, Quy hoạch Phân khu Đô thị Phú Xuyên 1,2,3; Quy hoạch Phân khu H1-1, H1-2, H1-3, H1-4, Quy hoạch chi tiết hai bờ Sông Hồng tầm nhìn 2030-2050, Quy hoạch chi tiết khu đô thị hai bên trục Nhật Tân-Nội Bài, Quy hoạch Phân khu đô thị Phú Xuyên 1-2-3, Sóc Sơn 1-2-3, Chương trình Phát triển đô thị tầm nhìn 2050, Quy hoạch Không gian Ngầm tầm nhìn 2050, Quy hoạch Chung các Khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên – Sóc Sơn – Gia Lâm – Long Biên...

Bên cạnh nguồn thu từ NSNN phục vụ cho công tác quy hoạch, UBND Thành phố Hà Nội đã cấp kinh phí không thường xuyên để Viện thực hiện dự án công nghệ thông tin (GIS hóa dữ liệu Quy hoạch). Cùng với đó là kinh phí không thường xuyên phục vụ công tác sửa chữa chống xuống cấp trụ sở Viện, kinh phí đầu tư nâng cấp trang thiết bị máy tính có cấu hình kỹ thuât cao, đi khảo sát học tập thường xuyên tại các Quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển để học hỏi mô hình Quy hoạch.

Với những dữ liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2016-2018, mặc dù là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo hoàn toàn chi thường xuyên, nhưng Viện vẫn được UBND Thành phố Hà Nội cấp nguồn NSNN thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu phát triển dài hạn cho thành phố là trung tâm văn hóa – kinh tế - chính

trị của cả nước, bên cạnh đó việc sử dụng, quyết toán nguồn thu từ NSNN chưa thực sự hiệu quả.

3.2.1.2. Quản lý các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.

Với định hướng về cơ chế tự chủ tài chính của Chính phủ đối với các ĐVSNCL trong các giai đoạn tiếp theo, nguồn kinh phí không thường xuyên NSNN cấp cho công tác Quy hoạch sẽ giảm dần, để có nguồn lực tự chủ Chính phủ đã cho phép xã hội hóa nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các ĐVSNCL nhằm giảm bớt áp lực cho NSNN, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thu các hoạt động vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện: Cấp chỉ giới đường đỏ, trả lời số liệu hạ tầng kỹ thuật, hướng tuyến hạ tầng - cấp thoát nước - hướng tuyến điện, quy hoạch tổng mặt bằng, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, lập mô hình quy hoạch, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học…để tăng nguồn thu sự nghiệp cho Viện. Nguồn thu sự nghiệp này ngày càng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo cho Viện thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và đảm bảo được khả năng tự chủ tài chính của Viện.

Tổng số nguồn thu, và tỷ trọng của nguồn thu sự nghiệp trong cơ cấu tổng nguồn thu của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội được thể hiện qua bảng chi tiết sau:

Bảng 3.2: Nguồn thu hoạt động sự nghiệp và tỷ trọng của nguồn thu hoạt động sự nghiệp trong cơ cấu tổng nguồn thu giai đoạn 2016-2018:

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán nguồn thu hoạt động sự

nghiệp (hoạt động sxkd, cung ứng dịch vụ)

35.987 31.892 33.909

Thu hoạt động sự nghiệp (hoạt

Tổng thu các nguồn tài chính 86.788 86.873 80.915

So sánh nguồn thu hoạt động sự nghiệp thực hiện với Dự toán nguồn thu hoạt động sự nghiệp

118,4% 128,5% 154,5%

So sánh nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp thực hiện năm sau so với năm trước

-3,8% 27,8%

Tỷ trọng nguồn thu từ thu từ hoạt động sự nghiệp trong cơ cấu tổng nguồn thu

49,1% 47,2% 64,7%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018)

Như vậy, qua bảng trên đã cho thấy rằng tổng nguồn thu sự nghiệp (hoạt động SXKD và cung cấp dịch vụ) của Viện tăng lên qua các năm. Có thể nhận thấy năng lực tự chủ tài chính của Viện ngày càng được nâng cao, cơ cấu nguồn thu có bước chuyển dịch dần theo hướng tích cực: Tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2018 tăng mạnh lên 64,7% trong cơ cấu tổng nguồn thu.

Với định hướng theo cơ chế tự chủ tài chính, nguồn thu sự nghiệp của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong giai đoạn 2016-2018, đây là nguồn thu chính và quan trọng nhất để duy trì và phát triển trong các giai đoạn tiếp theo, nguồn thu hoạt động sự nghiệp trong giai đoạn này luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm đã đề ra, và có nhiều biến động. Năm 2016 đạt 42.601 trđ tương ứng với 118,4% kế hoạch đầu năm, năm 2017 giảm xuống 40.985 trđ tương ứng giảm 3,8% so với năm 2016 nguyên nhân là do năm 2017 Viện tập trung rà soát, xử lý dứt điểm những đồ án quy hoạch còn dở dang và chưa hoàn thành theo yêu cầu của Thành phố tuy vậy nguồn thu vẫn đạt 128,5% kế hoạch đầu năm, năm 2018 do dự thảo Luật Quy hoạch được Quốc hội đưa ra các chủ đầu tư là các tập đoàn lớn và Viện ký kết và thực hiện rất nhiều các đồ án để tránh các vướng mắc pháp lý chồng chéo khi Luật Quy hoạch mới chính thức được áp dụng năm 2019 nên nguồn thu hoạt động sự nghiệp tăng

mạnh lên 52.375 trđ tương ứng tăng 27,8% so với năm 2017 và đạt 154,5% so với kế hoạch đầu năm. Điều này cho thấy khả năng tự chủ huy động các nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Viện tăng lên.

Nhìn chung trong giai đoạn này, cơ sở hạ tầng của Thành phố Hà Nội phát triển rất mạnh, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại của thành phố đầu tư + các chủ đầu tư tư nhân, hệ thống điện - đường - trường - trạm được đầu tư nguồn vốn NSNN và nguồn vốn xã hội hóa rất lớn để đồng bộ cơ sở hạ tầng của Hà Nội sau sát nhập với Hà Tây cũ đây chính là động lực thúc đẩy nguồn thu hoạt động sự nghiệp trong giai đoạn này tăng mạnh. Nguồn kinh phí này sẽ góp phần lớn để nâng cao chất lượng dịch vụ của các hoạt động sự nghiệp của Viện, tăng cường thêm trang bị cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Viện, một phần dùng để chi trả tiền lương tăng thêm cho các cán bộ, viên chức, người lao động của Viện từng bước cải thiện thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động cũng như việc trích lập các Quỹ.

Một trong những khó khăn Viện ảnh hưởng đến nguồn thu sự nghiệp của Viện đó là hiện tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội vẫn chưa được Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động cung cấp dịch vụ quy hoạch, Viện chưa có cơ sở để trình UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt đơn giá dịch vụ quy hoạch trong đó giá dịch vụ đã được tính đủ các chi phí như các văn bản đã quy định và hướng dẫn. Viện vẫn đang sử dụng đơn giá quy hoạch được quy định tại Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị, đây là đơn giá được quy định chung cho tất cả các vùng miền trên cả nước. Măc dù, định mức đơn giá quy hoạch xây dựng – đô thị được quy định trong Thông tư cũng đã được sửa đổi nâng cao hơn, nhưng mức tăng với giá trị nhỏ không đủ bù đắp cho việc tăng giá các sản phẩm dịch vụ khác do lạm phát và hệ số vùng miền khác nhau.

3.2.1.3. Quản lý các nguồn thu khác tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.

Bên cạnh các nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác của Viện Quy hoạch xây dựng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tổng nguồn thu. Các nguồn thu khác của Viện bao gồm: Thu từ lãi tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại; thu từ thanh lý các tài sản – công cụ dụng cụ đã hỏng, hết khấu hao; thu từ bán hồ sơ dự thầu các dự án Viện làm chủ đầu tư, thu từ giải thưởng các cuộc thi ý tưởng về quy hoạch chuyên ngành , thu từ nguồn tài trợ của các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ nước ngoài về các dự án hợp tác song phương về Quy hoạch các dự án thí điểm theo mô hình quy hoạch tiên tiến của nước ngoài.

Tổng số thu khác và tỷ trọng của nguồn thu khác trong cơ cấu tổng nguồn thu được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 3.3: Nguồn thu hoạt động khác và tỷ trọng của nguồn thu khác trong cơ cấu tổng nguồn thu giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán nguồn thu khác 1.500 1.500 2.000

Thu khác 2.541 4.220 4.288

Tổng thu các nguồn tài chính 86.788 86.873 80.915

So sánh nguồn thu khác thực

hiện/Dự toán Nguồn thu khác 169,4% 281,3% 214,4%

So sánh % thay đổi từ nguồn thu

khác 66,1% 1,6%

Tỷ trọng nguồn thu khác thực hiện trong cơ cấu tổng nguồn thu

2,9% 4,9% 5,3%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018)

Qua bảng phân tích số liệu ta thấy nguồn thu khác của Viện Quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội​ (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)