Kiến nghị với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội​ (Trang 86 - 91)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

* Đảng uỷ, Ban Lãnh đạo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cần có Chiến lược phát triển Viện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (trung và dài hạn) để đảm bảo Viện thực hiện tốt cơ chế tự chủ tài chính, chủ động trong công tác quản lý tài chính trong từng giai đoạn.

* Tiếp tục phối hợp, đôn đốc các Sở liên quan đẩy nhanh công tác thẩm định định mức kinh tế kỹ thuật đơn giá quy hoạch, từ đó có cơ sở trình UBND Thành phố phê duyệt đơn giá dịch vụ trên cơ sở tính đủ các chi phí.

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác quản lý và sử dụng tài chính của Viện nâng cao ý thức tự giác của mỗi cán bộ, viên chức và người lao động.

* Tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ cấu tổ chức, bố trí nhân lực phù hợp với cơ chế mới; rà soát đội ngũ cán bộ, đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Viện theo quy định của pháp luật trong thời kỳ mới.

* Chủ động xây dựng kế hoạch chiến lược tự chủ tài chính theo quy định trong từng giai đoạn; áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực của Viện để thích ứng với quá trình đổi mới cơ chế.

* Viện trưởng chỉ đạo việc tổng kết, đánh giá, bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến công tác quản lý tài chính cho phù hợp với điều kiện thực tế như: Quy chế chi tiêu nội bộ, quy trình thanh quyết toán nội bộ, quy định quản lý tài sản.

KẾT LUẬN

Lĩnh vực Quy hoạch nước ta trong hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đối với từng vùng, khu vực và cả nước góp phần vào thắng lợi chung sự nghiệp đổi mới đất nước của toàn Đảng, toàn dân ta; đồng thời cũng đã tạo ra những tiền đề cần thiết tiếp tục tự đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Trước xu thế thay đổi của nền kinh tế - xã hội đi cùng với hội nhập quốc tế, lĩnh vực tư vấn quy hoạch muốn duy trì và phát triển bên cạnh việc cần phải có nguồn tài chính mà còn phải quản lý nguồn tài chính có hiệu quả. Muốn thực hiện được điều này, việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại các ĐVSNCL là rất quan trọng.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, đề tài “Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội” đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về đặc điểm quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính ở các ĐVSNCL và các nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị SNCL bao gồm nội dung và quy trình quản lý thu - chi tài chính, thặng dư ngân sách. Luận văn còn làm rõ nội dung, mục tiêu, nguyên tắc quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐVSNCL.

Hai là, thông qua phân tích thực trạng các nguồn tài chính và công tác quản lý tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trong thời giai đoạn 2016- 2018, luận văn đã cho thấy tài chính là công cụ quản lý hữu hiệu, là động lực rất quan trọng góp phần vào sự duy trì và phát triển của Viện. Trên cơ sở nhận thức thực tiễn, luận văn đã chỉ ra được những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế cũng như tìm hiểu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại hạn chế đó trong công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Những tồn tại, hạn chế đó cần được xử lý, khắc

phục cho phù hợp với công tác quản lý tài chính hiện tại và trong tương lai của đơn vị.

Ba là, căn cứ vào những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó, cùng với xu thế phát triển tất yếu của nên kinh tế - xã hội; luận văn đã đề xuất giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Với những giải pháp, kiến nghị trên sẽ giúp Viện có thêm cơ sở trong công tác đảm bảo cân đối, phát triển bền vững các nguồn tài chính.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, học viên rất mong nhận được đóng góp của các thầy, cô và các nhà nghiên cứu để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2002. Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

4. Bộ Tài chính, 2017. Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

5. Chính phủ, 2002. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 quy định về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Chính phủ, 2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

7. Chính phủ, 2015. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

8. Chính phủ, 2016. Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

9. Đặng Thị Hà, 2018. Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại các trường đại học công lập-Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Quản lý Nhà nước. <https://www.quanlynhanuoc.vn>. [Ngày truy cập: 10 tháng 02 năm 2020].

10. Đinh Thị Hiếu, 2019. Những thay đổi cơ bản trong cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Tạp chí tài chính.. <http://tapchitaichinh.vn.>.[Ngày truy cập: 25 tháng 02 năm 2020].

11. Mai Thị Hoa, 2015. Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Tấn Lượng, 2011. Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP. HCM. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Tất Nguyên, 2015. Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

14. Trần Quang Huy, 2015. Quản lý tài chính trong hoạt động Khoa học và công nghệ tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Quốc hội Khóa XII-Kỳ họp thứ 5, 2009. “Luật Quy hoạch đô thị”

“Luật số 30/2009/QH12” ban hành ngày ngày 17 tháng 6 năm 2009. Hà Nội, năm 2009.

16. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Báo cáo tài chính. Hà Nội, năm 2016-2018.

17. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Báo cáo tổng kết cuối năm. Hà Nội, năm 2016-2018.

18. Vũ Thị Thanh Thủy, 2012. Quản lý tài chính các trường Đại học công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội​ (Trang 86 - 91)