Quản lý các khoản chi sự nghiệp của Viện Quy hoạch xây dựng Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội​ (Trang 56 - 64)

CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Quy

3.2.2. Quản lý các khoản chi sự nghiệp của Viện Quy hoạch xây dựng Hà

tăng trong cơ cấu tổng nguồn thu. Năm 2017 nguồn thu khác tăng mạnh lên 4.220 trđ tương ứng tăng 66,06% so với năm 2016, năm 2018 tăng lên 4.288 trđ tương ứng tăng 1,6% so với năm 2017. Năm 2017 nguồn thu khác của Viện tăng mạnh nguyên nhân là do Viện ngày càng quan tâm đến đầu tư tài chính ngắn hạn tránh tình trạng để số dư tiền gửi thanh toán quá lớn tại ngân hàng, bên cạnh đó lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng trong năm 2017, 2018 tăng mạnh. Tuy nhiên giai đoạn này, nguồn thu khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn thu của Viện: Năm 2016 nguồn thu khác chiếm 2,83% trong cơ cấu tổng nguồn thu của Viện, năm 2017 tăng lên 4,5% và năm 2018 tăng lên 5,3%.

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội khá quan tâm đến nguồn thu này do nguồn thu này hầu như không mất chi phí, hoặc chi phí phát sinh rất nhỏ; đây là nguồn thu giúp đơn vị có thêm nguồn lực để đầu tư, thay thế trang thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cao thu nhập của các cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong Viện.

3.2.2. Quản lý các khoản chi sự nghiệp của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Hà Nội.

3.2.2.1. Quản lý việc sử dụng các nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.

Công tác sử dụng NSNN trong chi nhiệm vụ không thường xuyên là vấn đề luôn được các cơ quan chuyên quản về tài chính ngân sách giám sát chặt chẽ; theo hướng sử dụng nguồn NSNN hiệu quả, kỷ luật, tuân thủ đúng các định mức do Bộ Tài chính đã ban hành và hỗ trợ được tốt nhất cho các chương trình, mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy công tác quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn NSNN cho các nhiệm vụ không thường xuyên tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội là vấn đề rất quan trọng.

Số liệu việc sử dụng các nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội giai đoạn 2016-2018 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4: Bảng tình hình sử dụng nguồn kinh phí không thƣờng xuyên giai đoạn 2016-2018.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự toán kinh phí không thƣờng

xuyên giao đầu năm 46.207 54.878 29.839 Chi không thƣờng xuyên 41.646 41.668 24.252

So sánh % thay đổi qua các năm từ

chi không thường xuyên 0,1% -41,8%

Tỷ trọng chi không thường xuyên

so với dự toán giao đầu năm (%) 90,1% 75,9% 81,3%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018)

Từ số liệu trên có thể thấy, nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ không thường xuyên được quyết toán của Viện Quy hoạch xây dựng trong giai đoạn này có nhiều thay đổi: Năm 2017 tăng lên 41.668 trđ tương ứng tăng 0,1% so với năm 2016, năm 2018 giảm mạnh xuống 24.252 trđ tương ứng giảm 41,8% so với năm 2017. Qua đó nhận thấy tình hình sử dụng vốn NSNN tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đang phát sinh thêm nhiều vấn đề khiến nguồn kinh phí NSNN còn dư nhiều không sử dụng và quyết toán được toàn bộ nguồn kinh phí NSNN giao đầu năm. Năm 2016 đạt 41.646 trđ tương ứng 90,13% so với dự toán giao đầu năm, năm 2017 đạt 41.668 trđ tương ứng 75,9% dự toán giao đầu năm , năm 2018 đạt 24.252 trđ tương ứng 81,3% so với dự toán giao đầu năm. Nguyên nhân chính là do tình hình quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn Thủ đô vẫn chưa đảm bảo đầy đủ được tính thống nhất giữa các cơ quan liên quan, dẫn đến tình trạng UBND TP.Hà Nội ra Quyết định tạm dừng thực hiện một số đồ án Viện đang thực hiện để rà soát lại toàn bộ các đồ án Quy hoạch mà UBND Thành phố giao

nhiệm vụ cho Viện, những nguyên nhân tiêu cực trên ảnh hưởng đến nguồn kinh phí, tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên của Viện.

Giai đoạn 2016-2018, tình hình thực hiện các dự án Quy hoạch chuyên ngành gặp nhiều nguyên nhân khách quan (lấy ý kiến cộng động dân cư tại địa bàn quy hoạch gặp nhiều khó khăn, Dự thảo Luật Quy hoạch mới được đề xuất ảnh hưởng đến công tác lập - thẩm định và phê duyệt Quy hoạch chuyên ngành…) và nguyên nhân chủ quan (đồ án quy hoạch chuyên ngành phải trình qua nhiều khâu nội bộ trong Viện, chậm được thẩm định, nghiệm thu nội bộ trong Viện, tình trạng chảy máu chất xám…) ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, đồng thời, Quy hoạch là lĩnh vực đặc thù nên thời gian thực hiện các dự án kéo dài. Các yếu tố trên cũng là những nguyên nhân cần phải quan tâm đã làm ảnh hưởng đến tình hình sử dụng kinh phí không thường xuyên giai đoạn 2016-2018 của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.

Nguồn kinh phí không thường xuyên của Viện chủ yếu sử dụng để thanh toán cho các nhà thầu thực hiện khảo sát, đo đạc, cung cấp số liệu cho Viện lấy cơ sở để lập và hoàn thiện các đồ án, thanh toán cho đơn vị chuyên cung cấp công nghệ Gis hóa dữ liệu quy hoạch cho Viện sử dụng và khai thác.

Việc sử dụng nguồn kinh phí này được Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp của Sở Tài chính Hà Nội lập Đoàn kiểm tra quyết toán Ngân sách Nhà nước làm việc tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, lập Biên bản duyệt quyết toán NSNN đã sử dụng trong năm sau khi Viện nộp hồ sơ quyết toán hàng năm, đây là căn cứ pháp lý cho Viện hoàn thành trách nhiệm quyết toán việc quản lý và sử dụng nguồn NSNN được giao hàng năm, đồng thời là cơ cở pháp lý để Sở Tài chính lập Thông báo phê duyệt quyết toán ngân sách thông báo cho các đơn vị liên quan quy trình chi tiêu nguồn kinh phí không thường xuyên của Viện.

3.2.2.2. Quản lý việc sử dụng nguồn chi thường xuyên tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.

Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội sử dụng nguồn thu hoạt động sự nghiệp (nguồn thu hoạt động dịch vụ) và nguồn thu khác để chi hoạt động thường xuyên theo các quy định, định mức để duy trì và nâng cao hiệu quả công tác và đảm bảo thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động đang gắn bó với đơn vị.

Căn cứ vào Luật Ngân sách 2015: Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi ngân sách của Viện nhằm đảm bảo, duy trì hoạt động của Viện nhằm thực hiện các nhiệm vụ được giao của Viện. Bao gồm các nội dung chi thường xuyên chính sau: Chi cho người lao động (Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp); chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ cung cấp sản phẩm - dịch vụ; chi quản lý hành chính, chi khấu hao tài sản cố định, chi hoạt động thường xuyên khác (do đặc thù hoạt động của Viện hai khoản chi Khấu hao TSCĐ và chi thường xuyên khác phát sinh rất nhỏ nên Viện theo dõi gộp hai khoản chi này coi như một khoản mục nhỏ trong chi phí quản lý hành chính).

Bảng 3.5: Bảng tình hình sử dụng các khoản chi thƣờng xuyên giai đoạn 2016-2018.

Đơn vị: Triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số Tỷ trọng/Tổng chi Tổng số Tỷ trọng/Tổng chi Tổng số Tỷ trọng/Tổng chi 1

Chi cho người lao

động 22.571 64,05% 20.492 59,32% 25.589 62,40%

Dự toán chi cho người lao động đầu năm

18.744 16.696 16.955

Tỷ lệ chi cho người lao động thực tế/Dự toán

120% 123% 151%

% thay đổi qua các năm chi cho người lao động

-9,2% 24,9%

SP-DV

Dự toán chi chuyên môn dịch vụ cung cấp SP-DV đầu năm

6.200 6.650 5.775

Tỷ lệ chi cho chuyên môn dịch vụ thực tế/Dự toán

92,3% 96,6% 122,1%

% thay đổi qua các năm chi chuyên môn dịch vụ cung cấp SP-DV 12,2% 9,8% 3 Chi quản lý hành chính 6.945 19,71% 7.633 22,09% 8.366 20,40%

Dự toán chi quản lý

hành chính đầu năm 7.600 7.160 6.803

Tỷ lệ chi quản lý hành chính thực tế/Dự toán

91,4% 106,6% 123%

% thay đổi qua các năm Chi cho hoạt động quản lý hành chính 9,9% 9,6% 4 Tổng chi thƣờng xuyên 35.240 100% 34.547 100% 41.007 100% 5 So sánh % thay đổi của tổng chi thường xuyên -2% 19% 6 Dự toán chi thƣờng xuyên 32.544 100% 30.506 100% 29.533 100% 7 Tỷ lệ tổng chi thường xuyên thực tế/Dự toán 108,3% 113,2% 138,9% 8 Tổng thu sự nghiệp (hđ sxkd+thu khác) 45.142 45.205 56.662 9 So sánh % thay đổi của tổng thu hoạt động sự nghiệp 0,1% 25% 10 Dự toán thu sự nghiệp (hđ sxkd+thu khác) 37.487 33.392 35.909 11 Tỷ lệ tổng thu sự nghiệp/Dự toán 120,4% 135,4% 157,8%

12 Mức độ tự chủ tài chính = (Tổng thu sự nghiệp/Chi thƣờng xuyên)*100% 128% 131% 138%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018)

* Chi cho người lao động (Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp…):

Các khoản chi cho người lao động theo phân loại bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp khác, các khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động, các khoản đóng góp theo lương.

Theo bảng số liệu 3.5, có thể thấy các khoản chi cho người lao động trong giai đoạn này đều vượt so với kế hoạch đầu năm: Năm 2016 vượt 20% so với dự toán đầu năm, năm 2017 vượt 23% so với dự toán đầu năm, năm 2018 vượt 51% so với dự toán giao đầu năm. Nguyên nhân là do Viện Quy hoạch chi trả lương theo đơn giá khoán sản phẩm, năm 2016, 2017,2018 thu sự nghiệp thực hiện đều vượt kế hoạch tương ứng lần lượt là 120,4%, 135,4%, 157,8% kéo theo các khoản chi cho người lao động luôn vượt dự toán đầu năm trong giai đoạn này.

Các khoản chi cho người lao động là khoản chi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng chi thường xuyên của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội qua các năm: Năm 2016 là 22.571 trđ chiếm 64,1%/ Tổng chi thường, năm 2017 giảm xuống 20.492 trđ tương ứng chiếm 59,32%/Tổng chi thường xuyên, năm 2018 tăng lên 25.589 trđ tương ứng chiếm 62,4%/Tổng chi thường xuyên.

Các khoản chi cho người lao động trong giai đoạn 2016-2018 có nhiều biến động, năm 2017 giảm xuống 9,2% so với năm 2016, năm 2018 tăng lên 24,9% so với năm 2017. Nguyên nhân chi cho lao động giai đoạn này biến động là do năm 2017 chi cho người lao động giảm mạnh (9,2%) đây là năm Viện xảy ra tình trạng chảy máu chất xám rất lớn; năm 2018 doanh thu của Viện tăng cao đạt 56.662 trđ đồng thời Viện bắt đầu tuyển dụng thêm viên chức và người lao

động mới, mức lương cơ sở không ngừng tăng đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các khoản chi cho người lao động tăng mạnh so với năm 2017 (tăng tương ứng 24,9% so với năm 2017)

* Chi chuyên môn nghiệp vụ thực hiện công tác chuyên môn:

Theo đặc điểm, tính chất của công tác Quy hoạch xây dựng tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, bao gồm các khoản sau: Chi mua văn phòng phẩm - vật liệu sản xuất; chi phục vụ photo – in ấn tài liệu, các bản vẽ Quy hoạch; chi phát kinh phí các cuộc họp thẩm định, cuộc họp chuyên môn, họp xin ý kiến cộng đồng dân cư; công tác phí đi thực địa, chi thuê phương tiện vận tải. Đây là các khoản phát sinh thường xuyên nằm trong chu trình thực hiện tất cả các đồ án Quy hoạch. Bên cạnh đó các máy tính cấu hình rất cao được sử dụng để thiết kế đồ họa nên phải được bảo trì, kiểm tra bảo dưỡng định kỳ theo tháng để đảm bảo hiệu suất. Ngoài ra, còn các khoản chi dịch thuật tài liệu, chi thuê hội trường…phát sinh tùy thuộc vào tính chất đặc điểm của riêng từng công trình, đồ án.

Theo các số liệu phân tích tại Bảng 3.5, có thể thấy giai đoạn 2016-2018 trong cơ cấu các khoản chi thường xuyên, các khoản chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Năm 2016 chi chuyên môn nghiệp là 5.724 trđ chiếm tỷ trọng 16,2%/tổng chi thường xuyên, năm 2017 tăng lên 6.422 trđ chiếm tỷ trọng 18,6%/tổng chi thường xuyên, năm 2018 tăng lên 7.052 trđ chiếm tỷ trọng 17,2%/tổng chi thường xuyên. Chi chuyên môn nghiệp vụ trong giai đoạn 2016-2018 có xu hướng tăng qua các năm, năm 2017 tăng lên 12,2% so với năm 2016, năm 2018 tăng 9,8% so với năm 2017, nguyên nhân do giá cả các sản phẩm dịch vụ sử dụng cho chuyên môn nghiệp vụ Quy hoạch mỗi năm đều tăng, bên cạnh đó Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh tăng thì chi cho chuyên môn nghiệp vụ sẽ tương ứng tăng theo.

Các khoản chi cho chuyên môn nghiệp vụ của từng năm trong giai đoạn này nhìn chung đều thấp hơn so với dự toán đầu năm. Chỉ riêng năm 2018 chi chuyên môn dịch vụ thực hiện vượt 22,1% so với dự toán đầu năm.

Tất cả các khoản chi cho chuyên môn nghiệp vụ của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đều phải tuân thủ đúng các định mức chi được quy định trong Quy chế chi tiêu nội do đơn vị đã ban hành, các khoản chi vượt định mức nếu các Phòng ban, trung tâm không chứng minh được tính hợp lý, hợp lệ của phần vượt định mức Phòng TC-KT sẽ từ chối thanh toán phần chi vượt.

* Chi quản lý hành chính:

Ngoài hai khoản chi cho người lao động và chi chuyên môn nghiệp vụ, thì chi quản lý hành chính là một trong ba khoản chi chính trong cơ cấu chi thường xuyên của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội. Chi hoạt động quản lý hành chính tại Viện bao gồm các khoản sau: Chi cho dịch vụ quản lý và vận hành tòa nhà, chi tiền điện, tiền nước sinh hoạt-nước uống, chi thanh toán các dịch vụ công cộng: Thu gom rác thải, tiền vệ sinh môi trường; chi thuê mướn ngoài, chi phục vụ các đoàn ra, mua sắm vật dụng hành chính; duy tu,sửa chữa nhỏ các tài sản- công cụ dụng cụ, chi tiền xăng xe; chi tiền điện thoại, chi tiếp khách…Đây là các khoản chi thường xuyên hàng tháng để duy trì hoạt động của Viện. Tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu tổng chi thường xuyên giai đoạn 2016-2018.

Cụ thể, năm 2016 chi quản lý hành chính là 6.945 trđ tương ứng chiếm tỷ trọng 19,7%/tổng chi thường xuyên, năm 2017 tăng lên 7.633 trđ tương ứng chiếm 22,1% trong cơ cấu chi thường xuyên, năm 2018 tăng lên 8.366 trđ chiếm 20,4% trong cơ cấu chi thường xuyên.

Chi phí quản lý hành chính tăng đều qua các năm (tăng khoảng 10%/năm) trong giai đoạn 2016-2018, nguyên nhân chính là do thời giá các sản phẩm-dịch vụ dùng cho công tác quản lý hành chính trong giai đoạn này đều tăng rất nhanh.

Chi quản lý hành chính có xu hướng tăng vượt so với dự toán đầu năm qua các năm, đến năm 2018 vượt 23% so với dự toán đầu năm. Nguyên nhân là do thời giá tăng cao hơn so với thời điểm dự toán, cùng với khâu kế hoạch chưa ước lượng được sự thay đổi của thời giá.

Tất cả các khoản chi quản lý hành chính được thanh toán theo đúng Quy chế chi tiêu nội bộ nếu Quy chế quy định và thanh toán thực thanh, thực chi căn cứ theo giá trị hóa đơn chi phí phát sinh.

Nhìn chung, có thể thấy trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng nguồn thu sự nghiệp luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của chi thường xuyên (Năm 2017: tổng thu sự nghiệp tăng 0,1% so với năm 2016, tổng chi thường xuyên giảm 2% so với năm 2016; Năm 2018: Tổng thu sự nghiệp tăng 25% so với năm 2017, tổng chi thường xuyên tăng 19% so với năm 2017). Từ số liệu trên có thể thấy Viện đã thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ đạt được những kết quả khả quan, mức độ tự chủ tài chính của Viện ngày càng được nâng cao (tăng từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại viện quy hoạch xây dựng hà nội​ (Trang 56 - 64)