CHƢƠNG 2 : QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
3.1.4. Cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội là đơn vị dự toán cấp 1 trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, căn cứ quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 29/09/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; đã quy định Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).
Trong giai đoạn 2008 đến nay, Căn cứ vào các Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 141/NĐ-CP ngày
10/10/2016 quy định Cơ chế tự chủ của đơn vị sư nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; cùng với những Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính đi kèm. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội định kỳ xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính gửi Sở Tài chính Thành phố Hà Nội xem xét cho ý kiến và trình UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt bằng văn bản giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
Việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị được ổn định trong thời gian 3 năm. Trường hợp nguồn thu, nhiệm vụ của đơn vị có biến động làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính, đơn vị báo cáo UBND Thành phố Hà Nội để xem xét điều chỉnh mức độ tự chủ cho Viện trước thời hạn.
Căn cứ số liệu dự toán năm kế hoạch. Căn cứ kết quả thu sự nghiệp và chi hoạt động thường xuyên năm trước liền kề được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt lấy cơ sở để lập dự toán tổng nguồn chi thường xuyên và tổng số chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định làm căn cứ xác định mức đảm hoạt động thường xuyên của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, đây chính là cơ sở để UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội.
Phương thức xác định mức độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Khoản 2 Thông tư số 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mới nhất phương thức xác định mức độ tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 145/2017/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
“Mức tự bảo đảm chi thường xuyên (%) = (Tổng nguồn tài chính chi thường xuyên/Tổng số chi thường xuyên) x 100%.”
- “Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư là đơn vị có mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo công thức lớn hơn 100% và tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”.
- “Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên là đơn vị có mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo công thức bằng hoặc lớn hơn 100%”.
- “Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi thường xuyên là đơn vị có mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo công thức tại Điểm a Khoản 3 Điều này từ trên 10% đến dưới 100%”.
- “Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên là đơn vị có mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo công thức từ 10% trở xuống hoặc đơn vị không có nguồn thu”.
Trong đó:
* Nguồn tài chính chi thường xuyên bao gồm:
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao: Dịch vụ tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giao thông, công thương, xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động, việc làm, bảo trợ xã hội, dịch vụ sự nghiệp khác; các nguồn thu hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật (bao gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nếu có).
- Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí hoặc chưa tính đủ chi phí.
- Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên trên cơ sở số lượng người làm việc và định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nguồn thu phí được để lại chi thường xuyên theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí (sau đây gọi là Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ).
- Nguồn thu từ hoạt động khác (nếu có), gồm: Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi ngân hàng; nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
* Chi thường xuyên bao gồm:
- Chi tiền lương cho cán bộ, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Chi hoạt động chuyên môn cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; - Chi quản lý;
- Chi thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ;
- Chi trích khấu hao tài sản cố định theo quy định; - Chi thường xuyên khác (nếu có)
Căn cứ vào tình hình tài chính năm 2016 của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thì mức đảm bảo chi thường xuyên của Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trong năm đầu thời kỳ ổn định 2016 và dự kiến giai đoạn 2016-2018 như sau:
- Mức tự đảm bảo chi thường xuyên năm 2016: