Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường phú thượng, quận tây hồ, thành phố hà nội​ (Trang 36 - 38)

Phương pháp QLNN về đất đai, là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có của Nhà nước lên đối tượng quản lý để thực hiện các mục tiêu phát triển KT- XH đô thị. Đó là các phương pháp chủ yếu như: (i) hành chính; (ii) kinh tế; (iii) tuyên truyền giáo dục.

* Phương pháp hành chính:

Là phương thức tác động trực tiếp của chính quyền thông qua các quyết định dứt khoát có tính chất bắt buộc lên đối tượng quản lý, nhằm thực hiện mục tiêu QLNN (ví dụ: Quyết định giao đất, Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt quy hoạch, KHSDĐ...) cũng như các mệnh lệnh hành chính và kiểm tra việc chấp hành các quy tắc mệnh lệnh hành chính. Phương pháp hành chính có tác động ngay, có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Chính vì vậy phương pháp hành chính rất cần thiết trong các trường hợp chính quyền sử dụng công cụ hành chính để ban hành các quyết định hành chính như: phê duyệt quy hoạch, KHSDĐĐ, thu hồi đất đai, xử lý các vi phạm trong quản lý và SDĐ... Trong quản lý nhà nước địa phương về đất đai, phương pháp hành chính có vai trò to lớn, xác lập được kỷ cương trật tự trong xã hội. Là khâu nối liền hoạt động giữa các bộ phận có liên quan và giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý một cách nhanh chóng, kịp thời.

Khi sử dụng phương pháp hành chính phải gắn chặt chẽ quyền hạn và trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước về đất đai khi ra quyết định, đồng thời phải làm

28

rõ, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước tại địa phương và từng cá nhân. Mọi cấp quản lý, mọi tổ chức, mọi cá nhân khi ra quyết định phải hiểu rõ quyền hạn của mình đến đâu và trách nhiệm của mình như thế nào khi sử dụng quyền hạn đó. Các quyết định hành chính do con người đặt ra, muốn có kết quả và hiệu quả cao cần phải có tính khoa học, có đầy đủ thông tin liên quan cần thiết, tuyệt đối không thể là ý kiến chủ quan của con người.

* Phương pháp kinh tế:

Phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng SDĐ thông qua các lợi ích kinh tế. Là cách thức tác động gián tiếp của chính quyền lên đối tượng quản lý nhằm cho họ quan tâm đến hiệu quả cuối cùng của hoạt động. Từ đó, đối tượng tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không cần có sự tác động thường xuyên như phương pháp hành chính. Phương pháp kinh tế chính là phương pháp tác động thông qua sự vận động của các phạm trù kinh tế. chính quyền tác động lên đối tượng quản lý trên có sở vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế- kỹ thuật (ví dụ: các chính sách miễn giảm tiền SDĐ, ghi nợ tiền SDĐ; thuế sử dụng đất, các chính sách về giá đất...). Các chính sách này làm cho đối tượng bị quản lý tự lựa chọn phương án hiệu quả nhất trong phạm vi của họ. Nói đến lợi ích phải nói đến con người, vì mọi hoạt động của con người đều vì lợi ích.

* Phương pháp tuyên truyền giáo dục

Là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự giác và lòng nhiệt tình của họ trong quản lý đất đai nói riêng và trong hoạt động kinh kế - xã hội nói chung. Tuyên truyền, giáo dục là một trong các phương pháp không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước bởi vì đối tượng quản lý là con người mà con người là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội và ở họ có nhiều đặc điểm tâm lý đa dạng. Do đó, cần phải có nhiều phương pháp tác động khác nhau trong đó có phương pháp tuyên truyền giáo dục. Trong thực tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác, hỗ trợ cùng phương pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác. Nếu tách rời

29

phương pháp giáo dục với các phương pháp khác, tách rời giáo dục với khuyến khích lợi ích vật chất, tách rời giáo dục với cưỡng chế bắt buộc thì hiệu quả của công tác quản lý sẽ không cao, thậm chí không thể thực hiện được. Nhưng nếu kết hợp tốt, kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt phương pháp giáo dục với các phương pháp khác thì hiệu quả công tác quản lý sẽ rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường phú thượng, quận tây hồ, thành phố hà nội​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)