Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường phú thượng, quận tây hồ, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 40)

Để đánh giá đầy đủ công tác quản lý nhà nước về đất đai, cần phải xem xét mọi khía cạnh bao gồm:

- Các yếu tố đầu vào là các yếu tố tài chính, các quy định của hệ thống pháp luật về đất đai, năng lực của cán bộ công chức và các nguồn lực vật chất khác được sử dụng trong quá trình quản lý;

Các hoạt động là những nhiệm vụ của công chức nhằm chuyển những yếu tố đầu vào thành những yếu tố đầu ra. Cụ thể là các hoạt động quản lý theo nội dung QLNN về đất đai của chính quyền địa phương;

Các yếu tố đầu ra là những hàng hóa có tính chất vốn, số lượng giấy CNQSDĐ được cấp, các quyết định hành chính của QLĐĐ..., sản phẩm và dịch vụ mà kết quả từ sự can thiệp có liên quan đến kết quả trung gian, có tác động trong ngắn hạn hoặc trung hạn;

Các kết quả trung gian là những tác động trung gian của đầu ra, đó là thực hiện quy hoạch, KHSDĐ, hoạt động lành mạnh của thị trường BĐS, các hoạt động đầu tư sản xuất của cá nhân, DN.

Các kết quả tác động là sự cải thiện, sự mở mang, sự cải tiến rộng rãi trong xã hội, được định trước hoặc không định trước trong dài hạn mà QLNN về đất đai đem lại, còn được gọi là kết quả cuối cùng.

Các đối tượng trên được đánh giá theo hệ thống các tiêu chí như sau:

- Tiêu chí phù hợp: Là sự phù hợp giữa các yếu tố đầu vào QLNN về đất đai tại địa phương như: các quy định của luật pháp, mối quan hệ và có cấu tổ chức, nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, tài chính, công cụ, mục tiêu lựa chọn của

30

quản lý có phù hợp với địa phương không? Nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở cấp dưới phải phù hợp với cấp trên.

- Tiêu chí hiệu lực (Effectivness): thể hiện sức mạnh và nâng suất làm việc của bộ máy QLNN về đất đai. Tính hiệu lực được thể hiện bằng thực thi các quyết định hành chính, thượng tôn pháp luật, xử lý dứt điểm và rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của cấp trên. Các có quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước về đất đai cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng. Hiệu lực của chính quyền cấp xã thể hiện được uy quyền của Nhà nước và sự ủng hộ tín nhiệm của người dân, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong quản lý và SDĐ, chỗ dựa tin cậy cho nhân dân.

- Tiêu chí hiệu quả: Tiêu chí này phản ánh thông qua kết quả làm việc của chính quyền, các kết quả mong đợi từ việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Các khoản chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Hiệu quả QLNN về đất đai của chính quyền cấp xã được đánh giá thông qua kết quả hoạt động với mức tối đa, và chi phí (nhân lực, vật lực) cho chính quyền phấn đấu ở mức tối thiểu.

- Tiêu chí bền vững: dựa trên 3 yếu tố quan trọng là sự ổn định về mặt kỹ thuật công nghệ, sự ổn định về mặt tài chính và sự đảm bảo về việc tham gia của cộng đồng. Nhằm tạo ra được kết quả bền vững theo thời gian, đảm bảo 4 mục tiêu của phát triển bền vững: (i) phát triển KT- XH nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống; (ii) tiết kiệm nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên không tái tạo được và giữ gìn sự cân bằng sinh thái; (iii) phân phối bình đẳng sản phẩm của sự phát triển, nhất là sự công bằng xã hội giữa các nhóm người sử dụng đất khác nhau; (iv) không tổn hại đến tương lai, nhất là gìn giữ các di sản tự nhiên và lịch sử.

- Tiêu chí tác động: đây là cách tiếp cận tổng quát hơn nhằm xem xét những tác động mà QLNN về đất đai đem lại. Nó hướng tới những kết quả đạt được cuối cùng của mục tiêu, mang lại những hệ quả chung gì cho xã hội và chỉ ra những tác động theo kiểu số nhân (hoặc tác động đòn bẩy). Một kết quả đánh giá tác động tốt

31

sẽ là một công cụ rất hữu ích cho chính quyền trong việc điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch trong QLNN về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường phú thượng, quận tây hồ, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)