Áp dụng phương pháp duy vật biện chứng vào nghiên cứu đề tài luận văn: Công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và trên địa bàn phường Phú Thượng nói riêng luôn vận động và phát triển theo thời gian, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội của địa phương. Nó không phát triển đơn nhất mà nằm trong mối tương quan với các yếu tố khác như: chế độ chính trị, chính sách pháp luật của nhà nước, sự phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn…[12].
2.2.2. Phương pháp luận duy vật lịch sử
Phương pháp luận duy vật lịch sử là xem xét sự vật, hiện tượng bằng cách tiếp cận duy vật, nhìn nhận thực tế vấn đề trong mối quan hệ lịch sử. Hay nói cách khác, vấn đề nghiên cứu được phân tích, đánh giá theo dòng lịch sử, chịu sự ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử ở một thời điểm và không gian nhất định. Luận văn đánh giá các sự vật hiện tượng trong sự tác động qua lại với nhau, luôn vận động. Các sự vật, hiện tượng được so sánh ở các thời điểm khác nhau trong một giai đoạn lịch sử để tìm ra xu hướng biến đổi và rút ra bản chất vấn đề [36].
Luận văn sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn có sự phân tích các tư liệu, tài liệu ghi chép lịch sử hình thành và phát triển quá trình quản lý nhà nước về đất đai ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Từ đó nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất đai ở đây theo dòng thời gian đã được thực hiện trong những năm qua, đặc biệt là 3 năm gần đây để phân tích, nghiên cứu và so sánh.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Trừu tượng hóa là một phương pháp cơ bản, đặc trưng khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội. Trong tác phẩm “Tư bản luận” C.Mác đã vận dụng thành công phương pháp này để phân tích các quan hệ kinh tế hàng hóa tư bản, xuyên qua
35
vô vàn các hiện tượng kinh tế khác nhau, để vạch ra các quan hệ bản chất, các phạm trù, các quy luật vận động của nền kinh tế đó. Nhận thức phương pháp trừu tượng hóa được C.Mác sử dụng trong “Tư bản luận” giúp người đọc nghiên cứu các học thuyết kinh tế của C.Mác dễ dàng hơn, cũng như giúp các nhà kinh tế chọn cách tiếp cận để nghiên cứu sự phát triển kinh tế thị trường nước ta [3].
Áp dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học và nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Phú Thượng nhằm tìm ra những đặc điểm điển hình, có tính bền vững trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Từ đó tìm ra những nguyên nhân tạo nên những đặc điểm điển hình đó (những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân), từ đó có giải pháp phù hợp.
2.2.2. Phương pháp logic – lịch sử
Lịch sử là một phạm trù dùng để chỉ quá trình phát triển và diệt vong của sự vật. Logic thì gồm có 2 loại: logic khách quan và logic tư duy. Logic khách quan dùng để chỉ tính tất nhiên, tính qui luật của tự nhiên, như quả táo đã rơi thì phải trên cây rớt xuống đất. Logic tư duy thì dùng để chỉ trật tự của các tư tưởng, đó là sự tái tạo thế giới khách quan bên ngoài vào bên trong bộ óc theo những mối liên hệ nhất định. Và thuật ngữ Logic được dùng trong bài viết là ám chỉ cho Logic tư duy.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận tiền đề: Lịch sử là tính thứ nhất còn Logic là tính thứ hai, logic đó là sự phản ánh của lịch sử, do đó logic phải phù hợp và phục tùng lịch sử chứ không phải là ngược lại.
Luận văn cũng thu thập các nguồn tài liệu có liên quan về quản lý đất đai trên địa bàn phường Phú Thượng, sử dụng phương pháp lịch sử để tái hiện bức tranh quản lý đất đai trên địa bàn phường, đặc biệt là từ khi thực hiện Luật đất đai 2013. Bằng phương pháp lô gic để phân tích, làm rõ bản chất của các hoạt động quản lý đất đai trên địa bàn nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập những tài liệu sẵn có phục vụ cho nghiên cứu đề tài như: Các văn bản pháp luật của nhà nước; các báo cáo về quản lý đất đai; báo cáo thống kê và
36
kiểm kê đất đai, báo cáo và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội… của phường Phú Thượng, của quận Tây Hồ và của thành phố Hà Nội
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Luận văn sử dụng phiếu hỏi nhằm điều tra các thông tin liên quan đến QLNN về đất đai của phường Phú Thượng từ các đối tượng sử dụng đất và những người làm việc tại UBND phường có liên quan đến công tác QLNN về đất đai trên địa bàn phường. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0; Thời gian điều tra và phỏng vấn tiến hành trong 2 tháng, từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 12 năm 2018. Việc xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn người dân địa phương nhằm đánh giá và làm rõ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Phú Thượng (mẫu bảng hỏi thể hiện ở phần phụ lục). Số lượng mẫu thu thập là: 140 mẫu.
2.2.4. Phương pháp thống kê, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
Sau khi thu thập số liệu, tiến hành xử lý số liệu nhằm loại bỏ những số liệu sai, kém chính xác; tổng hợp số liệu thành các bảng biểu bằng phần mềm Excel. Áp dụng các phương pháp phân tích tương quan để đưa ra mối tương quan giữa công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường với các yếu tố khác.
2.2.5. Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh, đối chiếu những quy định của pháp luật với thực tiễn thực hiện tại địa phương, nhằm đánh giá quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai của phường Phú Thượng; phát hiện những mặt tích cực và những hạn chế của chính sách hiện hành.
So sánh sự thay đổi của chính sách pháp luật đất đai với kết quả đạt được, nhằm đánh giá tính hiệu quả và đi vào thực tiễn cuộc sống của pháp luật đất đai.
2.2.6. Phương pháp đánh giá tổng hợp
Tiến hành đánh giá, tổng hợp lại những vấn đề quan trọng, mấu chốt để đưa ra những giải pháp, kết luận.
37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG
3.1. Khái quát về phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phường Phú Thượng vốn là một xã ven đô thuộc huyện Từ Liêm (trước đây). Năm 1996 được chuyển thành phường thuộc quận Tây Hồ theo Nghị định số 69/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
* Về vị trí địa lý
Phường Phú Thượng nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội và Hồ Tây. Vị trí cụ thể được giới hạn như sau:
- Phía Đông, Đông Nam giáp phường Nhật Tân;
- Phía Nam giáp phường Xuân La;
- Phía Tây giáp huyện Từ Liêm;
- Phía Bắc giáp Sông Hồng và Huyện Đông Anh;
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn phường là 652.97 ha. * Về địa hình
Phường Phú Thượng có địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp tập trung nhiều ở ven sông Hồng, đất ở là dải đất hẹp chạy ven đê. Mặc dù đã trở thành phường của một quận đô thị nhưng kinh tế của nhân dân địa phương phần lớn vẫn là kinh tế nông nghiệp.
* Khí hậu: Phường Phú Thượng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô lạnh phù hợp để phát triển nông nghiệp.
* Hệ thống thủy văn
Phú Thượng là một trong 2/8 phường thuộc quận Tây Hồ không có diện tích Hồ Tây nhưng bù lại phường có diện tích sông hồng khá rộng, hàng năm với lưu lượng nước dồi dào sông hồng đã cung cấp cho phường nước tưới và phù sa lớn tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp.
38
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế
Phường Phú Thượng tập trung phát triển kinh tế làng nghề với nghề trồng hoa, sản xuất các sản vật địa phương như nấu xôi, rượu nếp, bánh trôi, làm bún..
Với diện tích đất nông nghiệp lớn, Đảng ủy phường đã chỉ đạo UBND phường triển khai phát triển kinh tế xã hội tạo điều kiện cho các tổ chức và hộ gia đình phát triển dịch vụ, phát triển sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm hoa có giá trị kinh tế cao.
3.1.2.2. Đặc điểm xã hội
Hiện nay, do quá trình quy hoạch và đô thị hóa phát triển, bộ mặt đô thị của phường đang thay đổi nhanh chóng và đang phát triển tốt.
* Giao thông:
Trên địa bàn phường Phú Thượng lượng giao thông tập trung chủ yếu trên các trục đường chính như An Dương Vương, Lạc Long Quân, Phố Phú Gia, Phố Phú Thượng, Phố Phú Xá, Phố Phúc Hoa, Phố Thượng Thụy, Khu đô thị mới Nam Thăng Long. Đặc biệt là tuyến đường mới Võ Chí Công chạy dẫn lên cầu Nhật Tân, là một trong những tuyến đường đẹp và hiện đại bậc nhất của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, tạo nhiều cảnh quan, diện mạo mới cho phường.
* Giáo dục đào tạo
Hệ thống dạy nghề của phường Phú Thượng, quận Tây Hồ có cả trường trung cấp, cao đẳng và trung tâm dạy nghề. Hệ thống giáo dục phổ thông đều có nhiều trường học các cấp từ mẫu giáo đến trung học phổ thông bao gồm cả hệ thống trường quốc lập và tư thục cũng như trường quốc tế.
* Công tác văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao
Công tác này đã được quan tâm và đạt kết quả đáng ghi nhận. UBND phường phối hợp với mặt trận tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, chỉ đạo tổ chức các hoạt động về tôn giáo được đảm bảo an toàn như hoạt động các ban hành giáo các nhà thờ, tổ chức các lễ hội đình Phú Gia, đình Phú Xá, đình Thượng Thụy đảm bảo đúng quy định, tổ chức lễ hội
39
trang trọng, lành mạnh; số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa - sức khỏe đạt 99%; số tổ dân phố đạt danh hiệu tổ dân phố văn hóa - sức khỏe đạt 100%; công tác lao động thương binh xã hội được quan tâm, xây dựng kế hoạch tổ; công tác giáo dục đào tạo được quan tâm, tăng cường đầu tư về có sở vật chất, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy xã hội hội giáo dục; công tác phòng chống tệ nạn xã hội tiếp tục được quan tâm, hoạt động sinh hoạt đội tình nguyện viên phòng chống tệ nạn xã hội và hoạt động gọi người nghiện ma túy đi thử được tổ chức thường xuyên.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai trên địa bàn phường Phú Thượng
* Diện tích đất tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường là 652,97 ha, được phân chia theo có cấu diện tích các loại đất gồm:
- Đất nông nghiệp: 21,91 ha; chiếm 3,36% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 559,15 ha; chiếm 85,63% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 71,91 ha, chiếm 11,01% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
* Đất nông nghiệp:
Tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn phường là 21,91 ha, chiếm 3,36% tổng diện tích tự nhiên và được phân theo:
- Đất trồng cây hàng năm là 1,29 ha, chiếm 5,89% tổng diện tích đất nông nghiệp, - Đất trồng cây lâu năm là 5,72 ha, chiếm 26,11% tổng diện tích đất nông nghiệp - Đất nuôi trồng thủy sản là 0,12 ha, chiếm 0,55% tổng diện tích đất nông nghiệp, - Đất nông nghiệp khác là 14,78 ha, chiếm 67,45%tổng diện tích đất nông nghiệp
* Đất phi nông nghiệp:
Tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn phường là 559,15 ha; chiếm 85,63% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất ở: Tính đến ngày 31/12/2017 là 190,93 ha, chiếm 34,15% tổng diện tích đất phi nông nghiệp và được phân theo:
40
+ Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị: 190,93 ha, chiếm 100% tổng diện tích đất ở trên địa bàn phường.
+ Đối tượng sử dụng: hộ gia đình và cá nhân.
- Đất chuyên dùng:
Tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích đất chuyên dùng có trên địa bàn phường là 175,28 ha, chiếm 31,35% tổng diện tích đất phi nông nghiệp và được phân theo:
+ Mục đích sử dụng:
Đất xây dựng trụ sở có quan là 0,98 ha, chiếm 0,56% tổng diện tích đất chuyên dùng.
Đất xây dựng công trình sự nghiệp là 22,62 ha, chiếm 12,90% tổng diện tích đất chuyên dùng.
Đất quốc phòng là 1,57 ha, chiếm 0,9% tổng diện tích đất chuyên dùng. Đất an ninh là 1,45 ha, chiếm 0,83% tổng diện tích đất chuyên dùng.
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 2,50 ha, chiếm 1,43% tổng diện tích đất chuyên dùng.
Đất có mục đích công cộng là 146,15 ha, chiếm 83,38% tổng diện tích đất chuyên dùng.
+ Đối tượng sử dụng: Tổ chức trong nước sử dụng 100,38 ha, chiếm 57,27 % tổng diện tích đất chuyên dùng. Trong đó:
Có quan, đơn vị của Nhà nước sử dụng: 4,81 ha, chiếm 4,79% tổng diện tích đất tổ chức trong nước sử dụng.
Tổ chức kinh tế sử dụng: 90,55 ha, chiếm 90,27% tổng diện tích đất tổ chức trong nước sử dụng.
Tổ chức sự nghiệp công lập: 4,35 ha, chiếm 5,00% tổng diện tích đất tổ chức trong nước sử dụng.
+ Đối tượng giao để quản lý:
UBND phường là 46,69 ha, chiếm 26,64% tổng diện tích đất chuyên dùng.
41
Bảng 3.1. Diện tích đất đai phân theo mục đích sử dụng năm 2017 tại phường Phú Thượng
I Tổng diện tích đất của đơn vị hành
chính (1+2+3) 652,97 1 Đất nông nghiệp NNP 21,91
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7,02
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác CHN 1,29
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5,72
1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,12
1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 14,78
2 Đất phi nông nghiệp PNN 559,15
2.1 Đất ở tại đô thị OCT 190,93
2.2 Đất chuyên dùng CDG 175,28
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở có quan TSC 0,98
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1,57
2.2.3 Đất an ninh CAN 1,45
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 22,62 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp CSK 2,50
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 146,15
2.3 Đất có sở tôn giáo TON 0,94
2.4 Đất có sở tín ngưỡng TIN 0,96
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, NHT NTD 6,55
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 165,98
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 18,51
3 Đất chưa sử dụng CSD 71,91
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 71,91
Nguồn: UBND phường Phú Thượng (2018) [24]
Cộng đồng dân cư và tổ chức khác là 28,22 ha, chiếm 16,10% tổng diện tích đất chuyên dùng.
- Đất tôn giáo tín ngưỡng:
+ Tính đến ngày 31/12/2017 là 1,9 ha, chiếm 0,34% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó
42
Đất có sở tôn giáo là 0,94 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích đất phi nông nghiệp Đất có sở tín ngưỡng là 0,96 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích đất phi nông nghiệp + Đối tượng sử dụng:
Cộng đồng dân cư sử dụng 1,9 ha, chiếm 100% tổng diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa:
+ Tính đến ngày 31/12/2017 là 6,55 ha, chiếm 1,17% tổng diện tích đất phi nông