Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững tại tỉnh tuyên quang​ (Trang 48 - 50)

5. Bố cục luận văn

1.2.4. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu

nước ngoài theo hướng bền vững

1.2.4.1. Tiêu chí định lượng:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm hoặc hoặc quy mô sản lượng tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình tích lũy tài sản và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cần của địa phương cần được so sánh với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước và một số địa phương khác cũng như mục tiêu của từng địa phương để đánh giá tốc độ tăng trưởng có đạt yêu cầu đề ra hay không. Tuy nhiên, cũng cần chú ý tốc độ phát triển kinh tế cũng phụ thuộc lớn vào trình độ phát triển kinh tế của địa phương, nền kinh tế càng phát triển và gần đến bão hòa thì tốc độ sẽ chậm lại,

ngược lại, các nền kinh tế kém phát triển nếu được đầu tư tốt sẽ thường có tốc độ tăng trưởng rất cao.

Thu nhập bình quân đầu người là đại lượng được tính bằng tổng thu nhập chia đều cho số người dân. Đây là chỉ số kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo.

Hiệu quả thu hút vốn đầu tư qua các năm: Tính bằng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn thu hút được, tổng số việc làm do các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra,… từ đó phân tích, đánh giá mức độ đóng góp của các dự án đầu tư có vốn nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

1.2.4.2. Tiêu chí định tính:

Việc tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững: Kết quả bố trí các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững, mức độ phù hợp trong việc bố trí trên, có sự chồng chéo hay rườm rà không, việc phối hợp công tác của các cơ quan này được thực hiện như thế nào; Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước được bố trí như thế nào, số lượng ra sao, chất lượng cán bộ có đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không.

Việc xây dựng và triển khai kế hoạch quy hoạch liên quan đến công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Đánh giá trên các nội dung việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch có đầy đủ không, có kịp thời không, có bám sát định hướng của nhà nước và điều kiện tự nhiên của địa phương không, có triển khai đồng bộ ở tất cả các cơ quan có liên quan không, các cơ

quan có liên quan có triển khai và xây dựng kế hoạch đầy đủ hay không; Các nội dung quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện như thế nào, có được quan tâm đúng mức hay không.

Việc xây dựng cơ chế chính sách: Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cấp tỉnh có liên quan đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Việc ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững; Kết quả cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài; Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với cơ chế chính sách của địa phương.

Việc triển khai các biện pháp cụ thể: Công tác xúc tiến đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững được thực hiện như thế nào; Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện ra sao.

Việc kiểm tra, giám sát: Công tác giám sát có được thực hiện thường xuyên và đầy đủ không, các biện pháp kiểm tra có khách quan toàn diện và có sự tham gia của các cơ quan liên ngành hay không, kết quả kiểm tra được sử dụng như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững tại tỉnh tuyên quang​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)