Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững tại tỉnh tuyên quang​ (Trang 73 - 79)

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về thu hút đầu tư nước ngoà

3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách:

3.2.1.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch:

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình, tỉnh Tuyên Quang đã tham

mưu Chính phủ ban hành ‘‘Quyết định số 2426/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 12

năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025’’

và trực tiếp ban hành ‘‘Quyết định số 459/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 12 năm

2015 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang’’ với những nội dung cụ thể nhằm dự báo, định hướng và đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương, cụ thể:

- Quan điểm và tầm nhìn phát triển: (1) Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ 2011-2020, Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc. (ii) Đẩy mạnh

cải cách hành chính nhà nước, tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, coi trọng chất lượng tăng trưởng nhằm duy trì tốc độ kinh tế ở mức cao, bền vững, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh

của tỉnh. (iii) Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá - xã hội; lấy con người làm trung tâm; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; phát triển cân đối giữa các vùng trong tỉnh, trong đó tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm, đột phá; xây dựng tuyến hành lang kinh tế dọc các quốc lộ, từng bước thu hẹp về khoảng cách chênh lệch về trình độ phát

triển so với cả nước và vùng Trung du miền núi phía Bắc. (iv) Kết hợp chặt chẽ

giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và các rủi ro thiên tai.

- Mục tiêu phát triển: (i) Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình và phương thức tăng trưởng phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế; mở rộng và gia tăng chất lượng các loại hình dịch vụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả và bền vững. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Chú trọng chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và đến năm 2025 là tỉnh phát triển bền vững.

(ii) Mục tiêu cụ thể: Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt trên 7,5%, cơ cấu kinh tế gồm có Công nghiệp - xây dựng 42-43%; các ngành dịch vụ 40-41%, nông lâm nghiệp, thủy sản 16-17%, tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2025 đạt trên 4.000 USD; Về xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 72% vào năm 2025, trong đó qua đào tạo nghề trên 52%, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2-3%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025; Về môi trường, tỉ lệ che phủ rừng năm 2025 trên 60% (cao nhất cả nước), tỉ lệ dân cư thành thị được sử

dụng nước sạch 98% và trên 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỉ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt trên 85%, tỉ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn 100%.

- Các trọng điểm ưu tiên phát triển (theo thứ tự ưu tiên): Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp, du lịch có tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh; Phát triển hạ tầng giao thông và đô thị; Phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút mạnh nguồn đầu tư từ bên ngoài vào khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

- Xây dựng phát triển các khu, cụm công nghiệp: Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 3 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp bao gồm Khu công nghiệp Long Bình An, diện tích 170 ha; Thành lập mới khu công nghiệp Vĩnh Thái, diện tích 595,52 ha (gồm diện tích Khu 3 và Khu 4 được phê duyệt thuộc các xã Vĩnh Lợi huyện Sơn Dương; xã Thái Long, Đội Cấn thành phố Tuyên Quang); Khu công nghiệp Sơn Nam diện tích 150 ha (được nâng cấp từ cụm công nghiệp Sơn Nam, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương).

- Phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo: Xác định phát triển giáo dục từ bậc mầm non đến trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, chất lượng giáo dục thực chất, chú trọng phát triển khả năng của học sinh. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy và học của Trường Đại học Tân Trào, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ, Giáo sư để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời phát triển Trường Đại học Tân Trào trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phương hướng phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đảm bảo đến năm 2020, đạt tỷ lệ trên 8,0 bác sỹ/vạn dân, 25 giường bệnh/vạn dân,

trên 70% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Đến năm 2025 đạt 9,5 bác sỹ/vạn dân, 30 giường bệnh/vạn dân và 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Đầu tư phát triển Bệnh viện Phụ sản Tuyên Quang đạt quy mô 120 giường bệnh; xây dựng, nâng cấp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện: Bệnh viện đa khoa huyện Yên Sơn, Bệnh viện đa khoa huyện Hàm Yên, Bệnh viện đa khoa khu vực Kim Xuyên; 100% số Trạm y tế xã/phường được đầu tư xây dựng nâng cấp đạt chuẩn về cơ sở hạ tầng; Đến 2020 có trên 80% và 2025 có 100 xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí Quốc gia về Y tế xã.

- Phương hướng phát triển khoa học - công nghệ: Phấn đấu nâng tổng đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ đạt khoảng 1-1,5% GRDP vào năm 2020. Phấn đấu tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ năm 2020 đạt 4,5%, cả giai đoạn 2016-2020 đạt 15%. Tỷ lệ sáng chế đăng ký bảo hộ năm 2020 đạt 5%, cả giai đoạn 2016-2020 đạt 15%. Tỷ lệ đổi mới công nghệ năm 2020 đạt 12%, cả giai đoạn 2016-2020 đạt 47%.

- Phương hướng bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu: Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ của rừng trên 60%; 98% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế, trên 90% chất thải rắn thông thường được xử lý theo quy định. Đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng trên 60%; tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch năm 2025 đạt trên 98% và trên 95% dân cư nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải rắn y tế; trên 94% chất thải rắn thông thường được xử lý theo quy định.

Về cơ bản, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Thể hiện ở việc tỉnh đã dự báo được xu hướng phát triển của thế giới, khu vực, từ đó lồng ghép nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững vào các bản quy hoạch, kế hoạch cụ thể của địa

phương một cách xuyên suốt từ trên xuống dưới. Điều này tạo lên sự đồng bộ, ý chí thống nhất của toàn thể các cấp chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững.

3.2.1.2. Xây dựng cơ chế chính sách:

Với đặc điểm lả căn cứ cách mạng, thủ đô kháng chiến, tỉnh Tuyên Quang là trụ sở, nơi phát tích của hầu hết các bộ, ban, ngành; bao gồm các khu di tích cách mạng phân bổ trên toàn tỉnh, những khu rừng nguyên sinh vốn là nơi che chở, bao bọc cho các chiến sĩ cách mạng. Từ trước đến nay, tỉnh Tuyên Quang đều xác định rất rõ ràng yêu cầu phải bảo tồn bền vững những giá trị truyền thống lịch sử không những của tỉnh mà còn là của cả quốc gia, dân tộc. Chính sách phát triển của tỉnh luôn tính đến yếu tố bền vững là ưu tiên hàng đầu, đó là việc gìn giữ, bảo tồn diện tích rừng nguyên sinh và các căn cứ cách mạng; đẩy mạnh an sinh xã hội để nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số… Trong thu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tỉnh có tư duy rất thận trọng và xác định không vì phát triển mà đánh mất bản sắc bền vững của tỉnh. Do đó, trong một thời gian dài, khi mà cả nước bùng nổ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì tỉnh Tuyên Quang vẫn ở thế giữ mình, nghiên cứu, tìm tòi để lựa chọn những ngành phù hợp với tỉnh, xác định đi chậm nhưng chắc.

Trong những năm trở lại đây, tỉnh đã bắt đầu có những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào những ngành thân thiện với môi trường. Trong giai đoạn 2014-2019, để thực hiện công tác quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững, tỉnh Tuyên Quang đã ban hành nhiều văn bản để xây dựng cơ chế chính sách, cụ thể :

- Quyết định số 271/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập.

- Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 26/7/2017 ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 26/7/2017 về việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020.

- Nghị quyết số 17/2017/NQ-HĐND ngày 06/12/2017 quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND ngày 04/7/2018 quy định một số nội dung và mức chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND ngày 01/8/2019 quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

- Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 29/8/2019 quy định một số mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Các văn bản trên đã tạo cơ chế chính sách tương đối rõ ràng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững như ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; phối hợp cơ chế quản lý thống nhất giữa các cơ quan nhà nước trong thu hút và quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài; tạo cơ chế chính sách bảo vệ môi trường, quy định cụ thể về yêu cầu, tiêu chuẩn đối với khai thác

tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản tại địa phương; ưu tiên mục tiêu giảm nghèo bền vững và phân bổ ngân sách ưu tiên cho mục tiêu này.

Với những chính sách ban hành như trên, tỉnh Tuyên Quang đã định hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm mà tỉnh có thế mạnh như sản xuất lâm nghiệp, đồ nội thất, đây vừa là những ngành thân thiện với môi trường, vừa góp phần tăng diện tích rừng trồng, lại vừa bảo tồn được những giá trị, di tích truyền thống của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững tại tỉnh tuyên quang​ (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)