7. Cấu trúc luận văn
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Phân tích định lượng
Kết quả đợt kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng nhƣ sau
Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra của lớp 11A và 11B (Lần 1)
Lớp Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
11A 47 15 31,91 27 57,45 3 6,38 2 4,25 0 0
11B 43 12 27,9 18 41,87 10 23,26 3 6,97 0 0
Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra của lớp 11C và 11D (Lần 1)
Lớp Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
11C 41 9 21,96 22 53,66 8 19,51 2 4,87 0 0
11D 41 4 9,76 18 43,9 16 39,02 3 7,32 0 0
Biểu đồ 3.2. Kết quả bài kiểm tra của lớp 11C và 11D (Lần 1)
Phân tích kết quả đánh giá định lƣợng:
Qua kết quả thực nghiệm sƣ phạm đƣợc trình bày ở bảng, tôi thấy rằng tỉ lệ điểm khá giỏi của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tỉ lệ điểm trung bình và yếu của các lớp thức nghiệm thì thấp hơn so với lớp đối chứng. Cặp lớp đối chứng và lớp thực nghiệm mà tôi chọn để thực nghiệm sƣ phạm là cặp lớp có cùng GV dạy, có mức độ nhận thức và các kết quả tƣơng đƣơng nhau. Kết quả kiểm tra của cặp lớp đối chứng và thực nghiệm không quá chênh lệch về số bài đạt điểm khá và giỏi, tuy nhiên bƣớc đầu cũng đã có những thay đổi tích cực đối với lớp thực nghiệm.
Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra của lớp 11A và 11B (Lần 2)
Lớp Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
11A 47 21 44,68 24 51,06 2 4,26 0 0 0 0
11B 43 14 32,56 16 37,2 9 20,93 4 9,31 0 0
Biểu đồ 3.3. Kết quả bài kiểm tra của lớp 11A và 11B (Lần 2) Bảng 3.4: Kết quả bài kiểm tra của lớp 11C và 11D (Lần 2)
Lớp Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
11C 41 18 43,9 19 46,34 3 7,32 1 2,44 0 0
Biểu đồ 3.4. Kết quả bài kiểm tra của lớp 11C và 11D (Lần 2)
3.5.2. Phân tích định tính
3.5.2.1 Ý kiến của GV về giờ dạy
Bảng 3.5: Phiếu đánh giá giờ dạy thực nghiệm sư phạm (Tiết 1) Hoạt động Mức độ (%) Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt Luyện tập cho HS biết liên hệ giữa giả thiết các
bài toán với kiến thức đã học để tìm lời giải 83% 15% 2% Rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản và rèn
cho HS cách đặt câu hỏi 32% 57% 11%
Tạo điều kiện để HS tự giải toán 95% 5%
Tạo điều kiện để HS tự nhận xét, đánh giá lời
giải của nhau 99% 1%
Đưa ra câu hỏi để HS phát hiện lỗi sai và
Bảng 3.6: Phiếu đánh giá giờ dạy thực nghiệm sư phạm (Tiết 2) Hoạt động Mức độ (%) Rất tốt Tốt Trung bình Không tốt Luyện tập cho HS biết liên hệ giữa
giả thiết các bài toán với kiến thức đã học để tìm lời giải
89% 11%
Rèn luyện các thao tác tư duy cơ
bản và rèn cho HS cách đặt câu hỏi 35% 60% 5% Tạo điều kiện để HS tự giải toán 92% 8%
Tạo điều kiện để HS tự nhận xét,
đánh giá lời giải của nhau 87% 23%
Đưa ra câu hỏi để HS phát hiện lỗi
sai và phân tích lỗi sai 94% 6%
Qua 2 phiếu đánh giá giờ dạy, chúng tôi thấy rằng các hoạt động nhằm phát triển TDPB đã đƣợc triển khai rất tốt. Chỉ có hoạt động “Rèn luyện cho HS các thao tác tƣ duy cơ bản và rèn cho cho sinh cách đặt câu hỏi” là còn có một số ít phần trăm đánh giá ở mức độ trung bình.
Ý kiến đánh giá của GV về giờ dạy thực nghiệm sƣ phạm:
- Ở lớp thực nghiệm HS có hứng thú học hơn, giờ học sôi nổi, nhiệt tình tham gia xây dựng bài, thảo luận và có nhiều ý kiến phản biện lại. Các em trình bày thắc mắc và trình bày lời giải một cách tự tin.
- HS đƣợc tiếp cận với bài toán thực tế khá thú vị, các em cảm thấy Toán học không còn quá khô cứng mà rất hào hứng để tìm hiểu.
- Qua phƣơng pháp học tập có TDPB, HS làm việc tích cực hơn, các em tích cực tranh luận để giải quyết các vấn đề mà GV đƣa ra. GV để tiết học đƣợc diễn ra một cách thoải mãi, các em đƣợc quyền đƣa ra ý kiến của mình, tuy nhiên GV vẫn nắm đƣợc quyền điều khiển trong lớp học
- Nhận xét về giờ dạy trên tổ trƣờng tổ Toán tại trƣờng THPT Hoàng Mai, Hà Nội, cô Trần Thị Diệu đã có ý kiến nhƣ sau: Sau khi đƣợc dự giờ 2 tiết dạy thực nghiệm, tôi thấy rằng HS đã thực sự bị cuốn hút bởi giờ học, các em rất tích cực hoạt động, tích cực phát biểu mà không ngần ngại rằng ý kiến của mình bị sai. Tôi thấy rằng phƣơng pháp học tập nhƣ thế này thật sự hữu ích đối với các em HS, các em HS sẽ hiểu bài sâu sắc, tránh đƣợc nhiều sai lầm khi làm bài và rút ra đƣợc kinh nghiệm. Với cách dạy này, các em sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tự tin hơn trong học tập.
3.5.2.2. Ý kiến của HS về giờ dạy
- HS cảm thấy khá hứng thú với tiết dạy, đƣợc tạo cơ hội để tự tin phát biểu mà không sợ rằng mình bị sai. Lƣợng bài tập vừa sức và số lƣợng bài tập vừa đủ để có thời gian đào sâu đƣợc nhiều kiến thức xung quanh hơn.
- Có thêm bài tập thực tế để có thể cùng nhau bàn luận, đƣa ra ý kiến của mình làm cho tiết học trở nên bớt căng thẳng và thú vị hơn rất nhiều. Lƣợng kiến thức về xác suất nhờ thế mà dễ tiếp thu hơn.
Thông qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm và đánh giá HS chúng tôi rút ra đƣợc một số kết luận nhƣ sau:
Kết quả kiểm tra đánh giá của các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng. Tinh thần và thái độ học tập của các HS lớp thực nghiệm cũng tích cực hơn. Các em cảm thấy hứng thú hơn, tiếp nhận bài học dễ dàng hơn và nhận thấy rằng Toán học không quá khô khan, khó hiểu.
Hai điều trên rất thống nhất với nhau. HS có cảm hứng học tập thì sẽ dễ tiếp thu bài giảng, tiếp thu kiến thức. Kết quả bài kiểm tra sẽ tốt hơn. Điều này chứng tỏ rằng HS học tập có TDPB sẽ đem lại hiệu quả học tập tích cực hơn.
Trong mỗi giáo án chúng tôi đều đƣa ra các biện pháp để phát triển TDPB cho HS. Những biện pháp đó giúp các em nắm đƣợc các kiến thức
trọng tâm của bài học và mà còn giúp các em đào sâu kiến thức và có suy nghĩ nhạy bén hơn, biết rằng kiến thức đó có thể áp dụng đƣợc trong thực tế.
Các biện pháp mà chúng tôi đƣa ra giúp các em có những căn cứ đầy đủ trong các bƣớc lập luận. Các em tự tin đặt câu hỏi và trình bày lời giải, nhận xét đƣợc ƣu điểm nhƣợc điểm của bài giải khác. Bƣớc đầu các em đã có những dấu hiệu của kỹ năng TDPB nhƣ: phân tích vấn đề, đặt câu hỏi cho bản thân mình, cho GV và cho các bạn khác để đi tìm câu trả lời, tìm hiểu để đƣa ra các giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ƣu.
Để có thể khẳng định chắc chắn về kết quả của các biện pháp đƣa ra trong luận văn này thì chúng tôi cần thời gian dài để áp dụng và cần đƣợc phối hợp nhiều phƣơng pháp trong dạy học. Trong quá trình áp dụng các biện pháp trên vào dạy học, chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều những tình huống sƣ phạm có thể xáy ra, đòi hỏi các biện pháp cần đƣợc hoàn thiện để đáp ứng đƣợc tất cả các tình huống đó. Tuy nhiên bƣớc đầu thực nghiệm chúng tôi đã nhận thấy đƣợc những kết quả rất khả quan. Không chỉ là kết quả về điểm số, chúng tôi quan trọng hơn cả là thái độ học tập của HS. Sau 2 tiết học, HS lớp thực nghiệm cảm thấy rất hứng thú với chủ đề tổ hợp – xác suất.
Chúng tôi đã có thời gian trao đổi với GV tham dự giờ thực nghiệm, các GV đều nhận thấy rằng không khí trong giờ dạy thực nghiệm HS tích cực hoạt động, sôi nổi, không khí học tập thoải mái. Các em đƣợc nêu ý kiến bản thân và đƣợc tiếp nhận ý kiến của các bạn HS khác. Chúng tôi tin rằng nếu có cơ hội và điều kiện vận dụng lâu dài HS sẽ mạnh dạn hơn khi trình bày ý kiến, hiểu bài hơn, từ đó TDPB cũng phát triển hơn.
Tuy nhiên, cũng qua 2 tiết thực nghiệm sƣ phạm chúng tôi cũng thấy có khá nhiều khó khăn xảy ra:
Để có thể chuẩn bị đƣợc một tiết dạy nhƣ thế này, các GV phải bỏ thời gian ra nghiên cứu, mất thời gian chuẩn bị rất công phu từ giáo án, trình chiếu
đến từng phiếu bài tập. Nếu duy trì liên tục cách dạy nhƣ thế này, liệu có thể đảm bảo đƣợc việc chuẩn bị luôn đƣợc trọn vẹn nhất không? Hơn nữa, áp lực của việc phải đảm bảo đúng tiến độ giờ học, phải đảm bảo đƣợc các kiến thức để đi thi. Liệu chúng ta có đủ thời gian để làm việc này không? Trong một giờ học, với mục tiêu phát triển TDPB cho HS thì các hoạt động đƣợc tổ chức rất nhiều, các phƣơng pháp trong dạy học cũng đƣợc kết hợp rất nhiều, nên rất có thể cảm giác về một cái mới còn chƣa thực sự rõ nét. Một số GV thì không muốn thay đổi phƣơng pháp dạy, vì đã có quá nhiều đợt đổi mới phƣơng pháp dạy học, tuy nhiên chƣa đem lại kết quả cao. Họ cũng e ngại rằng để cho HS tranh luận nhiều sẽ rất mất thời gian, dẫn đến việc lớp có thể “ồn nhƣ cái chợ”. Những HS phát biểu trong giờ học đa phần là HS khá giỏi, các HS yếu chỉ khi nào đƣợc gọi mới dám đứng lên phát biểu. Việc thay đổi thói quen của HS cần phải có thời gian và cả sự kiên nhẫn nữa. Điều quan trọng nhất mà các GV lo lắng khi dạy học phát triển TDPB đó là không đủ thời gian, lẫn vào thời gian để dạy các bài tập đi thi, ảnh hƣởng đến chất lƣợng thi cử. Các giáo án thực nghiệm đều do chúng tôi thiết kế, các GV dạy thực nghiệm chƣa thể soạn giáo án theo định hƣớng đề ra. Đề kiểm tra sau đợt thực nghiệm chỉ mới kiểm tra đƣợc phần nào việc phát triển TDPB, chƣa kiểm tra đƣợc một cách tổng thể. Đây là một vấn đề cần nhiều thời gian nghiên cứu hơn.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực nghiệm, nhƣng những kết quả đánh giá mà chúng tôi thu đƣợc cho thấy rằng các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn là có tính khả thi. Nếu nhƣ có thời gian và điều kiện để thực hiện nhiều hơn chắc chắn sẽ góp phần cho sự phát triển TDPB của HS, mang lại hiệu quả học tập tốt hơn.
Kết luận chƣơng 3
Trong chƣơng 3, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm với mục đích chính là kiểm tra các giả thuyết của luận văn thông qua thực tiễn dạy học, kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất.
Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành ở 4 lớp là 11A, 11B, 11C, 11D tại trƣờng THPT Hoàng Mai, Hà Nội với 2 giáo án: “ Luyện tập Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp” và “ Luyện tập biến cố và xác suất của biến cố”. Nội dung của kiến thức thực nghiệm bám sát chuẩn chƣơng trình cơ bản. Trong mỗi bài tập GV có yêu cầu HS tham gia một số hoạt động giúp HS phát triển về TDPB.
Kết quả của thực nghiệm đƣợc đánh giá thông qua phân tích định tính và phân tích định lƣợng của 2 lớp đối chứng và thực nghiệm. Với phân tích định tính, chúng tôi đã có phiếu hỏi dành cho GV và HS. Phần lớn đều đồng ý rằng tiết học mang lại cảm hứng học tập cho các em Kết quả thu đƣợc giúp chúng tôi khẳng định rằng các biện pháp sƣ phạm mà chúng tôi đề xuất sử dụng trong nội dung dạy học chủ đề Tổ hợp xác suất là có hiệu quả.
Kết thúc tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng HS tự tin, mạnh dạn khi trình bày ý kiến của bản thân, biết tiếp nhận ý kiến của ngƣời khác. Các em không còn sợ rằng phát biểu của mình bị sai mà không dám giơ tay phát biểu.
Qua đợt thực nghiệm chúng tôi thấy rằng, TDPB của các em đã đƣợc thể hiện nhiều hơn. Đứng trƣớc những câu hỏi của GV, trƣớc bài làm của bạn hoặc của nhóm khác, các em không ngần ngại trình bày lên quan điểm và ý kiến của mình. Các quan điểm và ý kiến đó không phải là nói bừa mà dựa trên những kiến thức mà các em đƣợc trang bị. Các em cũng dần có đƣợc thói quen đặt câu hỏi và lắng nghe ý kiến của GV và của các bạn HS khác; có ý thức đánh giá các cách giải quyết, lực chọn cách giải quyết nào là tối ƣu nhất; biết cách lập luận dựa trên những căn cứ cơ sở.
Nhƣ vậy nếu các biện pháp đƣợc thực hiện thƣờng xuyên qua nhiều tiết học thì sẽ góp phần phát triển TDPB cho HS. Chúng tôi kết luận rằng các biện pháp sƣ phạm mà chúng tôi đã đề xuất là có tính khả thi.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thời đại mới hiện nay, việc con ngƣời có thể tự tin đƣa ra quan điểm ý kiến của mình trƣớc một sự việc, biết mang quan điểm của mình để đánh giá trong quá trình tiếp nhận tri thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề, có tƣ duy tổng hợp, phân tích, so sánh những sự việc xảy ra trong một cuộc sống đa dạng và đầy biến động; là một điều rất quan trọng. Nền giáo dục hiện đại cần những con ngƣời nhƣ vậy. Việc phát triển TDPB cho HS là thực sự cần thiết.
Trong quá trình nghiên cứu các cơ sở lý luận về TDPB, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu việc làm sao để phát triển TDPB cho HS. Thông qua nhũng quan điểm của các nhà khoa học đi trƣớc, chúng tôi rút ra đƣợc quan điểm về TDPB và sử dụng quan điểm này xuyên suốt luận văn. Luận văn cũng chỉ ra đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa TDPB và TDST trong việc học tập môn Toán. Từ đó rút ra kết luận rằng TDPB là loại tƣ duy rất cần thiết và cần đƣợc quan tâm phát triển cho ngƣời học.
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận, tham khảo tài liều của rất nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc, chúng tôi đã đƣa ra các đặc điểm chung của ngƣời có năng lực TDPB và các dấu hiệu của năng lực TDPB trong toán học. Đây chính là cơ sở lý luận để chúng tôi đề xuất các biện pháp ở chƣơng 2.
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát mức độ hiểu biết về TDPB và việc phát triển TDPB qua dạy học môn toán. Chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát và trao đổi với GV, HS đồng thời sử dụng phiếu hỏi. Các kết quả của khảo sát đƣa ra cho thấy rằng, các GV chƣa có cái nhìn đúng đắn và trọn vẹn về TDPB, vì vậy vai trò của TDPB trong trƣờng THPT còn bị xem nhẹ, việc phát triển TDPB cho HS còn chƣa đƣợc quan tâm. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp rèn luyện phát triển TDPB.
Nhƣ vậy dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề ra các định hƣớng đề xuất biện pháp phát triển năng lực TDPB cho HS trƣờng
THPT qua chủ đề Tổ hợp – Xác suất. Từ các định hƣớng, chúng tôi đề xuất ra 4 biện pháp. Trong đó mỗi biện pháp đều nêu rõ mục đích thực hiện, nội dung