Mối quan hệ giữa tƣ duy phản biện và tƣ duy sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học chủ đề tổ hợp xác suất ở trường trung học phổ thông​ (Trang 31 - 34)

Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn cơ bản của quá trình phát triển tƣ duy

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Mối quan hệ giữa tƣ duy phản biện và tƣ duy sáng tạo

1.4.1. Khái niệm tư duy sáng tạo

Theo định nghĩa trong từ điển thì TDST là tƣ duy tạo ra những hình ảnh ý tƣởng, sự vật mới và chƣa có từ trƣớc. Nhƣ vậy chúng ta có thể hiểu đơn

giản TDST là tƣ duy có khuynh hƣớng phát hiện và giải thích bản chất sự vật theo lối mới, hoặc tạo ra ý tƣởng mới, cách giải quyết không giống theo tiền lệ đã có.

1.4.2. Mối quan hệ giữa tư duy phản biện và tư duy sáng tạo

Tƣ duy liên quan đến hai mặt: phản biện và sáng tạo. TDPB và TDST đều là tƣ duy bậc cao. TDPB chủ yếu là đánh giá các ý tƣởng và giải pháp, còn TDST thì tạo ra các ý tƣởng và giải pháp mới.

TDPB và TDST có liên quan mật thiết đến nhau. TDST bao gồm các kỹ năng nhƣ tổng hợp, tổng quát, áp dụng cá ý tƣởng. TDST có tính phát triển liên tục. Sau khi đã có đƣợc kiến thức mới thì các kiến thức mới này chịu sự phân tích của TDPB. Rồi tổng hợp và tổng quát lại xảy ra và chu trình của TDST tiếp tục.

TDPB chính là nền tảng cho TDST. Phản biện giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan, tránh cái sai hƣớng đến cái mới tốt hơn, hoàn hảo hơn cái cũ, đây chính là quá trình dẫn đến sự sáng tạo. Theo tác giả Nguyễn Bá Kim (2015), “ Tính linh hoạt, tính độc lập và phê phán là những điều kiện cần thiết của tƣ duy sáng tạo và tính sáng tạo có thể dẫn tới những suy nghĩ rất táo bạo, nhƣng có căn cứ có cân nhắc cẩn thận” [9].

Trong giảng dạy ta coi trọng cả hai loại hình tƣ duy này. Khi giải một bài toán, quá trình phân tích giả thiết và các dữ liệu liên quan đến bài toán, tìm ra mối liên hệ của bài toán với các tri thức đã biết chính là TDPB, còn đƣa ra lời giải mới cho bài toán thì chính là TDST. Lúc này TDPB lại xem xét, cân nhắc, đánh giá để chọn ra giải pháp tốt hơn. Cứ tiếp tục quá trình nhƣ thế phản biện và sáng tạo đan xen vào nhau: phản biện – sáng tạo – phản biện – sáng tạo – phản biện…trong đó cac mức độ sau sẽ cao hơn các mức độ trƣớc.

Chúng ta có thể xem xét bài toán ví dụ sau để hiểu hơn về mối quan hệ của chúng:

Bài toán 1.2. Một thầy giáo có 12 quyển sách đôi một khác nhau, trong đó có 5 quyển sách văn, 4 quyển sách nhạc, 3 quyển sách họa. Thầy muốn lấy ra 6 quyển đem tặng 6 em HS mỗi em một quyển. Giả sử thầy giáo muốn sau khi tặng sách xong, mỗi loại sách còn lại ít nhất một quyển. Hỏi có bao nhiêu cách tặng?

Phân tích mối quan hệ

HS nghĩ rằng nếu nhƣ muốn mỗi loại sách còn ít nhất một quyển, theo cách đơn giản nhất là thầy giáo sẽ chọn ra 3 quyển mỗi loại một quyển và cất đi trƣớc. Sau đó trong 9 quyển sách còn lại cứ tùy ý lấy ra 6 quyển sách để trao tặng cho 6 em. Nhƣ vậy cách giải bài này nhƣ sau:

Số cách lấy 3 quyển 3 thể loại văn, nhạc, họa ra trƣớc thì có 5.4.3 = 60 cách

Còn 9 quyển, chỉ cần lấy 6 quyển bất kì từ 9 quyển và đem tặng cho 6 bạn nên có 6 9 C .6! cách Vậy tất cả có 6 9 60.C .6! 3628800 cách.

Có vẻ nhƣ cách giải này khá hợp lý, vì thực tế nếu chúng ta là thầy giáo thì đơn giản chúng ta cũng sẽ làm giống nhƣ trên. Tuy nhiên thực tế và lí luận cũng sẽ có những điểm khác nhau.

TDPB nói rằng: Nếu làm nhƣ trên thì bị lặp lại rất nhiều cách. Giả sử ta gọi tên các quyển sách là V1, V2,…, V5; N1, N2,..N4; H1, H2,H3. Các bạn HS là A, B, C, D, E, F Ta xét cách chọn thứ nhất gồm 2 bƣớc Bƣớc 1: Chọn ra quyển V1, N1, H1 trƣớc Bƣớc 2: Tặng 6 HS A, B, C, D, E, F lần lƣợt các quyển V3, V4, V5, N3, N4, H3 Ta xét cách chọn thứ hai gồm 2 bƣớc Bƣớc 1: Chọn ra quyển V1, N1, H2 trƣớc

Bƣớc 2: Tặng 6 HS A, B, C, D, E, F lần lƣợt các quyển V3, V4, V5, N3, N4, H3

Rõ ràng 2 cách trên thực chất là một thôi, nhƣng đã bị tính thành 2 lần. Nhƣ vậy cách làm ở bên trên đã cho ra kết quả trùng lặp khá nhiều.

TDST nghĩ rằng: Chỉ cần loại đi những trƣờng hợp mà số sách còn lại không có đầy đủ cả 3 loại sách là xong. Nhƣ vậy bài toán này có thể giải nhƣ sau:

Số phần tử của không gian mẫu là: 6 12 C

Số cách chọn để không còn quyển họa nào là 3 9 C Số cách chọn để không còn quyển nhạc nào là 3

8 C Số cách chọn để không còn quyển văn nào là 3

7 C

Số cách chọn 6 quyển để tặng sao cho mỗi loại còn ít nhất 1 quyển là

6 3 3 3

12 9 8 7

C C C C

Mà ở đây có 6 em HS nên số cách tặng thỏa mãn đề là

6 3 3 3

12 9 8 7

C C C C .6! 579600 cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học chủ đề tổ hợp xác suất ở trường trung học phổ thông​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)