Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty APT Travel

Một phần của tài liệu 197 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty APT travel,khoá luận tốt nghiệp (Trang 56)

giai đoạn 2016-2018.

2.3.1. Thành quả đạt được

Những biện pháp như truy thu các khoản phải thu từ những năm trước, thắt chặt lại hợp đồng đối với các đại lý, trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi vào nửa cuối năm 2018 cho thấy APT Travel đã nhận thức được vấn đề và đang nỗ lực cải thiện tình hình tài chính của công ty.

Theo kết quả của các bộ tỷ số về KNTT nợ ngắn hạn, công ty APT Travel hiện nay dường như ít bị chịu áp lực trong khâu thanh toán với nhà cung cấp và ngân hàng. Đây là một ưu điểm giúp cho công ty tạo uy tín với nhà cung cấp, có được ưu đãi về mặt chính sách thanh toán. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của các đơn vị bán hàng.

Công ty tạo được mạng lưới khách hàng rộng rãi. Nhờ những chính sách tín dụng thương mại thông thoáng trong những năm trước đó, APT Travel đã tạo ra được một mạng lưới khoảng hơn 300 đại lý và các đối tác du lịch lâu năm cả trong và ngoài nước. Nhờ đó mà có thể tiếp cận được số lượng hơn 3500 khách du lịch nước ngoài hàng tháng.

Chỉ Tiêu 2016 2017 2018 2017/

2016 (%) 2017 (%)2018/

Chi phí QLDN 3,944,900 4,660,417 17,930,661 18.13 284.7

2.3.2. Hạn ch ế

a. Hiệu quả quản lý tiền mặt chua tốt

Mặc dù hiện nay doanh nghiệp có các tỷ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khá cao, tuy nhiên, luợng tiền và tuơng đuơng tiền lại giảm mạnh qua các năm (từ gần 6 tỷ VNĐ năm 2016 xuống còn 2.7 tỷ đồng năm 2017 và chỉ còn hơn 1 tỷ đồng vào năm 2018). Tốc độ giảm quá nhanh của các khoản tiền và tuơng đuơng tiền cùng với sự tăng nên của các khoản nợ phải trả (tăng 37.98% năm 2017 và 25.29% năm 2018) sẽ khiến công ty phải đối mặt với nguy cơ thiếu tiền mặt để thanh toán nợ trong các năm tới, buộc phải sử dụng nguồn tiền từ các tài sản ngắn hạn khác mà phần lớn là các khoản phải thu từ các đại lý. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty sẽ buộc phải lựa chọn cắt giảm các khoản phải trả (khâu đầu vào) hay giảm các khoản phải thu (khâu đầu ra) hoặc cả hai.

b. Hiệu quả sử dụng các khoản phải thu chua tốt

Một trong vấn đề lớn nhất của công ty APT Travel chính là việc quản lý các khoản phải thu thiếu hiệu quả. Tỷ trọng của khoản phải thu trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luôn ở mức trên 50%. Cụ thể là năm 2016 giá trị các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 69% tổng giá trị tài sản ngắn hạn, con số này trong năm 2017 và 2018 lần luợt là 84% và 53%. Vấn đề này thật sự là một vấn đề rất lớn, đặc biệt ở năm 2017, các khoản phải thu chiếm tới 84% cùng với luợng tiền và tuơng đuơng tiền chỉ có khoảng 2.7 tỷ (chiếm 14% tổng giá trị tài sản ngắn hạn), trong khi nợ phải trả ngắn hạn năm 2017 là 7 tỷ. Có thể thấy phần lớn luợng vốn đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán với khách hàng mà ở đây chính là các đại lý, khiến cho doanh nghiệp không thể thu đuợc tiền, áp lực trả nợ tăng lên. Biểu hiện rõ nhất là tỷ số KNTT ngay của công ty APT Travel vào năm 2017 là thấp nhất là 0.38

Thêm vào đó, sự thiếu thận trọng trong quản trị các khoản phải thu dẫn tới chi phí tăng đột biến vào năm 2018.

Bảng 2.11: Chi phí quản lý doanh nghiệp công ty APT Travel

Nguồn: BCTC Công ty APT Travel năm 2016, 2017, 2018

Tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm tăng có sự đột biến. Năm 2017 tăng 18.13% so với năm 2016 nhung đến năm 2018 đã tăng 284% so với năm 2017. Nguồn gốc của khoản chi phí này là do doanh nghiệp đã tiến hành hủy những khoản phải thu không thể thu hồi trong quá khứ. Do đó khoản chi phí rất lớn ở năm 2018 lại đến từ những vấn đề trong những năm truớc đó. Đây là biểu hiện của sự thiếu thận trọng trong công tác quản lý chi phí.

c. Các chỉ số về khả năng thanh toán không ổn định qua các năm

Mặc dù các chỉ số này luôn ở mức cao, song lại có năm 2017 xấu đột biến khi cả ba chỉ số về KNTT nợ ngắn hạn đồng loạt giảm, thậm chí chỉ số KNTT nhanh của công ty còn giảm xuống duới mức an toàn. Đây có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy công ty cần phải thay đổi tình hình quản trị tài sản ngắn hạn trong các năm tới, nếu không thì sẽ không đảm bảo đuợc khả năng thanh toán, công ty sẽ buộc phải bán bớt tài sản, ảnh huởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.3. Nguyên nhân

a. Khách quan

- Một là, do sự biến động nguồn cung hàng hóa, dịch vụ dẫn tới gia tăng áp lực cạnh tranh: Sự gia tăng các doanh nghiệp gia nhập ngành đang khiến cho nguồn cung tăng, gây áp lực APT Travel phải giảm giá tour và có các chính sách khuyễn mãi.

Hình 2.7: Biến động về số doanh nghiệp lữ hành

Số doanh nghiệp lữ hành -B-tăng trưởng

Nguồn: Tổng cục du lịch

Trong những năm 2016, 2017 và 2018 số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành tham gia vào thị trường lần lượt là 1600, 1752 và 2022 doanh. Cũng chính từ năm 2017, tốc độ tăng lên về số công ty cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành vào giai đoạn tăng trưởng đột biến, trong khi số doanh nghiệp tăng lên năm 2016 chỉ khoảng 5.33% so với năm trước đó, thì đến năm 2017, 152 doanh nghiệp mới tham gia vào ngành (tăng tương đương với 9.5% so với năm 2016) và đạt con số 2022 doanh nghiệp vào năm 2018 (tăng 15.41% so với năm 2017). Như vậy, ngành dịch vụ kinh doanh du lịch lữ hành ngày càng cạnh tranh gay gắt, do đó APT Travel phải hy sinh chấp nhận bị các đại lý chiếm dụng vốn để cạnh tranh trong năm 2016, 2017 hoặc chấp nhật đạt mức doanh thu thấp vào năm 2018 để cải thiện tình hình không thu hồi được tiền trong quá khứ.

- Hai là, tình hình biến đổi khí hậu thất thường ảnh hưởng đến lượng khách du lịch:

APT Travel nói riêng và doanh nghiệp hoạt động chính cho lĩnh vự du lịch, lữ hành nói chung phải chịu rất nhiều những rủi ro khí hậu. Trong những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam diễn biến rất phức tạp và càng ngày

càng khó dự báo. Những khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế cũng e dè, kén chọn địa điểm hơn.

Nguồn: Tổng cục du lịch

Luợt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng từ hơn 10 triệu luợt năm 2016 lên thành gần 15.5 triệu luợt năm 2018. Tốc độ tăng truởng qua từng năm lần luợt là 36.04%, 29.06% và 19.93%. Mặc dù tổng luợng khách du lịch quốc tế có tăng, nhung tốc độ tăng lại giảm. Năm 2017 có thêm 2.9 triệu luợt khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam, nhung đến năm 2018 chỉ tăng 2.5 triệu luợt so với năm 2017. Trong khi đó số doanh nghiệp gia nhập ngành vào năm 2018 lại tăng mạnh, đối với APT Travel với phân khúc khách hàng mục tiêu là khách du lịch nuớc ngoài thì đây là một yếu tố bất lợi cho công ty.

- Ba là, do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, tỷ trọng Các khoản tiền và tuơng đuơng tiền và Các khoản phải thu sẽ chiếm phần lớn do hầu nhu không có hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản của công ty.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Một là, công ty không có phuơng quản lý tiền mặt

Công ty APT Travel hiện nay chỉ quản lý tiền mặt dựa trên kinh nghiệm của ban quản lý của doanh nghiệp và không dựa theo những phuơng pháp cụ thể nào. Do đó, thực trạng tiền mặt của công ty đang có dấu hiệu của việc thiếu tiền. Neu so sánh với một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực du lịch lữ hành quốc tế nhu Công ty Vietravel với luợng tiền và tuơng đuơng tiền luôn ở mức trên 20% tổng tài sản ngắn hạn*, ta có thể thấy sự thiếu tiền mặt của công ty APT Travel khi con số này chỉ có 2.43% vào năm 2018.

- Hai là, chính sách quản lý các khoản phản thu chua tốt

Nguyên nhân của sự thiếu tiền bên cạnh là vì không có chính sách quản lý tiền mặt còn là hệ quả của việc quản lý các khoản phải thu kém. Truớc năm 2018, APT Travel là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, để cạnh tranh trong ngành, công ty đã tiến hành những chính sách tín dụng cho khách hàng - cụ thể hơn là các đại lý. Điều này cùng với lịch sử 14 năm hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành đã giúp cho APT Travel có mạng luới đại lý dày đặc (khoảng hơn 300 đại lý). Tuy nhiên, những chính sách tín dụng cho các đại lý lại không đuợc ghi chép vào hợp đồng một cách cụ thể, mà chỉ đuợc xây dựng dựa trên uy tín của các bên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc các đại lý chậm nộp lại tiền cho APT Travel, làm cho các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm hơn nửa tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty.

- Ba là, trình độ của đội ngũ nhân viên bộ phận kế toán còn thấp

Công ty APT Travel mang tu tuởng của một doanh nghiệp gia đình, rất thiếu coi trọng trong việc quản lý các khoản mục kế toán, hạch toán sổ sách và sử dụng các dịch vụ quản lý tài chính bên ngoài, cộng với việc không có phòng ban tài chính chuyên biệt, công ty đã phải đối mặt với các vấn đề về thiếu tiền mặt và hiệu quả quản lý các khoản phải thu thấp.

Xét về cách hạch toán, công ty đã thiếu thận trọng khi không ghi nhận các khoản dự phòng phải thu khó đòi vào những năm 2017, 2016 và cả những năm truớc đó nữa. Sau khi bắt đầu tiến hành tái cấu trúc lại công ty vào khoảng giữa năm 2018, APT Travel đã tiến hành truy thu những khoản phài thu trong quá khứ, cùng với đó là tăng tính thận trọng trong việc làm hợp đồng và hạch toán tài chính. Khoản mục dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi năm 2018 đuợc ghi nhận hơn 2 tỷ VNĐ. Thêm nữa, những khoản phải thu trong quá khứ không đòi đuợc, do sự thiếu thận trọng ở những năm truớc đó, đã bị hủy và ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2018, hậu quả là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến từ 4,6 tỷ VNĐ năm 2017 thành hơn 17,9 tỷ VNĐ năm 2018 (tăng gấp 3.84 lần).

- Bốn là, do chính sách hoạt động của công ty thay đổi

Tập đoàn APT nói chung và công ty APT nói riêng đang trong quá trình tái cơ cấu lại doanh nghiệp, do đó có những biến động bất thuờng ở các khoản mục kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể, vào nửa sau của năm 2018, công ty APT Travel đã rà soát lại tập khách hàng của mình, lọc ra những khoản phải thu có nguy cơ không đòi đuợc và trích dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Cùng lúc đó là tiến hành truy thu những khoản phải thu còn tồn lại từ những năm truớc đó, tiến hành tiêu hủy những khoản phải thu không thể đòi đuợc, do vậy khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2018 tăng lên đột biến do hậu quả của việc trong quá khứ quản lý kém dẫn tới chi phí dồn về năm 2018. Tập đoàn APT cũng thuê đội ngũ bên ngoài để phụ trách việc cải thiện các vấn đề tài chính của công ty, các bản hợp đồng với những quy định chặt chẽ hơn cũng đuợc áp dụng trong thời gian này. Những bản hợp đồng này giúp cho doanh nghiệp cải thiện vấn đề vốn bị ứ đọng ở các khoản phải thu, song nó cũng khiến cho APT Travel giảm sức cạnh tranh trong ngành, kết quả là doanh thu năm 2018 đã sụt giảm đáng kể.

3.2.5. Khả năng cạnh tranh của APT Travel còn thấp

Quy mô doanh nghiệp chỉ ở mức vừa và nhỏ, công ty cũng không có những sản phẩm đặc trung mang thuơng hiệu của APT hiệu quả kinh doanh tuơng đối thấp. Ví dụ mảng kinh doanh dịch vụ du lịch bằng du thuyền cũng tốn một luợng

lớn vốn để thuê tàu từ bên khác. Khi khách du lịch đăng kí quá đông, doanh nghiệp thông qua mạng luới khách hàng của mình đã phải tiến hành mua tour từ công ty kinh doanh lĩnh vực du lịch bằng du thuyền khác hay còn gọi là làm đại lý tạm thời để giữ chân khách hàng. Nếu trong cùng thời điểm không có tour du thuyền tuơng tự, doanh nghiệp đành từ bỏ khách hàng. Điều này là sự hợp tác của các doanh nghiệp, nhung nó cũng dẫn đến doanh thu của APT Travel bị phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Có thể nói rằng doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ du thuyền nhung không thể đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng. Thêm vào đó, mảng cho thuê xe du lịch, tính đến cuối năm 2018, các xe của APT Travel và của công ty con là Car Asia vẫn chua hoạt động hết công suất.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY APT TRAVEL

3.1. Định hướng phát triển của công ty APT Travel

3.1.1. Định hướng phát triển của tập đoàn APT

Tập đoàn APT với đại diện pháp lý là Công ty APT Holdings có định hướng xây dựng một hệ sinh thái du lịch tại Việt Nam, bao gồm các dịch vụ du lịch như lữ hành, du thuyền, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng du lịch, resort nghỉ dưỡng, dịch vụ xe du lịch. Hiện nay, tập đoàn đã cung cấp mảng lữ hành, du thuyền 5 sao, dịch vụ xe du lịch và nhà hàng truyền thống. Theo kế hoạch, sắp tới tập đoàn sẽ lên sàn chứng khoán để gọi vốn thực hiện các dự án tiếp theo, trước mắt là mở rộng mảng du thuyền với việc tự đóng những con tàu riêng, mở chuỗi siêu thị dạng cửa hàng du lịch Tourist mart và tiếp đó là xây dựng khu resort nghỉ dưỡng Eco Resort.

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty APT Travel

Tất cả hoạt động của hệ sinh thái đều dựa trên nền tảng lịch sử 14 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành của công ty APT Travel. Với nguồn khách du lịch có sẵn của công ty APT Travel, tập đoàn có mục tiêu mở rộng việc khai thác nguôn khách hàng sẵn có và tạo điểm mới, tính hấp dẫn nhằm thu hút thêm khách du lịch ở cả phân khúc cao cấp và thông thường.

Với mục tiêu chung của tập đoàn APT, APT Travel có định hướng phải kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cải thiện tình hình tài chính, tái cơ cấu tập đoàn thành công, xây dựng mô hình quản lý hoạt động kinh doanh năng động, hiện đại, phù hợp với đặc trưng của ngành. Từ đó phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao công tác quản lý tập khách hàng, chất lượng phục vụ làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và hướng tới tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó là tăng vốn điều lệ, xây dựng cơ sở vật chất vững mạnh, mở rộng và hợp tác toàn diện với các đối tác chiến lược trong nước và quốc tế và từ đó tiến tới cả tập đoàn lên sàn chứng khoán.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty APTTravel Travel

3.2.1. Giải pháp nâng cao sử dụng hiệu quả tiền mặt

Đầu tiên, APT Travel cần phải thiết lập mức dự trữ tiền mặt tối ưu cần thiết để công ty không lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó cũng không dự trữ quá nhiều tiền mặt dẫn đến không có tiền để tìm kiếm những cơ hội sinh lời cao hơn hoặc dùng nguồn vốn khác với chi phí cao để thực hiện các dự án

Một phần của tài liệu 197 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty APT travel,khoá luận tốt nghiệp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w