Đa dạng hóa sản phẩm

Một phần của tài liệu 197 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty APT travel,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69)

APT Travel nên xem xét các loại hình du lịch nghỉ duỡng, du lịch văn hóa, du lịch thám hiểm, du lịch ẩm thực,... nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mình. Hiện nay du lịch văn hóa và du lịch ẩm thực đang là xu huớng lựa chọn của các khách du lịch quốc tế. Họ không chỉ đi du lịch ngắm cảnh hay nghỉ duỡng nhu truớc nữa mà muốn tìm hiểu thêm về văn hóa, cuộc sống và con nguời Việt Nam. Đặc biệt khi mà Việt Nam có thế mạnh về nền ẩm thực đa dạng đặc trung và nền

văn hóa lâu đời. Tuy nhiên mảng du lịch này ít đuợc khai thác theo tour, nếu APT Travel có thể tổ chức các tour du lịch nhu vậy sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn.

Ngoài ra hiện nay một số doanh nghiệp Việt Nam có triển khai các tour du lịch thám hiểm ví dụ nhu Thiên Minh Group - một công ty có ý định lên sàn trong khoảng thời gian 2019 - 2020, tuy nhiên bộ phận này đuợc báo cáo là đang lỗ và không đuợc khách hàng ua thích. Điều này cho thấy mảng kinh doanh du lịch thám hiểm còn rất nhiều tiềm năng. Công ty có thể tiến hành nghiên cứu thị truờng và tìm hiểu nguyên nhân từ các doanh nghiệp đi truớc.

3.3. Một số khuyến nghị đối với nhà nước

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Một là, Chính phủ cần đề ra biện pháp ổn định tình hình kinh tế xã hội trong nuớc, là điều kiện cần thiết để thu hút khách du lịch đến với Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh thuơng mại Mỹ Trung đang diễn ra. Bên cạnh đó đua ra những biện pháp cụ thể nhanh chóng khắc phục các vấn đề về ô nhiễm môi truờng hay những hoạt động làm tổn hại tới các địa điểm du lịch là những yếu tố quan trọng góp phần gia tăng vẻ đẹp đất nuớc Việt Nam trong mắt của khách du lịch quốc tế.

- Hai là, xem xét hỗ trợ visa cho khách quốc tế. Hiện nay Việt Nam chỉ miễn visa cho công dân từ 24 quốc gia trong vòng 15 ngày và chính sách thị thực tại Việt Nam có quy định mỗi lần nhập cảnh phải cách ngày xuất cảnh gần nhất 30 ngày. Trong khi đó các nuớc thuộc khối ASEAN khác thuờng đuợc miễn thị thực từ 30 đến 90 ngày. Điển hình là Thái Lan - một nuớc có những lợi thế về du lịch khá tuơng đồng với Việt Nam nhung lại là điểm đến đuợc ua thích hơn trong mắt khách du lịch quốc tế - miễn thị thực 30 ngày cho công dân đến từ 57 nuớc. Hay ví dụ là Singapore miễn thị thực cho công dân từ gần 80% số quốc gia trên thế giới, và đuợc luu trú trong khoảng thời gian từ 30 đến 90 ngày. Đối với Indonesia, họ đã quyết định thêm 30 nuớc vào danh sách đuợc miễn thị thực vào năm 2015, thời gian luu trú của khách du lịch là 30 ngày. Và vào năm 2018, dù vẫn xếp sau Việt Nam về tốc độ tăng truởng du lịch nhung lại hơn về số luợt khách quốc tế, một trong những

quốc gia có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất thế giới. Ta có thể thấy sự tác động của chính sách miễn thị thực thông thoáng cho khách du lịch, tạo động lực thúc đẩy ngày du lịch phát triển.

- Ba là, xem xét lại chính sách hoàn thuế cho khách du lịch. Thông tu 72/2014/TT-BTC quy định về việc hoàn thuế GTGT cho hàng hóa của nguời nuớc ngoài nhung vẫn gây rất nhiều khó khăn và không thực sự đem lại hiệu quả. Do đó gần nhu khách du lịch quốc tế mua hàng hóa tại Việt Nam đều không nhận đuợc lợi ích từ chính sách này, gây nên hiểu nhầm rằng Việt Nam không có chính sách hoàn thuế. Chính phủ cần xem xét vấn đề do đâu và đua ra giải pháp khắc phục. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để kích cầu du lịch Việt Nam

3.3.2. Kiến nghị với Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

- Thứ nhất, Bộ văn hóa, thể thao du lịch nên tăng cuờng các hoạt động xúc tiến du lịch, giới thiệu các sản phẩm du lịch, văn hóa đặc trung của Việt Nam cho bạn bè quốc tế. Hiện nay hoạt động xúc tiến du lịch đang diễn ra khá sôi nổi ở các địa điểm du lịch trọng yếu nhu Quảng Ninh, Đà nẵng, Hà Nội,... Tuy nhiên tốc độ tăng lên của luợng khách du lịch tới Việt Nam vẫn chua đảm bảo đáp ứng luợng cung của thị truờng. Do đó việc tăng cuờng hoạt động này về cả quy mô và địa bàn tổ chức là điều cần thiết.

- Thứ hai, hiện nay nhân sự cao cấp trong ngành du lịch có rất ít, Bộ nên xem xét đua ra kế hoạch huớng dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất luợng cao, đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế. Đặc biệt có thể áp dụng công nghiêp 4.0 vào ngành du lịch, ví dụ liên kết các doanh nghiệp khởi nghiệp về mặt công nghệ với các doanh nghiệp ngành du lịch. Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các hình thức thanh toán vẫn thông qua các phuơng pháp truyền thống nhu qua ngân hàng hoặc bằng tiền mặt. Hay các hoạt động bán hàng online vẫn phải dựa phần lớn vào sức lao động con nguời, chua tiếp cận đuợc những công nghệ trí tuệ nhân tạo khiến chi phí bán hàng vẫn còn tuơng đối cao, mà hiệu quả tiếp cận tới khách du lịch trên thế giới lại không nhiều.

- Thứ ba, Bộ nên xem xét đẩy mạnh các hoạt động liên kết tour, liên kết tuyến du lịch, giúp những nguời khách du lịch có thể tham gia liên tục vào các hoạt động du lịch, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu suất hoạt động. Hiện nay hoạt động này chủ yếu đến từ mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong ngành, và mức chia sẻ vẫn là rất thấp, mới dừng ở mức chia sẻ tài sản, các tour của các doanh nghiệp có xu huớng trùng lặp nhau. Một khách du lịch khách đến thuờng chỉ tham gia một tour của một doanh nghiệp rồi họ xuất cảnh. Nhu vậy sẽ không thể tối đa hóa doanh thu và giảm thiểu lợi nhuận của từng doanh nghiệp trong ngành.

3.3.3. Kiến nghị với Bộ giao thông vận tải

- Một là, cải thiện vấn đề an ninh trật tự an toàn giao thông. Hiện nay tình hình giao thông tại Việt Nam rất phức tạp khiến nhiều khách du lịch chia sẻ rằng họ cảm thấy không an toàn khi đi du lịch tại Việt Nam. Tuy những vấn đề về giao thông xảy ra với các tour du lịch là không nhiều, nhung chúng cũng tạo ấn tuợng không tốt trong mắt khách du lịch quốc tế.

- Hai là, Bộ tăng cuờng cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất luợng giao thông, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển. Hiện nay có những cung đuờng tới địa điểm du lịch còn nhiều nguy hiểm, ví dụ nhu con đuờng đèo lên Sapa, chất luợng bề mặt đuờng không tốt cộng với những lần đổ đèo đã gây ra không ít trở ngại cho khách du lịch.

- Ba là, Bộ nên đẩy mạnh quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng và khắc phục những hậu quả mà tự nhiên để lại đặc biệt ở những nơi hay xảy ra lũ quét và sạt lở. Thông thuờng khi có sạt lở xảy ra, địa điểm du lịch đó hầu nhu không hoạt động đuợc hoặc chỉ một phần có thể kinh doanh đuợc đuợc trong suốt vài tháng do quá trình khắc phục hậu quả thiên tai còn nhiều khó khăn. Đặc biệt phải chú trọng vào mùa cao điểm của khách du lịch quốc tế, kéo dài trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm nay tới tháng 3 năm sau. Đây là khoảng thời gian nghỉ lễ và nghỉ đông của phần lớn khách du lịch quốc tế đén Việt Nam bao gồm cà khách từ châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc,...

- Bốn là, theo chỉ định của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, bộ Giao thông cần mau chóng phê duyệt và đề ra được bản quy hoạch chi tiết về xây dựng sân bay Sapa tại Lào Cai để có thể đi vào hoạt động vào năm 2020. Với sân bay mới xây dựng, quãng đường đi du lịch đến Sapa và các tỉnh phía Bắc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Đồng thời cũng kích cầu khách du lịch khi có thể bay trực tiếp tới Lào Cai để tận hưởng khoảng thời gian du lịch của mình.

3.3.4. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân địa phương

Tại các điểm đến du lịch, tình hình chèo kéo khách, “chặt chém” du khách nước ngoài và trộm cắp diễn ra vẫn rất phổ biến. Mặc dù các công ty du lịch đã rất tích cực cảnh báo khách hàng của mình, song đối với những khách du lịch tiếp cận lần đầu với Việt Nam không thông qua các đơn vị đặt tour thì doanh nghiệp không thể tiếp cận. Do đó một lượng lớn khách du lịch có ấn tượng không tốt về Việt Nam đã chọn địa điểm khác làm nơi du lịch và có sự ảnh hưởng tới những vị khách tiềm năng gây thất thoát một lượng lớn nguồn thu của toàn ngành. Tác giả kiến nghị với UBND của những địa phương có địa điểm thu hút khách du lịch quản lý chặt chẽ vẫn đề này.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế nhu hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của mình để sẵn sàng đối phó những thay đổi trong tình hình nền kinh tế thế giới và nền kinh tế nội địa. Thêm nữa hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nuớc là một cơ hội cũng nhu thách thức lớn với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp tu nhân có quy mô vừa và nhỏ nhu APT Travel. Thêm nữa, hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ du lịch đang có kế hoạch lên sàn chứng khoán nhu Saigontourist, Thiên Minh Group, Vietravel,... yêu cầu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty APT Travel là điều hết sức quan trọng. Chính vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty APT Travel nhằm tìm ra giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình giám sát và lập kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh của công ty. Mục đích cuối cùng là góp phần vào sự tăng truởng và phát triển chung của toàn ngành du lịch, giúp đua ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.

Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Minh Ngọc, cùng với tập thể Ban giám đốc của công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch Quốc Tế Châu Á Thái Bình Duơng (APT Travel) và anh, chị phòng dự án của tập đoàn APT đã giúp đỡ, huớng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bài khóa luận này. Xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Xuân (chủ biên, 2016), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

2. Ngô Thế Chi và Truơng Thị Thủy (chủ biên, 2010), Giáo trình Kế toán Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Từ Quang Phuơng (chủ biên, 2013), Giáo trình Kinh te đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.

4. Lê Thị Xuân, (chủ biên, 2015), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Bách khoa Hà Nội.

5. Bộ tài chính (2016), Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn Che độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016.

6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 72/2014/TT-BTC Quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh, ban hành ngày 30 tháng 05 năm 2014.

7. Tổng cục du lịch (2016), Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2016,

Hà Nội

8. Tổng cục du lịch (2018), Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2017,

Hà Nội

7. Tổng cục du lịch (2019), Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2018,

Hà Nội

9. Tổng cục du lịch (2019), Doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005 - 2018,

Hà Nội

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình làm KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thuờng xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD...)

Giảng viên huớng dẫn (Ký & ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu 197 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty APT travel,khoá luận tốt nghiệp (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w