a. Quản lý các khoản phải thu với khách hàng
Mặc dù APT Travel đã có những cải cách nhằm cải thiện hiệu quả quản lý các khoản phải thu năm 2018, song tốc độ các khoản phải thu giai đoạn 2017 - 2018 vẫn rất cao, lên tới 46.47% trong khi năm 2017 các khoản phải thu ngắn hạn chỉ tăng 36.81% so với năm 2016. Điều này cho thấy các cải cách vẫn chua thể hiện rõ hiệu quả. Doanh nghiệp vẫn phải cải thiện những vấn đề sau đây:
- Về hợp đồng ký kết với khách hàng: Công ty cần có các khoản mục cụ thể về phuơng thức thanh toán, quy trình trả tiền,... và có những ràng buộc chặt chẽ, nếu bên nào vi phạm sẽ phải chịu những bất lợi đã đuợc nêu ra trong các khoản mục hợp đồng.
- Về chính sách tín dụng thuơng mại: Công ty nên có những nguyên tắc khi nào thì cho phép áp dụng tín dụng thuơng mại? Và nếu áp dụng thì mức độ là bao nhiêu?
- Về tiêu chuẩn tín dụng: APT Travel cần phải phân loại các khách hàng của mình ra các đối tuợng áp dụng chính sách tín dụng thuơng mại dựa vào một số tiêu chí sau:
+ Sức mạnh tài chính: Đại lý nào có sức mạnh tài chính ổn định sẽ có khả năng thanh toán các khoản nợ tốt hơn, rủi ro không thanh toán đuợc cho APT Travel sẽ thấp.
+ Mức uy tín: Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, hợp tác với APT Travel hoặc với các công ty khác, những đại lý luôn thanh toán đúng hạn thể hiện mức độ đáng tin cao.
+ Lợi ích thu được: Khi đại lý nhận bán tour cho APT Travel và được nhận chính sách tín dụng thương mại, công ty cần phải xem xét lợi nhuận mà đại lý đó mang lại so với những bất lợi mà công ty phải chịu khi đưa ra chính sách đó bằng cách xem hiệu quả kinh doanh của đại lý trong quá khứ.
- Ve xây dựng chính sách thu hồi nợ: APT Travel nên phân loại các đối tượng nợ, và có bộ phận chuyên thu hồi nợ, và theo dõi, giám sát các khoản nợ. Tránh việc để các đại lý chiếm dụng vốn quá lâu. Có thể phân chia đối tượng nợ theo tiêu chí:
+ Nợ tiêu chuẩn: Là những khách hàng nợ nhưng thanh toán đúng hạn và có uy tính đã hoạt động lâu năm. APT Travel cần duy trì mối quan hệ tốt đối với những khách hàng này
+ Nợ cần chú ý: Là những khách hàng nợ hay thanh toán trễ hẹn nhưng không quá lâu (Ví dụ: từ 6 tháng đến dưới 1 năm)
+ Nợ dưới tiêu chuẩn: là những khách hàng không trả nợ khi đến hẹn trong thời gian tương đối dài, có dấu hiệu về bất ổn tài chính. (Ví dụ: từ 1 năm đến dưới 2 năm)
+ Nợ quá hạn khó đòi: Là những khách nợ quá lâu (Ví dụ: trên 2 năm), quá trình thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Những khoản nợ này APT Travel cần theo dõi đặc biệt để có thể đòi được nợ khi có cơ hội.
+ Nợ không thể thu hồi được: Là những khách hàng bị phá sản hoặc không tồn tại do một số lý do nào đó. Trường hợp này cần tiến hành hủy các khoản phải thu và ghi nhận vào chi phí là sai sót của công ty trong quá trình quản lý doanh nghiệp
b. Quản lý các khoản trả trước cho người bán
Nếu nhìn vào BCĐKT cuối năm 2018, doanh nghiệp đã không còn các khoản trả trước cho người bán. Có lẽ doanh nghiệp đã hạn chế việc để người bán chiếm dụng vốn hoặc. Điều này là phù hợp trong giai đoạn này vì APT Travel đang có dấu hiệu của việc thiếu tiền, tuy nhiên nếu tình hình tiền mặt được cải thiện.
Công ty nên cân nhắc vì việc giảm các khoản tạm ứng cho người bán có thể khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh hơn.
c. Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi
Từ những phân loại các đối tượng nợ, APT Travel cần phải trích lập các khoản dự phòng để tránh trường hợp toàn bộ chi phí quản lý bị dồn vào một năm khi công ty tiến hành hủy những khoản nợ không thể thu hồi được giống như tình hình năm 2018. Việc trích trước khoản dự phòng phải thu khó đòi cũng giúp doanh nghiệp có các tỷ số tài chính ổn định hơn do được theo dõi thường xuyên và tránh được những biến động lớn về giá trị các khoản mục kế toán. Việc lập dự phòng này phải được dựa trên những tiêu chí phân loại các đối tượng nợ được nói đến ở mục a trước đó và theo quy định của “thông tư 133”.