Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 193 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp hải long,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố tồn tại và tác động đến SXKD của DN mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của DN. Các nhân tố bên ngoài bao gồm nhiều nhân tố khác nhau, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và hiệu quả kinh doanh của DN, bao gồm một số nhân tố cơ bản sau:

ạ Môi trường kinh tế

Các nhân tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng và phát triển, tỷ giá hối đoái và lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ lệ lạm phát và phát triển, chu kỳ kinh tế... là những nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động của DN. Các nhân tố trên thuộc tầm vĩ mô và có các ảnh hưởng đến hoạt động của DN cũng khác nhaụ Vì thế, DN cần phải phân tích, dự đoán mức độ tác động của các nhân tố cũng như xu hướng tác động (tốt, xấu) của từng nhân tố tới DN của mình. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng DN mà có thể đưa ra các phương án để đối phó chủ động khi tình huống đó xảy rạ

Những nhân tố kinh tế là do Nhà nước trực tiếp đưa ra, nên Nhà nước cần phải điều tiết các chính sách và xây dựng một hệ thống thống nhất và phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, tránh phát triển theo hướng không tốt như vượt cầu, độc quyền, bất bình đẳng, phân biệt đối xử giữa các DN, ...

Sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế thể hiện ở sự tăng GDP. Một quốc gia có GDP tăng cho thấy nền kinh tế đang ổn định và phát triển. GDP tăng kéo theo sự tăng về nhu cầu, về số lượng hàng hoá - dịch vụ, về chủng loại, chất lượng và thị

hiếu, ..., từ đó dẫn đến tăng doanh thu, lợi nhuận cho DN hay chính nâng cao HQKD của DN.

Tỷ giá hối đoái và lãi suất là hai yếu tố tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, dịch vụ của DN. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này được trao đổi cho một đồng tiền khác, và được coi là giá trị đồng tiền của một quốc gia với một tiền tệ khác. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán của sản phẩm nên việc dự báo tỷ giá hối đoái rất quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị kinh doanh nói chung và các chiến lược quản trị kinh doanh nói riêng. Tương tự như tỷ giá hối đoái, lãi suất phản ánh giá cả của đồng vốn trong mối quan hệ tín dụng giữa DN và Ngân hàng. Đối với các DN, lãi suất cho vay hình thành lên chi phí vốn và chi phí đầu vào của quá trình SXKD. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD hay tác động trực tiếp đến lợi nhuận và điều tiết các hoạt động kinh tế của DN. Khi lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại tăng làm cho chi phí đầu vào, giá thành của sản phẩm tăng. Đồng thời, lợi nhuận của DN bị suy giảm và DN có thể đối mặt với xu hướng thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Khi đó, ta nói lãi suất cho vay tăng làm giảm HQKD của DN.

Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh địa vị kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường thông qua kết quả tổng hợp thương mại, dịch vụ và các chính sách rút vốn ra khỏi nước khác. Như vậy, cán cân thanh toán là một chỉ số quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Hệ thống số liệu tốt hay xấu trên cán cân có thể ảnh hưởng đến tỷ giá, từ đó kéo theo những biến động trong phát triển kinh tế - xã hộị Do đó, DN cần dựa vào cán cân để thiết kế ra các chiến lược phát triển kinh về và có những đối sách thích hợp cho từng thời kỳ.

Mức lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp: Lạm phát phân bố không đồng đều trong nền kinh tế và ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Nếu gia tăng lạm phát sẽ làm tăng giá các yếu tố đầu vào và dẫn tới tăng giá bán của sản phẩm, xói mòn giá trị của đồng tiền nhưng lại khó cạnh tranh. Mặt khác, khi lạm phát tăng cao, thu nhập thực tế của người dân lại giảm đáng kể dẫn đến sức mua và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Nói cách khác, khi yếu tố lạm phát trăng cao thì DN thường khó bán được hàng hoá dẫn đến thiếu hụt tài chính cho SXKD, việc thực hiện chiến lược

đề ra khó thực thi, HQKD của DN sẽ bị giảm. Tương tư, tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa nguồn lực con người không được sử dụng hết, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm, cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Tuy nhiên ở một giới hạn nào đó, thất nghiệp làm tăng năng suất lao động và lợi nhuận cho DN.

Chính sách tài chính tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi tạo và thực thi thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt được các mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. Chính sách trên tác động trực tiếp đối với các thành phần kinh tế. Thông qua các cơ chế như hỗ trợ lãi suất vay tín dụng, miễn/ giảm thuế, ... đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp tục duy trì SXKD.

Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Khi có suy thoái kinh tế, sản lượng hàng hoá giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường hàng hoá và vốn bị thu hẹp dẫn đến hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế.

Tóm lại, nếu môi trường vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tình trạng lạm phát ở mức ổn định, thu nhập của người dân tăng cao, Chính phủ có các chính sách khuyến khích DN đầu tư mở rộng, ... sẽ tạo điều kiện cho các DN phát triển, nâng cao HQKD. Vì thế, DN cần phải phân tích, dự báo sự biến động của các nhân tố từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn của DN.

b. Môi trường pháp luật

Môi trường pháp luật ổn định luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của DN trong và ngoài nước. Các yếu tố môi trường pháp luật như Chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, xu hướng chính trị có ảnh hưởng đến HQKD của DN.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện các quyền hành pháp, là cơ quan của Quốc hộị Chính phủ trong nền kinh tế thị trường đóng một vai trò lơn trong việc tạo điều kiện kinh tế tư nhân, DN có thể phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Một trong vai trò đó là tạo ra một thị trường tiền tệ ổn định, có

khả năng loại bỏ hệ thống giao dịch cồng kềnh, kém hiệu quả và có khả năng duy trì giá tiền tệ thông qua các chính sách hạn chế lạm phát. Ví dụ, Nhà nước quy định các thuế và khoản phải thu sẽ tác động trực tiếp đến các quyết định trong chiến lược phát triển dài hạn của DN. Chính sách Nhà nước càng hợp lý sẽ giúp DN cạnh tranh công bằng, nâng cao khả năng kinh doanh, nâng cao hiệu quả đầu tư, sức sinh lời của DN.

Hệ thống pháp luật được Nhà nước điều hành thông các hệ thống các luật bao gồm các bộ luật và chính sách như luật thương mại, luật doanh nghiêp, luật về tài nguyên môi trường, luật về các loại thuế và phí, luật lao động, luật hải quan.... Các luật hiện hành được đưa ra đòi hỏi các DN phải tuân thủ chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật có thể mang đến thuận lợi cũng như khó khăn cho DN. Chỉ một thay đổi nhỏ trong luật cũng đều có thể ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đến kết quả HQKD của DN.

Một số chính sách và Luật liên quan đến ngành Xây dựng là Chính sách kích cầu thị trường Bất động sản, Luật đấu thầu 2013 và Nghị định 63 về công tác đấu thầu, Khung pháp lý mới cho hình thức PPP, Luật xây dựng 2014, Các quy hoạch phát triển, .

Sự ổn định chính trị tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển. Một quốc gia có bất ổn chính trị sẽ gây ra nguy cơ và rủi ro cho hoạt động SXKD của DN. Ngược lại, trong một xã hội ổn định về chính trị, các DN sẽ được đảm bảo an toàn về đầu tư, họ sẽ sẵn sàng chi trả số tiền lớn để DN phát triển, điều này sẽ làm nâng cao HQKD của DN.

c. Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến HQKD của DN. Các nhân tố như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, . thường nằm ngoài dự đoán của các DN và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sản xuất của DN. Hàng hoá có thể bị hư hỏng hoặc bị phá huỷ, các công trình bị thiệt hại lớn gây ảnh hưởng đến tiến độ, mất uy tín với khách hàng và gây thiệt hại lớn đến DN.

c. Môi trường văn hoá - xã hội

Hành vi của người tiêu dùng luôn bị chi phối bởi yếu tố văn hoá - xã hội tại từng quốc gia, vũng lãnh thổ khác nhaụ Vì thế, phân tích, nghiên cứu về những đặc

điểm văn hoá, xã hội tại nơi DN làm việc là một yếu tố giúp nâng cao HQKD của DN. Thông qua việc nắm bắt đặc tính của địa phương, DN có thể khai thác, sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất.

d. Môi trường khoa học - công nghệ

Trong thời đại công nghiệp 4.0, khoa học - kĩ thuật ngày càng được phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng phương pháp sản xuất các sản phẩm mới, giảm thiểu chi phí và giá thành trong sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhaụ Vì thế, DN muốn nâng cao HQKD cần phải cải tiến trang thiết bị, áp dụng những thành tựu mới của khoa học vào sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị cũng nhanh chóng bị lạc hậu, lỗi thời, vì thế DN cần phải nắm bắt được xu hướng xã hội, đưa ra những chiến lược kinh doanh khác nhau để thu được lợi nhuận cao nhất trên sản phẩm bán rạ

Một phần của tài liệu 193 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp hải long,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w