* Giải pháp quản lý TSNH
- Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản mục Tiền và tương đương tiền tại Công ty mặc dù có xu hướng tăng nhưng vẫn chiếm một tỷ trong rất nhỏ trong cơ cấu TS. Vì thế, Công ty nên có những biện pháp tăng dự trữ khoản mục này để bảo đảm khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết. Nếu Công ty dự trữ đủ lượng tiền mặt thì Công ty sẽ tận dụng được các lợi thế khi mua hàng hoá, dịch vụ
và có cơ hội được nhận chiết khấu thanh toán khi thanh toán sớm và đúng hạn, và tận
dụng được những cơ hội trong kinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán chi trả. Ngoài ra, Công ty có thể chủ động chuyển đổi khoản thu bằng tiền mặt từ khách hàng sang thanh toán qua các hệ thống ngân hàng nhằm tiết kiệm thời gian, minh bạch hoá, nhằm giảm thiểu gian lận và đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan trong mỗi hoạt động thu nợ.
- KPT khách hàng: Khoản mục KPT khách hàng của Công ty có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS của Công tỵ Hoạt động này cho thấy Công ty đang có các hợp đồng lớn, giá trị cao nhằm đảm tăng doanh thu cho Công tỵ Tuy nhiên, giá trị khoản phải thu cao cho thấy hoạt động kiểm soát nợ và hoạt động bán chịu của Công ty chưa được đảm bảo và có nguy cơ xuất hiện nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Vì thế, để giảm rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty,
nhà quản trị cần nỗ lực trong công tác quản lý nợ và có chiến lược cụ thể trong chính
sách tín dụng của Công tỵ
Đối với công tác thu hồi nợ: Ban lãnh đạo và bộ phận kế toán phải thường xuyên theo dõi các khoản nợ của Công tỵ Bộ phận kế toán phụ trách cần tiến hành theo dõi các KPT, lập bảng phân tích các KPT, chủ động liên lạc trực tiếp với khách hàng trước thời kỳ đến hạn thanh toán về các khoản nợ và thời gian chi trả. Điều này sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả thu hồi nợ và đồng thời giữ được mối quan hệ với
khách hàng.
- Khoản HTK: Khoản mục HTK có tỉ trọng lớn và có xu hướng gia tăng trong
những năm gần đâỵ Việc các hàng hoá bị tồn kho ở mức cao luôn tồn tại rủi ro và gây lãng phí cho DN. Vì thế, Công ty nên dữ trữ mức HTK tối ưu và các phương án sản xuất phù hợp để đáp ứng nhu cầu của Công ty và khách hàng.
Công ty cần thực hiện việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất một cách hiệu quả nhất. Việc dự trữ nguyên vật liệu cần phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trên thực tế, so sánh với các kỳ trước, để tránh tình trạng dự trữ
dư thừa dẫn đến lãng phí và tốn kém chi phí quản lý. Bên cạnh đó, Công ty cần thực hiện mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất thông qua việc nâng cao chất lượng lao động, nâng cao tay nghề và giáo dục, nhận thức về tuân thủ quy trình sản xuất. Kết hợp với các máy móc chuyên dụng cho từng giai đoạn sản xuất để tiết kiệm tối ưụ Ngoài chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý DN cũng cần được xem xét và quản lý thông qua việc ban hành các nội quy, quy chế để các cán bộ, công nhân
viên trong Công ty luôn có ý thức tiết kiệm trong sản xuất. * Giải pháp quản lý TSDH
Công ty nên tập trung vào cái tiến các trang thiết bị, phương pháp kỹ thuật đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của DN. Công ty nên theo dõi từng TS, đánh giá đúng giá trị của TSCĐ để lấy căn cứ tính khấu hao nhằm thu hồi vốn và nắm
được tình hình biến động của vốn, từ đó có các biện pháp điều chỉnh thích hợp như thời gian khấu hao, phương pháp khấu haọ Ngoài ra, cũng cần kịp thời thanh lý các TSCĐ không sử dụng được hoặc hư hỏng. Đặc biệt, Công ty cần thực hiện đúng cách