Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP Xây lắp Hải Long
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan chủ quản và có thẩm quyền thay mặt Công ty để quyết định tất cả vấn đề liên quan đến mục đích và lợi ích của Công ty như chức năng bầu, miễn nhiễm các chức danh và có quyền quyết định các phương án, SXKD cho Công tỵ
* Ban kiểm soát
Ban kiểm soát được lập dưới sự bầu của các cổ đông trong đại hội cổ đông, với vai trò thay mặt cổ đông giám soát mọi hoạt động của Công ty như hoạt đông kinh doanh, quản trị và điều hành.
* Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là có quyền cao nhất, quản lý mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến Công ty trước pháp luật. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm.
* Ban phó giám đốc
Ban phó giám đốc trực tiếp quản lý điều hành hệ thống sản xuất của nhà máy, các dự án công trình của Công tỵ
* Phòng Tổ chức nhân sự
Phòng tổ chức nhân sự quản lý các vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của Công ty như tuyển dụng, bố trí lao động, hưu trí, thai sản, ...
* Phòng Sản xuất
Phòng sản xuất phụ trách về xây dựng, thực hiện các kế hoạch sản xuất cho phù hợp với yêu cầu, tiến độ của từng công trình, từng đơn hàng. Bên cạnh đó, phòng sản xuất cũng quản lý việc cung ứng, vận chuyển hàng cho các công trình cho khách hàng, lập lệch xuất, lệnh thu hồi hàng hóa máy móc thiết bị cho các công trường
* Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)
KCS là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các công trình, dự án và các đơn hàng đang sản xuất. KCS có trách nhiệm đảm bảo chất lượng từng sản phẩm khi nghiệm thụ
* Phòng Kinh doanh
Phòng kinh doanh tập chung xây dựng các chiến lược kinh doanh như đưa ra mục tiêu, kế hoạch chi tiết, theo dõi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã đưa rạ
*Trung tâm Hành chính Dịch vụ
Trung tâm Hành chính dịch vụ chuyên quản lý nhân sự, tham mưu cho Tổng giám đốc sắp xếp, bố trí các vị trí phù hợp với năng lực, đảm bảo hiệu quả SXKD tại Công tỵ
* Phòng vật tư
Phòng vật tư phụ trách các nguồn nguyên liệu cho nhu cầu SXKD. Phòng vật tư có trách nhiệm sắp xếp, bảo quản vật liệu, và các sản phẩm do Công ty sản xuất hoặc phục vụ cho các dự án xây dựng.
* Phòng Ke toán
Phòng kế toán chịu tránh nhiệm quản lý và giám sát mọi hoạt động tài chính của Công tỵ Hạch toán từng khoản mục, tổng hợp và lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán hiện hành. Tư vấn hội đồng quản trị về tình hình tài chính hiện tại cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp với Công tỵ
* Phòng Kế hoạch
Phòng kế hoạch có chức năng tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các kế hoạch các dự án mà Công ty đang thực hiện. Tham mưu giúp Tổng giám đốc soạn các hợp đồng kinh tế theo nội dung và quy định của Nhà nước.
* Trung tâm Tư vấn thiết kế và xây dựng
Trung tâm tư vấn, thiết kế và xây dựng phụ trách thiết kế các dự án, công trình Công ty thực hiện, nhận tư vấn, thiết kế cho các dự án khác.
* Phòng Kỹ thuật thi công
Phòng Kỹ thuật thi công có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị thi công, tham mưu cho Ban lãnh đạo những giải pháp về khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng các công trình.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Tư vấn, thiết kế và thực hiện các dự án dân dụng và công nghiệp. - Sản xuất, lắp dựng khung nhà thép tiền chế và các sản phẩm cơ khí. - SXKD tấm lợp và xà gồ kim loạị
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Cung cấp phụ kiện đồng bộ cho nhà công nghiệp: Vật liệu cách nhiệt, lưới thép, vít bắt tôn.
- Dịch vụ vận chuyển, xuất nhập khẩu vật tư và thiết bị xây dựng.
2.1.4. Những thành tựu của công ty
Tiền thân là DN Nhà nước, sau 20 năm hoạt động và phát triển, CTCP Xây lắp Hải Long đã được Thủ tướng, Bộ xây dựng và Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng khen thưởng và tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc.
Với nhiều kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ dày kinh nghiệm, năng lực cùng hệ thống trang thiết bị, máy móc đồng bộ, Công ty đã từng bước khẳng định tên tuổi, vị thế của mình bằng nhiều công trình, dự án trọng điểm tại Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Một số dự án, công trình tiêu biểu đã được Công ty xây dựng như Nhà máy JH Hà Nam, Vonfram Á Châu Việt Nam, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Bujeon Electronics Vietnam, ...
Bên cạnh mảng xây dựng - thế mạnh của Công ty, Công ty còn sản xuất các sản phẩm kết cấu thép đáp ứng các nhu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.
Ra đời trong công cuộc đổi mới đất nước, trải qua nhiều khó khăn, thử thách trong cơ chế thị trường, Công ty đã đang và từng bước tháo gỡ khó khăn, nắm bắt cơ hội kinh doanh, cải thiện và trưởng thành.
2.2. Kết quả kinh doanh của CTCP Xây lắp Hải Long giai đoạn 2016-2018
2.2.1. Cơ cấu TS — nguồn vốn của Công ty ạ Cơ cấu TS
TS của Công ty được trình bày trên Bảng cân đối kế toán của BCTC. TS thể hiện cơ sở vật chất, nguồn lực mà Công ty đang sở hữu và các tiềm lực kinh tế mà Công ty sử dụng để SXKD.
Phân tích cơ cấu TS để đánh giá về cơ sở vật chất và tiềm lực kinh tế của Công ty trong suốt quá trình từ quá khứ, hiện tại và tương laị
Cơ cấu TS của CTCP Xây lắp Hải Long giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện trên biểu đồ dưới đây:
■TSNH
■TSDH
Nguồn: Theo BCTC CTCP Xây lắp Hải Long giai đoạn 2016 - 2018
Qua biểu trên có thể thấy TS Công ty chủ yếu là TSNH (chiếm tỷ trọng trên 60% tổng TS). Nhìn chung, trong 3 năm 2016 - 2018, tỷ trọng của TSNH có xu hướng tăng lên cũng như tỷ trọng của TSDH có xu hướng giảm xuống. Theo đó, TSNH cuối năm 2016 chiếm 68,95% tổng TS, tuy nhiên năm 2018 lại chứng kiến tỷ
2016/2017 2017/2018
trọng này tăng đến 76% so với tổng TS. Mặt khác, tỷ trọng TSDH giảm hơn 7%, chỉ còn 24% trên tổng TS vào năm 2018. Mặc dù, DN có sự thay đổi trong cơ cấu TS tuy nhiên chưa có sự tăng giảm rõ rệt giữa hai đại lượng, vì thế để có cái nhìn chi tiết về cơ cấu TS của Công ty, chúng ta cần phân tích từng đại lượng của TS.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu TS của Công ty giai đoạn 2016 - 2018
Nguồn: Theo BCTC CTCP Xây lắp Hải Long giai đoạn 2016 - 2018
Từ Bảng 2.1. Tình hình biến động TS của Công ty giai đoạn 2016 - 2018 có thể thấy rằng tổng TS của Công ty có xu hướng tăng qua các năm 2016, 2017, 2018. Theo đó, tổng TS năm 2017 tăng hơn 52 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng với 17,74%, trong đó TSDH tăng nhanh hơn so với TSNH với số tăng lần lượt là 24,79% và 14,57%. Năm 2018, tổng TS lại chứng kiến sự tăng mạnh so với năm 2017 hơn 143 tỷ đồng và phần lớn lượng tăng này ở TSNH (chiếm gần 140 tỷ đồng). Như vậy, có thể thấy đây là dấu hiệu khả quan đối với tình hình tài chính của Công tỵ Qua đó, cho thấy Công ty đang chú trọng đầu tư thêm các máy móc, thiết bị để tăng cường quy mô sản xuất của DN.
Bảng 2.1. Tình hình biến động TS của Công ty giai đoạn 2016 - 2018
(%) (%) (%) Ạ TSNH__________________ 205.514 68,95 235.45
1 67,09 375.437 76 29.937 14,57 139.986 59,45
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền_________________ 254 0,09 5.105 1,45 4.182 0,84 4.851 1908,25 -924 -18,1 2. Các KPT ngắn hạn 100.966 33,88 78.971 22,5 180.78 5 36,6 -21.995 -21,78 101.814 128,92 3. HTK____________________ 103.535 34,73 144.85 0 41,28 184.545 37,36 41.314 39,9 39.696 27,4 4. TSNH khác_______________ 758 0,25 6.525 1,86 5.925 1,2 5.766 760,63 -599 -9,18 B. TSDH__________________ 92.538 31,05 115.482 32,91 118.553 24 22.944 24,79 3.071 2,66 1.TSCĐ___________________ 79.209 26,57 101.59 8 28,95 95.207 19,27 22.389 28,27 -6.391 -6,29
2. Đầu tư tài chính dài hạn 12.000 4,03 12.000 3,42 12.000 2,43 - - - -
3. TSDH khác_______________ 1.329 0,45 1.884 0,54 11.346 2,3 555 41,74 9.462 502,16
Tổng TS___________________ 298.052 100 350.93
Tài sản ngắn hạn
TSNH của Công ty trong 3 năm phân tích đều tăng cả về giá trị và tỷ trọng. Theo đó, năm 2016 là hơn 205 tỷ đồng, chiếm gần 69% thì năm 2018 là hơn 375 tỷ đồng, tỷ trọng là 76%. Nguyên nhân chủ yếu có sự tăng như trên là do biến động của 2 chỉ tiêu là KPT ngắn hạn và HTK trong TSNH.
Các KPT ngắn hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS. Năm 2016,
giá trị các KPT ngắn hạn là hơn 100 tỷ đồng, chiếm 38,88% so với tổng TS thì đến năm 2017, giá trị này giảm gần 22 tỷ và chỉ chiếm 22,5% trong tỷ trọng TS, tuy nhiên
2018, khoản này lại tăng hơn 2 lần so với cuối năm trước và chiếm 36,6% trong cơ cấu tổng TS. Nguyên nhân của sự tăng mạnh KPT vào năm 2018 là do Công ty ký kết thêm nhiều hợp đồng xây dựng mới và hợp tác với các Công ty trong ngành xây dựng để sản xuất kết cấu thép. Việc này khiến cho số lượng khách hàng và các KPT ngắn hạn tăng. Tuy nhiên, KPT tăng cũng là con dao hai lưỡi, bởi vì nếu DN không có những chính sách kịp thời để thu hồi khoản nợ có thể bị rơi vào tình trạng bị chiếm
dụng vốn, có thể dẫn đến nợ xấụ
HTK là chỉ tiêu có biến động lớn trong TSNH từ 2016 đến 2018. Năm 2016, giá trị HTK là 103.535.498.869 đồng, tỷ trọng là 34,74%, năm 2017 giá trị là 144.849.636.401 đồng, tương ứng với 41,28% thì đến năm 2018 giá trị này tăng thêm
39.695.832.502 đồng chiếm tỷ trọng 37,36% trên tổng TS. Nhìn chung, HTK của Công ty có tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TS của Công tỵ Nguyên nhân trực tiếp của tăng HTK là do chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của Công ty có xu hướng tăng mạnh qua các năm. CTCP Xây lắp Hải Long là DN trong lĩnh vực xây dựng, vì thế các công trình xây dựng chiếm phần lớn và các công trình thường kéo dài nên phần chi chi phí sản xuất dở dang của Công ty phần lớn và đang có xu hướng
dần tăng. Việc tăng này không quá lo ngại đối với Công ty vì điều này chứng tỏ Công
ty đang có thêm nhiều công trình xây dựng mới giúp mở rộng SXKD, tăng lợi nhuận thu được.
Tài sản dài hạn
TSDH của Công ty có mặc dù xu hướng tăng về giá trị nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm là do TSNH của Công ty tăng mạnh hơn so với TSDH. Năm 2017,
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh lệch 2016/2017 Chênh lệch 2017/2018 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Ạ Nợ phải trả 204.959 68,77 255.310 72,75 400.49 8 81,07 50.351 24,57 145.188 56,87 1. Nợ ngắn hạn 143.113 48,02 226.827 64,64 357.60 8 72,39 83.714 58,5 130.780 57,66 2. Nợ dài hạn 61.846 20,75 28.483 8,12 42.890 8,68 -33.363 -53,95 14.408 50,58 B. Vốn chủ sở hữu___________ 93.093 31,23 95.623 27,25 93.492 18,93 2.530 2,72 -2.131 -2,23 1. Vốn chủ sở hữu___________ 93.093 31,23 95.623 27,25 93.492 18,93 2.530 2,72 -2.131 -2,23
TSDH của Công ty tăng gần 23 tỷ đồng, chiếm 33% so với tổng TS, năm 2018, giá trị TSDH là hơn 118 tỷ đồng, chỉ tăng hơn 3 tỷ đồng so với năm 2017, chiếm 24% tỷ trọng của tổng TS.
TSCĐ năm 2017 tăng lên hơn 22 tỷ đồng, tương ứng 28,27% và giảm hơn 6 tỷ đồng trong năm 2018. Công ty có sự tăng mạnh về TSCĐ vào năm 2017 là do trong năm này, Công ty đã mua sắm, đầu tư thêm các TSCĐ như mua thêm một số căn hộ để đầu tư và mua thêm máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động SXKD.
b. Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn của Công ty bao gồm hai nguồn chính là NPT và VCSH. Trong NPT bao gồm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn, còn VCSH chỉ bao gồm mục VCSH. Từ số liệu của BCTC, cơ cấu nguồn vốn của Công ty được tổng hợp trên Biểu đồ 2.3 và Bảng 2.2.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 - 2018
■NPT
■VCSH
Nguồn: Theo BCTC CTCP Xây lắp Hải Long giai đoạn 2016 - 2018
Từ biểu đồ 2.3 về cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng NPT trên tổng nguồn vốn chiếm
khá cao, cụ thể trong vòng 3 năm tỷ lệ này lần lượt là 68,77%, 72,75% và 81,07%. Đồng nghĩa với đó là tỷ trọng nguồn VCSH giảm đi 12,3% trong 3 năm (từ 31,23% còn 18,93%). Để có cái nhìn chi tiết hơn về sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến nguồn
vốn, ta sẽ đi sâu vào phân tích biến động từng yếu tố.
Bảng 2.2. Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu Năm
2016 2017 2018
Hệ số nợ 0,69 0,73 0,81
_________________ Nợ phải trả
Qua bảng biểu diễn cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn, nguồn vốn của Công ty tăng mạnh chủ yếu do sự tăng của NPT. Cụ thể, so với năm 2016, NPT của Công ty tăng hơn 50 tỷ đồng năm 2017, tương ứng với 24,57%. Năm 2018, NPT tăng
mạnh hơn 145 tỷ đồng (từ 255 tỷ đến 400 tỷ đồng). Có thể thấy, trong ba năm vừa qua, khoản nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh hơn so với khoản nợ dài hạn vì các nguồn vốn ngắn hạn có thể giúp Công ty quay vòng vốn nhanh, đáp ứng cho các công trình, hoạt động sản xuất ngắn hạn của DN. Mặt khác, các khoản vay ngắn hạn thường chi phí sử dụng vốn thấp và có điều kiện cho vay ít chặt chẽ hơn so với các khoản tín dụng dài hạn, vì thế Công ty có thể linh hoạt điều chỉnh cơ cấu dựa theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn cũng yêu
cầu Công ty phải có đủ nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn để tránh rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, SXKD của DN. Việc kết hợp các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn sẽ tạo điều kiện cho công ty có cơ hội đầu tư thêm các dự án mới, góp phần đẩy mạnh SXKD.
Vốn chủ sở hữu
VCSH của Công ty không có biến động nhiều trong 3 năm. Công ty vẫn giữ nguyên vốn đầu tư của chủ sở hữu là 60 tỷ đồng và sự biến động tăng giảm qua các năm chủ yếu là do chỉ yếu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hay nói cách khác là do
sự tăng giảm doanh thu và chi phí trong kỳ tạo rạ
Nhìn chung, Công ty đang gia tăng huy động vốn từ các nguồn từ bên ngoài nhiều hơn vốn từ bên trong DN. Điều này cũng cho thấy Công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất của mình bằng các nguồn tài trợ từ bên ngoàị
2.2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh qua một số chỉ tiêu đặc trưngạ về khả năng thanh toán ạ về khả năng thanh toán
Khi đánh giá KNTT của DN, ta phân tích các chỉ tiêu như hệ số nợ, hệ số KNTT nhanh, hệ số KNTT tức thờị Khả năng thanh toán là một trong những chỉ tiêu
quan trọng khi đánh giá HQKD vì nó phản ánh trực tiếp KNTT của DN. Nếu DN không có KNTT hoặc mất khả năng thì đây là dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính của DN đang khó khăn và có nguy cơ phá sản.
Bảng 2.3. KNTT của Công ty giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị: đồng.
KNTT tức thời (lần) 0,002 0,02 0,01
Chỉ tiêu CTCP Xây lắp Hải Long TB ngành
Hệ số nợ 0J1 0,7