ạ Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, phân tích BCTC cũng chỉ ra hoạt động kinh doanh của Công ty tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, các KPT khách hàng của Công ty đang có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS. Song song với xu hướng tăng của KPT là sự giảm của vòng quay KPT hay kỳ thu tiền bình quân tăng lên. Các KPT tăng mạnh do Công
ty đang có chính sách đẩy mạnh doanh số bán hàng và mở rộng quan hệ khách hàng khiến tăng thời gian mà khách hàng chiếm dụng của Công tỵ
Thứ hai, tình hình HTK của Công ty chưa đồng đều, số vòng quay HTK lúc cao, lúc thấp. Theo đó, năm 2016, số vòng quay HTK là 4,45 vòng; sang đến năm 2017, con số này giảm còn 3,86 vòng và năm 2018 là 4,37 vòng. Điều này có thể do công tác bán hàng của Công ty chưa thực sự hiệu quả dẫn đến ứ đọng HTK, có khả năng gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công tỵ
Thứ ba, KNTT nhanh và tức thì của Công ty hiện nay đang ở mức rất thấp so với TB ngành. Theo đó, nếu KNTT nhanh của TB ngành xây dựng năm 2018 là 1,38 thì KNTT nhanh Công ty chỉ là 0,51 (thấp gần 3 lần so với TB ngành). Điều này cho thấy khả năng chuyển các TSNH thành tiền của DN còn nhiều hạn chế và có thể mang
lại cho Công ty nhiều rủi ro khi thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Do đó, Công ty nên đưa ra các giải pháp để nâng cao lượng dữ trữ tiền mặt hoặc các TS có khả năng chuyển thành tiền caọ
Thứ tư, hệ số nợ của Công ty có xu hướng tăng mạnh và luôn ở mức cao hơn so với TB ngành xây dựng trong các năm gần đây, trong đó năm 2018, hệ số này đạt mức 0,81 (tương ứng với 81% nguồn vốn của Công ty là khoản NPT). Điều này
không an toàn đối với Công ty và cũng làm tăng chi phí tài chính phát sinh trong năm
tài chính, vì thế Công ty nên có những giải pháp quản lý tài chính để hệ số nợ được ổn định, có thể xấp xỉ hoặc nhỏ hơn TB ngành.
Thứ năm, tỷ suất sinh lời của Công ty nhỏ và có xu hướng giảm, cụ thể năm 2018, ROA là 2,33%; ROE là 5,73% trong khi hệ số tương ứng của TB ngành là 4,48% và 14,96%. Các tỷ số này giảm liên tục trong những năm gần đây cho thấy Công ty đã không quản lý tốt các chi phí của mình, đặc biệt là chi phí lãi vay tài chính
tăng gấp đôi vào năm 2018.
b. Nguyên nhân
Thứ nhất, Công ty thuộc lĩnh vực xây dựng nên sự phát triển của Công ty phụ thuộc nhiều vào biến động hay chu kỳ phát triển của nền kinh tế.
Năm 2018 là năm tăng trưởng ấn tượng của thị trường Việt Nam với GDP được tổng kết cuối năm là 7,08% (mức cao nhất kể từ năm 2008). Bên cạnh đó, chỉ số CPI cũng được giữ ở mức dưới 4%/năm và năng suất lao động cũng tăng 5,93% (cao hơn mức tăng 5,29% của năm 2016). Cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam đang tiếp
tục chuyển dịch theo hướng “Giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; tăng chỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ”.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê “Tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm
2018 đạt 25.572,9 triệu USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện năm 2018 ước tính đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017.” đã tạo ra nhiều cơ hội cho các DN ngành xây dựng phát triển.
Những biến động của nền kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến năng lực tài chính
của Công ty mà còn tác động đến hoạt động SXKD của Công tỵ
Thứ hai, hệ thống pháp luật tại Việt Nam hiện nay mặc dù đã đi vào hoạt động
nhưng vẫn còn tồn tại hạn chế do chưa được xây dựng một cách đồng bộ và thiếu cơ sở pháp lý. Một số văn bản về thuế, phí nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho các DN. Ngoài ra các quy chế cho vay tín dụng ngân hàng còn phức tạp, gây khó khăn trong việc huy động vốn của các DN.
Thứ ba, khoa học - công nghệ ngày càng phát triển đã đem đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với Công ty, đòi hỏi Công ty phải bắt kịp thời đại, cải tiến máy móc, thiết bị.
Trong thời đại công nghệ 4.0, máy móc, thiết bị phục vụ SXKD ngày càng cải
tiến, thúc đẩy quá trình SXKD của DN hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí để sản xuất, đồng thời cũng làm giảm giá thành sản phẩm. Đặc biệt, khả năng cạnh tranh của DN sẽ được nâng caọ
Mặt khác, công nghệ thay đổi nhanh chóng đòi hỏi Công ty phải liên tục đổi mới trang thiết bị để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Điều này đã khiến chi phí đầu tư TSCĐ tăng đáng kể. Nếu DN không đưa có những giải pháp để đầu tư các TSCĐ hiệu quả thì có thể gây ra lãng phí, TS đem đầu tư có giá trị lớn nhưng lại chưa
góp phần tăng doanh thụ
Thứ tư, nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện.
Hiện nay, có rất nhiều Công ty đã và đang tham gia vào hoạt động xây dựng và sản xuất kết cấu thép. Có thể kể đến một số Tập đoàn, Công ty lớn trong lĩnh vực này như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Hoà Bình, ... Chính vì có nhiều đối thủ lớn và nhỏ trên thị trường kinh doanh đã tạo ra nhiều khó khăn và thách
thức đối với Công ty trong việc xây dựng thương hiệu, tìm kiếm các khách hàng tiềm
năng và tạo lợi nhuận.
Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những hạn chế do các tác động của nguyên nhân khách quan thì còn
một số hạn chế bắt nguồn do những nguyên nhân trong nội tại Công ty gây rạ Những
nguyên nhân này cần được Công ty xem xét kỹ lưỡng và đưa ra những giải pháp để nâng cao HQKD của Công ty trong tương laị
Thứ nhất, công tác quản lý kinh doanh của Công ty còn hạn chế và được thể hiện thông qua việc quản lý tiền mặt tại Công ty, các khoản KPT khách hàng và HTK.
Công ty hiện chưa lập ra các khoản, đối tượng tính toán sao cho phù hợp với tình hình
tài chính hiện tại và khiến cho các khoản tiền mặt của Công ty dự trữ thấp hơn so với
nhu cầu của Công tỵ Mặt khác, do chính sách mở rộng, tìm kiếm khách hàng của Công ty khiến tăng cao các khoản nợ của khách hàng và thời gian của các khoản nợ
kéo dài gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ tại Công tỵ Ngoài ra, Công ty hiện chưa tính được mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, khiến cho HTK
không được quản lý và duy trì ở mức ổn định.
Thứ hai, hệ số nợ của Công ty tăng mạnh do công tác quản lý, theo dõi và chính sách thương mại Công ty còn hạn thể. Quản lý, theo dõi các khoản nợ của Công
ty không được cẩn thận và chưa có chính sách rõ ràng về mức độ vay nợ của Công tỵ Bên cạnh đó, trong những năm qua, Công ty không có sự tặng vốn từ vốn đầu tư của chủ sở hữụ Vì vậy, việc giữ hệ số nợ quá cao có thể gây ảnh hưởng xấu năng lực
tài chính của Công tỵ Mặt khác, hệ số nợ cao cũng gây bất lợi cho Công ty khi lãi suất biến động mạnh, chi phí lãi vay tăng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến HQKD. Vì thế, Công ty cần phải đưa ra một tỷ lệ nợ phù hợp với từng thời kỳ cũng như tận dụng chính sách tín dụng một cách hiệu quả để nâng cao HQKD.
Thứ ba, tỷ suất sinh lời của Công ty rất thấp khiến cho HQKD của Công ty chưa caọ Lợi nhuận của Công ty còn thấp một phần do các khoản chi phí phát sinh cao, đặc biệt chi phí tài chính do chi trả các khoản lãi vaỵ Chính vì thế, việc tăng doanh thu của Công ty cần được quan tâm hơn nữa và việc sử dụng đòn bẩy tài chính
cần phải được tính toán, sử dụng một cách hợp lý.
Thứ tư, các hoạt động quảng cáo, phát triển thương hiệu đến các khách hàng tiềm năng của Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Công ty hiện đang ở quy mô nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh khác và chưa thực sự có ảnh hưởng lớn trong ngành, vì thế
Công ty cần có các chính sách để nâng cao uy tín của mình trên thị trường có thể thông qua các hình thức quảng cáo trên sóng truyền hình, đấu thầu dự án trực tiếp, ... KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Khoá luận đã tập chung đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công
ty cổ phần Xây lắp Hải Long thông qua một số chỉ tiêụ Khoá luận đã giới thiệu khái quát sơ lược về Công ty bao gồm cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và những thành tựu Công ty đạt được trong những năm quạ Bên cạnh đó, khoá luận đã đi sâu phân tích các báo cáo tài chính của Công ty, so sánh các chỉ tiêu tài chính trong từng năm và so sánh với TB ngành xây dựng. Qua đó, khoá luận đã đưa ra các thành tựu mà Công ty đã đạt được và một số hạn chế còn tồn tại của DN.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CTCP XÂY LẮP HẢI LONG