5. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện về công tác quản lý ngân sách tỉnh; để đạt được mục tiêu nghiên cứu, theo yêu cầu phân tích, đánh giá để xác định đi sâu nghiên cứu để từ đó thu thập thông tin, số liệu cho phù hợp. Trên cơ sở các tài liệu, thông tin thu thập được liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tôi tiến hành sắp xếp theo các tiêu thức riêng, phân theo từng nhóm hoặc lô để có thể thuận tiện trong việc xem xét, so sánh, đánh giá các vấn đề. Trong phương pháp này thì tôi chọn Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Về công tác quản lý ngân sách tỉnh; thông tin được tập hợp thông qua việc hỏi ý kiến chuyên gia: Cá nhân, tổ chức được chọn để thu thập số liệu: Cục thống kê tỉnh, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh...
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa tất cả các thông tin, tài liệu về NSNN và NS tỉnh. Thông tin tài liệu được khai thác trên cơ sở các văn bản, báo cáo quyết toán, dự toán về NSNN hàng năm, báo báo công tác tổng kết, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến NSNN và NS tỉnh;
Nguồn từ: văn bản pháp luật, Sách tham khảo hướng dẫn, KBNN tỉnh Phú Thọ, Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ, Cục thống kê tỉnh Phú Thọ.
2.2.1.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm excel. Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp chọn lọc các yếu tố cần thiết để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu. Cụ thể trong đề tài đã sử dụng các số liệu về quản lý ngân sách qua các năm, giá trị sản xuất của các ngành cũng như cơ cấu của các ngành để đánh gia tình hình quản lý ngân sách tỉnh Phú Thọ
2.2.1.4. Phương pháp phân tích * Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế, xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp thống kê sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó phân tích tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp so sánh
Phương pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian giữa các năm từ năm 2010 đến năm 2014, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.