Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh phú thọ (Trang 112 - 117)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Một số kiến nghị

Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Thứ nhất, cần phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao. Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.

Thứ hai, cần nghiên cứu sửa đổi luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Theo quy định hiện nay về thời biểu tài chính đối với công tác quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN thì việc thực hiện các công tác này đối với cấp huyện và cấp xã chỉ mang tính hình thức, không thực chất.

Thứ ba, cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi

mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý.

Thứ tư, cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi của NSNN. NSNN cần phải được công khai trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán. Công khai quy trình cấp phát, kiểm soát chi NSNN. Điều này cho phép xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng. Phân định rõ trách nhiệm kiểm soát chi trong nội bộ ngành tài chính và xác định quy trình hợp lý quy trình kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi NSNN đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng.

Thứ năm, cần sớm hoàn thiện hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách, cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các vùng, miền .

Thứ sáu, cần sớm ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực kế hoạch và đầu tư để có cơ sở chế tài các vi phạm, đưa hoạt động đầu tư vào nề nếp.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sự đòi hỏi của các quy luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý ngân sách. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH ở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND tỉnh Phú Thọ cho đến các huyện, thành, thị và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:

- Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý ngân sách tại kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ. Đây không những là yêu cầu thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy tỉnh Phú Thọ phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.

- Thực tiễn quản lý ngân sách tại kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành kho bạc phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý ngân sách tại kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên điạ bàn tỉnh. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với tỉnh Phú Thọ nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách cơ sở phát triển nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý thu chi ngân sách nói riêng.

- Thông qua thực hiện quản lý ngân sách tại kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng

tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý chi ngân sách để giúp cho tỉnh Phú Thọ thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Đề tài đã luận giải những vấn đề có tính cơ bản về vấn đề này từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sỏ đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sở về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý ngân sách tại kho bạc nhà nước tỉnh Phú Thọ, sẽ giúp cho tỉnh Phú Thọ có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả.

Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND tỉnh, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức CT-XH từ tỉnh đến huyện cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính.

Mặc dù đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy, cô trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn có giá trị áp dụng vào công tác quản lý thu, chi ngân sách ở địa phương./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội. (2)

3. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo tình hình thực hiện và nội dung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, mở rộng cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và các chính sách tài chính khuyến khích thực hiện xã hội hoá, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2004), Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Chắt (2004), “Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với các đơn

vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính”, Thanh tra Tài chính, tr. 9, 46. 6. Phạm Đình Cường (2004), “Phân cấp trong lĩnh vực tài chính – ngân sách ở

Việt Nam”, Tài chính, tr. 15 – 16.

7. Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2010 - 2014), Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế năm 2010 - 2014.

8. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2010 - 2014.

9. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ Niên giám thống kê qua các năm 2010 -2014. 10. Trịnh Tiến Dũng (2002), “Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở nước ta

hiện nay”, Tài chính.

11. Nguyễn Sinh Hùng (2005), “Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trong tiến trình cải cách tài chính công”, Tạp chí Cộng sản.

12. Lê Chi Mai (2003), “Tăng cường cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính”, Quản lý nhà nước.

13. Dương Thị Bình Minh (2005), “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Nxb Tài chính, Hà Nội.

14. Tào Hữu Phùng (2010), “Về định hướng và giải pháp công tác Tài chính ngân sách – Ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 -2010”, Tạp chí Cộng sản.

15. Tào Hữu Phùng (2005), “Ngân sách nhà nước với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản.

16. Quách Đức Pháp (2005), “Cải cách hành chính về thuế và hải quan giai đoạn 2001 - 2004 và các năm tiếp theo”, Tạp chí Cộng sản.

17. UBND tỉnh Phú Thọ (2010 - 2014), báo cáo Quyết toán thu, chi ngân sách tỉnh Phú Thọ năm 2010 – 2014.

18. UBND tỉnh Phú Thọ (2010 - 2014), báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2010 – 2014.

19. UBND tỉnh Phú Thọ( 2014) Báo cáo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú (2010 - 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh phú thọ (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)