Kết quả đạt được về quản lý ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh phú thọ (Trang 72 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.1. Kết quả đạt được về quản lý ngân sách nhà nước

3.51.1. Kết quả đạt được về quản lý thu ngân sách nhà nước

Trong những năm qua tỉnh Phú Thọ đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao cụ thể:

- Về công tác quản lý thu thuế:

Xác định thuế là nguồn thu chính của ngân sách tỉnh Phú Thọ nên những năm qua Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế, do vậy công tác quản lý thu thuế đã đạt những kết quả to lớn. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế của tỉnh Phú Thọ không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách hàng năm được Trung ương giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hướng tích cực, công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng được nâng lên.

Thuế từ khu vực kinh tế NQD là khoản thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của tỉnh Phú Thọ và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Cục thuế tỉnh. Nhận thức rõ điều này, Cục thuế tỉnh Phú Thọ đã thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh Phú Thọ ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được

giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế, trong đó tập trung vào việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành các quy định của pháp luật về thu ngân sách, nợ đọng dây dưa về thuế. Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ cũng là vấn đề rất được quan tâm đề ra.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ tham mưu cho UBND tỉnh Phú Thọ giao kế hoạch pháp lệnh cho các huyện, thành, thị và các đơn vị sự nghiệp. Thực hiện quyết định 1571 TCT /QĐ/NV6 ngày 30 tháng 12 năm 2002 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy chế tạm thời về quản lý các khoản thuế và thu khác uỷ nhiệm cho UBND huyện, thành, thị tổ chức thu bao gồm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà đất; thuế đối với hộ kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh nộp thuế theo hình thức khoán ổn định từ 6 đến 12 tháng và các hộ kinh doanh vận tải, xây dựng nhà tư nhân, khai thác tài nguyên, kinh doanh thực phẩm tươi sống, cho thuê nhà, phòng trọ, thuê địa điểm kinh doanh, các hộ kinh doanh thời vụ vãng lai; phí, lệ phí phát sinh tại địa bàn huyện.

Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chi tiêu thu cho các phòng để có cơ sở xây dựng và thực hiện phương án thu ngay từ đầu năm theo đúng quy trình quản lý.

Những năm qua tỉnh Phú Thọ đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhà hàng, cơ sở lưu trú, dịch vụ thương mại rất phát triển, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này khá đa dạng, dẫn đến số đối tượng nộp thuế ngày càng tăng lên. Đến cuối năm 2014, số đối tượng nộp thuế được quản lý thu thuế thường xuyên đã hơn 1.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 326 hợp tác xã và hơn 68.000 hộ kinh doanh cá thể. Đây cũng là vấn đề đặt ra khá phức tạp cho công tác quản lý của ngành thuế.

Đối với khu vực cá thể, Cục thuế tỉnh Phú Thọ cùng với các huyện, thành, thị tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh, tập trung đôn đốc thu thuế môn bài ngay trong tháng 1 hàng năm. Tháng 1/2010 Cục đã thu được 29.000.000.000 VNĐ thuế

môn bài, đã tập trung khảo sát điều chỉnh mức doanh thu cho 31.000 hộ với số thuế tăng 4.621.000.000 VNĐ, vào tháng 7/2014 tiếp tục khảo sát điều chỉnh tăng 8.964 hộ trong đó chú ý dịch vụ internet và khám chữa bệnh tăng thuế 2.700.000.000 VNĐ. Từ đó làm cho số thuế lập bộ tháng 12/2014 tăng thêm 1.239.000.000 VNĐ so với tháng 12/2013 (nguồn báo cáo tình hình công tác thu thuế năm 2010-2014 của Cục thuế tỉnh Phú Thọ). Một thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể. Đặt biệt là lĩnh vực kinh doanh ăn uống nhưng việc phát triển này thiếu ổn định. Việc ra kinh doanh, ngừng nghỉ kinh doanh diễn ra tùy tiện, việc nghỉ kinh doanh địa bàn này, ra kinh doanh địa bàn khác không khai báo cơ quan thuế làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, gây thất thu còn lớn. Trong năm 2014, Cục thuế cũng như các huyện, thành, thị đẩy mạnh công tác chống thất thu được 28.500.000.000 VNĐ, trong đó: truy thu xây dựng tư nhân 6.900.000.000 VNĐ, vận tải tư nhân 5.400.000.000 VNĐ, cho thuê nhà 2.700.000.000 VNĐ, truy thu hóa đơn 9.850.000.000 VNĐ, truy thu các quyết định xử lý vi phạm hành chính 3.650.000.000 VNĐ... Ngoài ra để khắc phục tình trạng thất thu thuế nói trên Cục thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu của từng loại hình SXKD, cách làm này đã mang lại hiệu quả cao.

Thu từ các doanh nghiệp NQD và các cơ sở nộp thuế theo kê khai chiếm 46% đến 48%/ tổng số thuế NQD thu được, qua đó cho thấy, việc quản lý thu thuế tốt đối với các đối tượng này là vấn đề quyết định cho việc hoàn thành kế hoạch thuế ngoài quốc doanh của tỉnh Phú Thọ hàng năm. Trong tổng số hơn 1.700 doanh nghiệp Cục thuế đang quản lý, chỉ có khoảng trên 900 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có nộp thuế còn lại là hoạt động kém hiệu quả, thường xuyên không có thuế và âm thuế giá trị gia tăng, tình trạng ghi chép sổ sách mang tính đối phó để trốn thuế ở nhiều doanh nghiệp diễn ra phổ biến. Để khắc phục những tồn tại này Cục thuế đã thường xuyên tổ chức kiểm tra hàng tồn kho (năm 2014 kiểm tra 238 lượt, vị phạm 64 cơ sở), kiểm tra quyết toán thuế (năm 2013 kiểm tra 70 cơ sở truy thu và xử phạt thuế 2.300.000.000 VNĐ, năm 2014 kiểm tra 90 cơ sở, truy thu 1.500.000.000 VNĐ). Đối với những cơ sở vi phạm ngoài việc xử phạt hành chính, cơ quan thuế còn tiến hành ấn định thuế, nhằm tác động tích cực đến việc ghi chép

sổ sách, kê khai thuế, chống tình trạng ghi sổ kiểu đối phó, nhằm trốn thuế. Bên cạnh công tác kiểm tra đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức đối thoại theo chuyên đề phù hợp với loại hình tính chất SXKD của doanh nghiệp. Trong năm tổ chức đối thoại 6 đợt, tổ chức tư vấn, giải đáp thắc mắc bằng biên bản, đối thoại trực tiếp cho hàng trăm đối tượng kinh doanh. Ngoài ra còn tổ chức khảo sát, cân đối các nhà hàng kinh doanh ăn uống, ấn định doanh thu tối thiểu cho 09 nhà hàng lớn để ngăn chặn tình trạng ghi chép sổ sách kế toán mang tính chất đối phó.

Cục thuế tỉnh Phú Thọ đã tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về thuế, quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, biện pháp khai thác nguồn thu mới, đôn đốc thu nợ … cho lực lượng cán bộ của các Chi cục thuế các huyện, thành, thị nhờ đó công tác thu đã mang lại nhiều kết quả.

Ngoài ra Cục thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển dần sang hình thức tự khai tự nộp, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định. Ngoài kết qủa kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra quyết toán thuế đã nêu ở trên, trong năm 2010, Cục thuế còn tiến hành kiểm tra thường xuyên 2.045 lượt hộ ngừng, nghỉ kinh doanh phát hiện xử lý, truy thu phát thuế 100 triệu đồng; kiểm tra và đề nghị hoàn thuế cho 215 doanh nghiệp với số tiền là 1.863.000.000 VNĐ; kiểm tra chống thất thu ở 105 doanh nghiệp tư nhân xử lý và truy thu 2.650.000.000 VNĐ; kết hợp với UBND các huyện, thành, thị tổ chức cưỡng chế hành chính 183 hộ kinh doanh dây dưa nợ thuế với số tiền 1.851.000.000 VNĐ; kết hợp Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ xử lý 98 vụ kinh doanh trốn thuế, xử lý và truy thu 350.000.000 VNĐ.

- Về công tác quản lý thu phí, lệ phí

Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong thu ngân sách tỉnh Phú Thọ nhưng thu phí, lệ phí đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương. Số thu từ các khoản phí, lệ phí (không kể lệ phí trước bạ mới được phân cấp thu từ năm 2013 là 154.101.000.000 VNĐ) năm 2014 là 163.017.000.000 VNĐ. Nội dung thu phí, lệ phí căn cứ vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ, cũng như một số loại phí, lệ phí được phân cấp cho

HĐND tỉnh ban hành. Nhìn chung các đơn vị đã tổ chức thực hiện công tác thu phí, lệ phí tương đối tốt, hoàn thành dự toán thu được giao và quyết toán kịp thời với cơ quan Thuế. Cục thuế tỉnh Phú Thọ cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Công tác ghi thu ghi chi các khoản phí, lệ phí được để lại quản lý chi qua ngân sách được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Qua thanh tra, kiểm toán định kỳ chưa phát hiện cơ quan, đơn vị nào tự ý đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài quy định.

3.5.1.2. Kết quả đạt được về quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kế, quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn.

Thứ nhất, chi đầu tư phát triển

Đây là nội dung chi được tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm trong những năm qua. Kết quả về quản lý chi đầu tư phát triển được thể hiện cụ thể sau:

- Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư.

- Bố trí cơ cấu chi đầu tư bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ theo nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh đề ra. Quá trình thực hiện chi đầu tư phát triển luôn coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng và tập trung ngân sách ở mức cao nhất để thực hiện mục tiêu này nhằm tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi cho tỉnh Phú Thọ trong quá trình phát triển. Theo đó chi đầu tư trong những năm qua tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của tỉnh, chỉnh trang đô thị, đầu tư cho SNKT, VHXH …; ngoài ra vốn đầu tư còn bố trí để thực hiện các chương trình KT-XH của tỉnh Phú Thọ như: xóa đói giảm nghèo, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn và nâng cấp giao thông nội đồng, điện chiếu sáng công cộng khu vực trung tâm thành phố…

- Tỉnh Phú Thọ đã tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

+ Xác định đúng đắn sự cần thiết phải đầu tư đối với các dự án, công trình để có quyết định đầu tư chính xác, phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân sách.

+ Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư thông qua việc kiện toàn, củng cố bộ máy các ban quản lý của tỉnh, cũng như tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của ban quản lý trực thuộc UBND các huyện, thành, thị.

+ Nâng cao chất lượng công tác tư vấn: lập dự án, lập thiết kế dự toán, thi công, giám sát.

+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế tổng dự toán…

+ Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiến hành xử phạt hợp đồng đối với các nhà thầu thi công làm ăn gian đối không đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tư và các bên có liên quan trong quản lý chất lượng công trình.

- Mặc dù nguồn vốn chi đầu tư phát triển còn theo phân cấp hạn hẹp, song tỉnh Phú Thọ cũng tìm mọi biện pháp để tăng thêm vốn đầu tư, cũng như có nhiều đề xuất kiến nghị với Trung ương trong việc bổ sung thêm vốn đầu tư cho việc phát triển KT-XH cũng như đảm bảo môi trường.

Thứ hai, đối với quản lý chi thường xuyên

Kết quả quản lý chi thường xuyên ở tỉnh Phú Thọ được thể hiện cụ thể như sau: - Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tỉnh. Ngoài các khoản chi thường xuyên, ngân sách tỉnh Phú Thọ đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hoàn thành vai trò là nguồn lực tài chính để tỉnh Phú Thọ hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH đã đề ra.

- Việc thực hiện chi ngân sách đã có nhiều bước chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành cũng như nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương mình. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường

xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của kho bạc ngày càng chặt chẽ hơn; công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng nhưng hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.

- Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình KT-XH của tỉnh Phú Thọ như: chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phát triển thương mại, chương trình phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Cơ cấu chi ngân sách tỉnh Phú Thọ đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước tỉnh phú thọ (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)