Bài học cho Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận nam từ liêm​ (Trang 48)

Quản lý thu thuế thực sự là một hoạt động không thể thiếu đối với nhiệm vụ thu NSNN. Cơ quan thuế tại một số địa phương đã áp dụng rất nhiều các biện pháp để đảm bảo mục tiêu thu NSNN, tiết kiệm chi phí, tối đa hiệu quả. Từ những kinh nghiệm trên thì bài học rút ra cho Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm như sau:

Một là, thực hiện tốt công tác lập kế hoạch quản lý thu thuế đồng đều trên tất cả nội dung: Tuyên truyền, hỗ trợ NNT; Quản lý kê khai và nộp thuế; Kiểm tra thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ.

Trong công tác lập kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cần lồng ghép các nội dung chính sách mới vào công tác tuyên truyền, lên kế hoạch đào tạo nội bộ cho công chức thuế để bộ phận tuyên truyền hỗ trợ nắm vững chính sách nhằm giải đáp/hỗ trợ DN chính xác và hiệu quả.

Trong công tác quản lý kê khai chuẩn bị cơ sở vật chất đặc biệt là hệ thống đường truyền mạng cáp quang có dung lượng lớn để phục vụ kết nối CNTT.

Trong công tác kiểm tra thuế cần chú trọng và tăng cường công tác phân tích rủi ro của DN làm cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm tra DNNQD tại trụ sở NNT phù hợp với khả năng và điều kiện của chi cục cũng như sớm phát hiện các sai phạm mang tính hệ thống để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thực hiện rà soát các khoản nợ của DN có khả năng thu nợ để lập kế hoạch cho sát với tình hình thực tế.

Hai là, thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế DNNQD tại chi cục ở các nội dung sau:

Trong công tác tuyên truyền hỗ trợ: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chi cục với các ban, ngành trong quận mà đặc biệt là Ban Tuyên giáo Quận ủy để phối hợp đăng tải các nội dung tuyên truyền thiết thực cho NNT.

cho chi cục, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế nhằm thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa ngành thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong công tác kê khai và nộp thuế điện tử.

Trong công tác kiểm tra thuế: Bố trí cán bộ có trình độ năng lực, có phẩm chất chính trị tốt đảm nhận công tác phân tích rủi ro DN để tăng cường công tác kiểm tra thuế nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm, từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những đơn vị vi phạm pháp luật về thuế, đảm bảo nguồn thu NSNN.

Trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Quyết liệt thực hiện công tác quản lý nợ thuế. Áp dụng triệt để các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế thu hồi nợ thuế để huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu cho NSNN.

Ba là, nâng cao chất lượng giám sát đặc biệt là giám sát nội bộ nhằm đánh giá khách quan mức độ tuân thủ pháp luật của cán bộ công chức thuế và NNT.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp

- Thu thập dữ liệu thứ cấp là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đề tài. Dữ liệu tác giả chủ yếu thu thập để thực hiện nghiên cứu luận văn này là các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết từng năm đã được công bố của chi cục thuế quận Nam Từ Liêm, hồ sơ quản lý nhân sự tại đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ, và đối với các tài liệu khác có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn được thu thập tại các đội thuế trong chi cục để tổng hợp, phân tích, đánh giá;

- Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để thu thập thông tin, tài liệu cho đề tài nghiên cứu.

- Tiến trình thu thập thông tin thứ cấp được thực hiện như sau:

 Bước 1: xác định nguồn dữ liệu thu thập từ nội bộ Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu quản lý thu thuế DNNQD tại chi cục. Do đó, cần thu thập các tài liệu liên quan đến công tác quản lý tại chi cục.

 Bước 2: xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong (xác định rõ loại, nơi cung cấp): Đó là các loại tài liệu được ban hành tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm: Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế các năm 2017 - 2019; Nơi cung cấp tài liệu này: Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ.

 Bước 3: xác định dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ nguồn bên ngoài, đó là các tài liệu có liên quan đến quản lý thu thuế DNNQD, cụ thể nguồn là các luật thuế, nghị định, thông tư liên quan đến các luật thuế, các quy trình... các giáo trình, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ đã được công bố, mạng internet…

 Bước 4: tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp, sau khi xác định các nguồn tài liệu có thể thu thập được dữ liệu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu như sau:

• Đối với các dữ liệu thu thập từ nội bộ chi cục thuế: Lập danh sách tài liệu cần thu thập; Gặp Đội trưởng các đội của chi cục đề xuất mượn một số tài liệu theo danh sách; Sau khi được chấp thuận, mang tài liệu đi photo hoặc ghi chép lại những nội dung có liên quan đến việc nghiên cứu.

• Đối với các dữ liệu thu thập từ nguồn bên ngoài

+ Đến Thư viện Quốc gia để tra cứu những tài liệu cần tìm như: các giáo trình về chuyên ngành thuế, quản lý thuế; các tạp chí chuyên ngành thuế;

Lên mạng internet, sử dụng các công cụ tìm kiếm (google) để tìm các bài viết trên các website như: https://mof.gov.vn; https://gdt.gov.vn; https://hanoi.gdt.gov.vn; https://tapchithue.com.vn; https://namtuliem.hn.gov.vn, các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ có nội dung liên quan đến công tác quản lý thuế đặc biệt là quản lý thu thuế DNNQD tại các chi cục thuế khác nhau trên địa bàn cả nước.

+ Lựa chọn và đọc tóm tắt tài liệu để lựa chọn những ý chính phục vụ cho công tác nghiên cứu luận văn

 Bước 5: Nghiên cứu dữ liệu

2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp là loại dữ liệu quan trọng nhất, đó là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra, khảo sát, thống kê.

Để thực hiện phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn cá nhân trực tiếp, tác giả đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vẫn theo một bảng câu hỏi soạn sẵn.

Các bước tiến hành thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp:

- Xây dựng bảng hỏi:

+ Xác định đối tượng khảo sát: gồm Đại diện DNNQD đang kê khai, nộp thuế tại CCT quận Nam Từ Liêm (Chủ doanh nghiệp/Người quản lý DN/Kế toán DN); Công chức thuế quản lý DNNQD đang kê khai nộp thuế tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm.

+ Xây dựng nội dung bảng hỏi: Nội dung bảng hỏi gồm 4 phần chính như sau: Giới thiệu: Người tiến hành điều tra, lý do và mục đích tiến hành điều tra, cam kết giữ bí mật thông tin.

Phần lấy thông tin chung: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, chức vụ công tác của người được phỏng vấn.

Phần câu hỏi chung: đưa ra những câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cần khảo sát: Yếu tố chính sách thuế và quản lý thuế, yếu tố nhận thức tâm lý, yếu tố pháp luật xã hội. Phần này bao gồm 11 câu hỏi: phần câu hỏi và phần câu trả lời đều được thiết kế sẵn, và có nhiều sự lựa chọn (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường hoặc trung lập; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý).

Phần câu hỏi dành cho đại diện DNNQD đang kê khai, nộp thuế tại CCT quận Nam Từ Liêm (Chủ doanh nghiệp/Người quản lý DN/Kế toán DN): đưa ra những câu hỏi nhằm thu thập thông tin của DN khi sử dụng phần mềm thuế điện tử eTax, sự tuân thủ những quy định về pháp luật thuế hiện hành…Phần này gồm 8 câu hỏi: phần câu hỏi và phần câu trả lời đều được thiết kế sẵn, và có nhiều sự lựa chọn (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường hoặc trung lập; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra, tác giả cũng khảo sát mức độ hài lòng về công tác quản lý thu thuế DNNQD của Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm và những ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện công tác quản lý thu thuế của CQT.

Phần câu hỏi dành cho cán bộ công chức thuế quản lý DNNQD đang kê khai nộp thuế tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm: đưa ra những câu hỏi nhằm thu thập thông tin khi công chức thuế sử dụng phần mềm quản lý thuế TMS, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các DN mà công chức thuế đang quản lý. Phần này gồm 8 câu hỏi: phần câu hỏi và phần câu trả lời đều được thiết kế sẵn, và có nhiều sự lựa chọn (1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường hoặc trung lập; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra, tác giả cũng khảo sát đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế DNNQD của Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm và những ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện công tác quản lý thu thuế của CQT.

- Tiến hành khảo sát các đối tượng:

+ Đến địa điểm phỏng vấn (Chi cục thuế Quận Từ Liêm, TP Hà Nội ) vào: Buổi chiều (14 giờ – 16 giờ) các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 .

phỏng vấn thì phát cho họ 1 bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài khoảng 5-10 phút.

2.2. Các phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu:

2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu:

Với nguồn dữ liệu thứ cấp: Với những thông tin và dữ liệu đã thu thập được, tác giả tiến hành chọn lọc những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu luận văn. Sau khi đã sàng lọc được tài liệu phù hợp tác giả thực hiện xử lý số liệu trên excel thông qua các bảng số liệu;

Với nguồn dữ liệu sơ cấp: Với kết quả khảo sát thông qua bảng hỏi, tác giả tổng hợp và xử lý thông qua Google Forms.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế tại đơn vị nghiên cứu, đi sâu phân tích những số liệu thu thập được, giải thích cho những kết quả đó, đánh giá những hạn chế, tồn tại, làm rõ nguyên nhân khách quan chủ quan của thực tiễn vấn để nghiên cứu từ đó đưa ra một cách nhìn tổng quan, khách quan về hiệu quả quản lý thu thuế DNNQD, từ đó đưa ra những nhận xét, giải pháp, kiến nghị phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích số liệu sau:

 Phương pháp thống kê - mô tả

Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê - mô tả làm cơ sở nghiên cứu đề tài quản lý thu thuế DNNQD tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm.

Đây là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Luận văn sử dụng phương pháp này thông qua tất cả các bảng thống kê các chỉ tiêu về thu thuế tại chi cục thuế quận Nam Từ Liêm để mô tả và phân tích thực trạng hoạt động thu thuế DNNQD tại chi cục thuế qua các năm. Các số liệu thống kê là các những minh chứng cho những thành tựu cũng như những hạn chế trong hoạt động quản lý thu thuế DNNQD trong thời gian qua. Từ đó luận văn đề xuất

những giải pháp có thể phát triển hơn nữa hoạt động quản lý thu thuế DNNQD tại Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm có tính thuyết phục hơn.

 Phương pháp so sánh

Trong luận văn, phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá các chỉ số trong hoạt động quản lý thu thuế DNNQD của giai đoạn 2017 - 2019. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết được mức độ biến động của các đối tượng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc (năm 2017) từ đó đưa ra các nhận xét kết luận. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu trong thời gian đó. Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tương ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Có thể sử dụng các kỹ thuật của phương pháp so sánh như:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về số thu các loại thuế của DNNQD của chi cục. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào trong kỳ tới. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Hai phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng:

So sánh là việc đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích quản lý thu thuế để nhận biết được kết quả của việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cũng như nhận định xu hướng thay đổi tình hình thu thuế DNNQD.

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: được thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của các phân tích năm 2018 và 2019 với kỳ gốc năm 2017 của chỉ tiêu. Chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu = Chỉ tiêu năm sau - chỉ tiêu năm trước. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ

tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu này, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo số liệu, nó còn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo).

So sánh chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động các kỳ trên báo cáo số liệu, nó còn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo).

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: được tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích năm 2018 và 2019 với kỳ gốc năm 2017 của chỉ tiêu. Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu = (Chỉ tiêu năm sau – chỉ tiêu năm trước)/Chỉ tiêu năm trước x 100%.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NAM TỪ LIÊM

3.1. Giới thiệu khái quát về Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm; Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang kê khai, nộp thuế và tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận nam từ liêm​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)