6. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Giải pháp bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch
Thứ nhất, bảo tồn và phát huy các lễ hội đặc trưng của Luang Prabang cũng như các lễ hội của đất nước và của địa phương. Đối với địa phương cần tuyên truyền quảng bá để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, của đất nước, nâng cao ý thức trách nhiệm toàn dân đối với bảo tồn tài nguyên môi trường tự nhiên, xã hội trong sự phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước.
Với mục tiêu tăng cường nhận thức của toàn dân về vai trò của du lịch, đem lại lợi ích cho nhân dân về các mặt như: giải trí, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm
nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch. Duy trì và nâng cao hình ảnh du lịch Luang Prabang trong và ngoài nước nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách, các nhà đầu tư, góp phần mở mang quan hệ hợp tác phát triển trong nước và quốc tế.
Thứ hai, phát triển hệ thống cây xanh phục vụ hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái như, giải pháp không gian phát triển du lịch ở Luang Prabang đã xác định 5 khu du lịch chủ yếu gồm: khu du lịch Bản Pha Nôm, khu du lịch chùa May - chùa Sen, khu du lịch Thác Kuang Si, khu du lịch Kẹng Nun và khu vui chơi giải trí dọc theo bờ sông Mê Kông. Đây là lợi thế rất cơ bản trong việc khai thác tiềm năng du lịch, nhưng bên cạnh đó không tránh khỏi khó khăn do các nguy cơ xói lở bờ sông Mê Kông. Để hạn chế những tác động trên cần thiết phải có sự đầu tư phát triển hệ thống cây xanh dọc theo bờ sông Mê Kông, đây là hướng đầu tư quan trọng.
- Tạo cho khu vực ven bờ sông Mê Kông một môi trường trong sạch, bóng mát và khí hậu trong lành trong toàn khu vực.
- Tạo thêm những cảnh quan du lịch hấp dẫn, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các cơ sở du lịch mới trong tương lai. Ngoài ra, bản thân các khu rừng cây ven bờ sông Mê Kông cũng là nơi du lịch với các đối tượng du khách, là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của người lao động sau những thời gian lao động vất vả hàng ngày.
Thứ ba, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, một trong những mục đích chính của khách du lịch đến Luang Prabang là để tìm hiểu nền văn hoá, lịch sử phát triển của tỉnh. Do vậy, việc đầu tư tổn tạo và nâng cấp các điểm di tích văn hoá hiện nay ở tỉnh không chi có ý nghĩa đối với hoạt động phát triển du lịch mà còn có ý nghĩa giáo dục những thế hệ sau về những giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc, quê hương. Việc đầu tư vào lĩnh vực này sẽ giúp cho các ngành du lịch phát triển và giữ gìn được những bản sắc truyền thống dân tộc qua những sản phẩm truyền thống của tỉnh và trên phương diện cả nước. Muốn vậy cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Tôn tạo nâng cấp các điểm di tích văn hoá, lịch sử bảo đảm được đúng tiêu chuẩn của một điểm du lịch. Hướng dẫn các hoạt động lễ hội phục vụ cho du lịch
như: lễ hội Bun Pi May, Bun Xuông Hưa, Bun Oc Phăn Sa... đưa thuyền truyền thống hàng năm.
Quy hoạch xây dựng và khôi phục lại một số làng nghề truyền thống của tỉnh như: làng thủ công mỹ nghệ, làng dệt, làng chài để đưa du khách tham quan tìm hiểu và mua hàng lưu niệm.
Thứ tư, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội: với các mục tiêu giữ gìn môi trường tự nhiên và xã hội, bảo đảm vệ sinh, an ninh trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển du lịch nhanh và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, chú trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tăng hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là trên lĩnh vực du lịch.
- Tăng cường giáo dục sâu rộng trong nhân dân về nhiệm vụ phát triển du lịch để nhân dân tuyên truyền, giới thiệu về du lịch địa phương. Xây dựng môi trường xã hội an toàn, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho khách du lịch.
Xây dựng và ban hành các quy định về bảo vệ môi trường, về giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong các khu vực du lịch, thường xuyên kiểm tra theo dõi biến động về môi trường để có những giải pháp kịp thời, phối hợp cùng các cấp, các ngành và các địa phương, khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên môi trường. Có kế hoạch và chương trình tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch cho du khách cũng như cộng đồng dân cư trên các phương tiện thông tin đại chứng.
Thứ năm, xây dựng các công trình về bảo vệ môi trường, nâng cấp tôn tạo tài nguyên du lịch, đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải ở các khu du lịch, trước mắt cần đầu tư hoàn thành hệ thống thu gom xử lý rác thải khu du lịch, làng di tích chùa May - chùa Sen, các khu du lịch trọng điểm phụ cận. Triển khai trồng rừng phòng hộ, phủ xanh đất trống tại các khu đã được quy hoạch phát triển du lịch.
Xây dựng các khu bán hàng hoá lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ, xây dựng một số biển chỉ dẫn tại các khu du lịch. Tiến hành giải tỏa mồ mả dọc ven đường, ven sông Khan, sông Mê Kông.
Việc khai thác, sử dụng phải đi đôi với bảo quản, giữ gìn, trùng tu và tôn tạo các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được thể hiện qua các di tích. Kết hợp
việc khai thác hợp lý các di tích với việc tôn tạo nhằm duy trì các sản phẩm du lịch có chất lượng, phát triển một số ngành kinh tế, văn hoá, xã hội và hiện đại hoá kho tàng di sản văn hoá dân tộc. Việc khai thác di tích, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời tạo điều kiện phát triển một số ngành kinh tế chủ đạo hỗ trợ cho du lịch.
Thứ sáu, bảo đảm vệ sinh an toàn, an ninh phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng chính sách, quy chế bảo vệ môi trường du lịch, duy trì vệ sinh môi trường, an ninh an toàn tại các điểm du lịch. Tăng cường công tác bảo vệ môi trưởng, đẩy manh giáo dục toàn dân về môi trường du lịch, đồng thời đầu tư tôn tạo các tài nguyên du lịch, sự phát triển du lịch nhanh và bền vững. Xây dựng các phương án, phối hợp an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho du khách, Luang Prabang là điểm du lịch hấp dẫn an toàn cho du khách khi dừng chân.
Nghiên cứu, xức tiến thành lập đội tuần tra các khu du lịch, đội cứu hộ, trên sông Mê Kông, sông Khan. Duy trì và thường xuyên tăng cường kiểm tra tình hình an ninh trật tự ở các khu, điểm du lịch. Phối hợp, kết hợp với các ngành có liên quan như: công an, đội kiểm tra liên ngành nhằm từng bước ổn định trật tự, an ninh, an toàn cho các khu du lịch, cho du khách khi đặt chân đến Luang Prabang. Giáo dục cho nhân dân luôn đề cao cảnh giác, chống lại âm mưu diễn biến hoà bình của các thể lực thù địch lợi dụng, thông qua hoạt động du lịch mà các tổ chức, cá nhân du lịch nhằm chống phá về mặt kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong nhân dân và khách du lịch khi đến Luang Prabang, lợi ích của du lịch và những ảnh hưởng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, của khu vực và đất nước. Xem đây là khâu không thể thiếu trong chiến lược phát triển của ngành du lịch. Làm tốt công tác tuyên truyền và giáo dục, bảo đảm vệ sinh an toàn, an ninh trong suốt hành trình du lịch là phương thức quảng bá, thu hút du khách về với du lịch Luang Prabang. Qua đó nâng cao hình ảnh du lịch Luang Prabang trong du khách và đảm bảo du lịch Luang Prabang luôn là điểm hấp dẫn, an toàn cho du khách khi đặt chân đến Luang Prabang. [4, tr 42-45].
KẾT LUẬN
1. Luang Prabang là trung tâm văn hóa Lào cổ xưa, qua thời kỳ hưng thịnh, vẫn còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa và phong cách kiến trúc Phât giáo, thể hiện tư duy của các bộ tộc Lào. Đặc biệt, các chùa tháp cổ vẫn còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Một số di tích đã được tu bổ và xây dựng lại. Các hệ thống kiến trúc ấy chịu ảnh hưởng rất lớn từ kiến trúc Phật giáo, kiến trúc Khơ Me cổ và kiến trúc cổ của Lào. Chùa được coi như là nơi bảo tồn giá trị văn hóa của mỗi làng xã, là nơi gửi gắm niềm tin, nỗi khát vọng của các tín đồ Phật giáo, là nơi sinh hoạt văn hóa bản làng của nhân dân, đồng thời còn thể hiện sự thịnh vượng của dân làng trong suốt chiều dài của lịch sử dựng nước và giữ nước.
Người dân Luang Prabang sinh sống trong không gian văn hóa đa dạng và thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. Thiên nhiên nơi đây đã tạo nên các khu du lịch sinh thái có nhiều động vật hoang dã quý hiếm, thu hút khách từ bốn phương. Luang Prabang cũng như toàn bộ đất nước Lào có nhiều rừng. Vì vậy, nhà ở của các bộ tộc Lào thường làm bằng gỗ hay còn gọi là nhà sàn mang đậm nét kiến trúc cổ xưa, và nó càng đẹp hơn khi pha trộn với kiến trúc hiện đại của Pháp, tạo cho thành phố dáng dấp vừa cổ lại vừa hiện đại.
Luang Prabang còn được xem là mảnh đất trăm nghề với nhiều làng nghề thủ công truyền thống,... Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn này tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
2. Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, du lịch Luang Prabang đang trong quá trình hình thành và phát triển. Việc nghiên cứu du lịch Luang Prabang dựa trên cơ sở vận dụng và kế thừa có chọn lọc lí luận về du lịch trên thế giới và ở Lào. Từ đó có thể thấy, du lịch Luang Prabang chịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác nhau như vị trí địa lí, tài nguyên du lịch, CSHT, dân cư - xã hội, đô thị hóa,... trong đó tài nguyên du lịch có vai trò quan .trong nhất đối với việc hình thành các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch ở Luang Prabang.
3. Trong những năm qua, tỉnh Luang Prabang đã chú trong tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử vãn hóa, các lễ hội và làng nghề truyền thống,... trên cơ sở đầu tư vốn và cơ sở hạ tầng. Sở thông tin - văn hóa và du lịch Luang Prabang cũng quan tâm đẩy mạnh xây dựng, phát triển và giới thiệu sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, khám phá.
Với vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên du lịch nhân vãn đặc sắc, lại đang được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, ngành du lịch Luang Prabang đã có nhiều khởi sắc. Lượng khách du lịch trong và ngoài nước, doanh thu đu lịch liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Hàng loạt các điểm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch đã được quy hoạch, đưa vào khai thác.
4. Thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của đất nước Lào nói chung và Luang Prabang nói riêng đã mang đến những cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành du lịch Luang Prabang cũng đứng trước những cơ hội đó và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh này đã trở thành trung tâm du lịch lớn của Lào, ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tạo thu nhập lớn cho ngân sách của tỉnh và tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân địa phương.
Yếu tố quan trọng nhất trong phát triển du lịch bền vững là nguồn nhân lực, nó đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành công. Cùng với các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và những di sản văn hóa độc đáo, đội ngũ cán bộ đã và đang công tác trong các ban, ngành, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp lữ hành, đã cùng nhau làm thay đổi bộ mặt của tỉnh, khiến nó trở thành điểm đến không thể thiếu khi du khách đến với đất nước triệu voi. Nhưng, do tốc độ phát triển bùng nổ của ngành du lịch Lào, nhu cầu ngày càng cao và tăng vọt của thị trường nên hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch chưa đáp ứng được. Hiện tại và trong tương lai, cần đầu tư xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ công việc phát triển du lịch bền vững.
5. Trong thời gian tới, để du lịch Luang Prabang phát triển, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, về tổ chức quản lí, về hoạt động kinh doanh du lịch và vốn đầu tư, về nguồn lao động, thị trường, ... Đặc biệt, việc phát triển du
lịch Luang Prabang phải dựa trên mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm du lịch Vangvieng tỉnh Vientiane, vùng du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiengkhouang cũng như với các địa phương lân cận để có thể liên kết phát triển, phát huy lợi thế và sức mạnh tổng hợp.
Như vậy, phát triển du lịch Luang Prabang cần có sự tham gia của nhiều ban ngành, các cấp chính quyền, cũng như cộng đồng và xã hội. Việc phát triển du lịch Luang Prabang chỉ thực sự có hiệu quả khi có được sự thống nhất với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách của quốc gia và địa phương. Trong đó, việc nhận thức, vận dụng linh hoạt các chính sách và chiến lược vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong từng thời điểm nhất định có ý nghĩa cực kì quan trọng. Làm tốt điều đó, chắc chắn sẽ góp phần khai thác hiệu quả và phát huy được tiềm năng du lịch nhân văn của địa phương, tạo tiền đề đưa du lịch Luang Prabang phát triển bền vững, khẳng định được vị thế của mình với du lịch cả nước và khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thống kê du lịch hàng năm, Sở Du lịch tỉnh Luang Prabang, năm 2012. 2. Báo cáo tổng kết du lịch 5 năm của tỉnh Luang Prabang năm 2010-2015, Sở Du
lịch tỉnh Luang Prabang, năm 2015.
3. Báo cáo tổng kết hàng năm giai đoạn 2010-2015, Văn phòng Di sản văn hóa tỉnh Luang Prabang, 2015.
4. Báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Prabang năm 2010-2015.
5. Báo cáo tổng kết hàng năm của văn phòng bưu chính tỉnh Luang Prabang năm 2015. 6. Báo cáo tổng kết hàng năm của sở giao thông vận tải tỉnh Luang Prabang năm 2015 7. Chiến lược phát triển Du lịch tỉnh Luang Prabang năm 2001-2020, UBND tỉnh
Luang Prabang.
8. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Luang Prabang năm 2016-2020. Luang Prabang.
9. Chiến lược phát triển Du lịch tỉnh Luang Prabang năm 2010-2020. 10. Đại hội Đảng Bộ tỉnh Laung Prabang lần thứ VII năm 2015. 11. Địa chí Luang Prabang (1997), NXB Giáo dục, Vientiane.
12. Hum Phăn KHƯA PA SÍT (2008), Phát triển Du lịch trên địa bàn tỉnh Luang
Prabang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viên Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
13. Khăm Tăn XỔM VÔNG (1997), Địa lý Du lịch Lào, Luận văn thạc sĩ khoa học